ĐTTC đã trao đổi với ông DƯƠNG VĂN CẬN (ảnh), Tổng thư ký Hiệp hội nhà thầu Việt Nam, về việc chỉ định thầu trong trường hợp này có bất thường không? và làm thế nào để có được công trình với chi phí thấp nhất nhưng tiến độ, chất lượng cao nhất?
Thật khó hiểu khi chỉ định thầu
PHÓNG VIÊN: - Nhiều ý kiến cho rằng Bộ GTVT đã thiên vị ACV khi nhất định muốn doanh nghiệp (DN) này đầu tư nhà ga T3. Quan điểm của ông về vấn đề này?
Ông DƯƠNG VĂN CẬN: - Tôi nói thẳng việc chỉ định thầu là không đúng với các quy định của pháp luật hiện nay. Theo tôi được biết, nhà ga T3 Tân Sơn Nhất là dự án có khả năng sinh lời cao, nhiều nhà đầu tư quan tâm, trong đó có những nhà đầu tư ngang tầm với ACV, có tiềm năng về vốn và đã có sự chuẩn bị từ trước.
Theo quy định, phải đấu thầu dự án để đảm bảo tính cạnh tranh, minh bạch. Trường hợp thấp nhất cũng phải chào hàng cạnh tranh, không nên chỉ định thầu, bởi đây là một hình thức có tác động rất xấu tới nền kinh tế, cần xóa bỏ.
Quản lý tài chính, tiết kiệm chi phí trong đầu tư là tiêu chuẩn rất quan trọng, điều này DN tư nhân dường như làm tốt hơn hẳn. 1 tỷ đồng có thể bị DNNN coi là nhỏ, nhưng với DN tư nhân 1 đồng cũng quý. |
- Không nên phân biệt vốn nhà nước hay vốn tư nhân ở đây. DNNN và DN tư nhân phải bình đẳng với nhau kinh tế đất nước mới phát triển. Hơn nữa, trong thời gian qua, rất nhiều DNNN đã đầu tư không hiệu quả, làm thất thoát hàng ngàn tỷ đồng vốn của Nhà nước.
Không lý gì chúng ta phải tiếp tục “nuôi” các DN đó thêm nữa. Họ đã được chiều chuộng quá nhiều, xin xỏ đã thành thói quen. Nhiều dự án rất lớn đã được giao cho chủ đầu tư là DNNN không đủ năng lực, mỗi khi “đuối” họ xin gia hạn, xin điều chỉnh… dẫn đến dự án chậm tiến độ, đội vốn thêm rất nhiều lần.
Chính Bộ GTVT đã lặp lại rất nhiều lần câu chuyện chỉ định thầu và nhiều hệ lụy đã xảy ra. Hàng loạt dự án BT, BOT đội vốn, chậm tiến độ gây bức xúc dư luận trong thời gian qua đều xuất phát từ chỉ định thầu.
Việc giải quyết hậu quả của những dự án này rất khó khăn, phức tạp. Đến lần này Bộ GTVT vẫn còn tiếp tục muốn chỉ định thầu thì thật khó hiểu.
Phải đấu thầu cạnh tranh
Phải đấu thầu cạnh tranh
Thông thường, mỗi dự án kéo dài 1 năm mức đầu tư và vốn tăng lên 13-15%. Đã là chỉ định thầu sẽ không gắn với hợp đồng, có nghĩa không áp dụng được hình thức trọn gói, khi khối lượng tăng lên, đơn giá tăng lên họ cũng được thanh toán tăng lên. |
- Theo tôi đây chỉ là vấn đề hàng rào kỹ thuật. Chúng ta cần đưa ra các tiêu chí, nhà đầu tư nào đáp ứng được mức cao nhất, tiết kiệm chi phí nhất thì chọn. Để trúng thầu dự án, nhà đầu tư phải xây dựng phương án vốn, phương án thiết kế, kiến trúc quy hoạch, hiệu suất khai thác công trình, chi phí, cam kết về tiến độ…
Sau khi đấu thầu cạnh tranh, trong quá trình triển khai dự án, nhà đầu tư còn phải chịu sự giám sát, thẩm định, nghiệm thu khắt khe của cơ quan chức năng. Khi đã được nghiệm thu, nghĩa là công trình đã đảm bảo tiêu chuẩn vận hành.
Hàng không là ngành đặc thù, kinh nghiệm trong đầu tư là cần thiết, nhưng thực tế việc xây dựng sân bay Vân Đồn do nhà đầu tư tư nhân thực hiện đã hoàn thành trong thời gian ngắn, chỉ bằng 1/3 thời gian nếu để DNNN đầu tư; chất lượng khai thác được đánh giá tốt, cho thấy chỉ cần có tiêu chuẩn để buộc họ tuân thủ là được.
Phối cảnh dự án nhà ga T3, Tân Sơn Nhất.
- ACV từng bị Thanh tra Chính phủ kết luận có nhiều sai phạm trong công tác quản lý tài chính. Theo ông những sai phạm này có là điều đáng lưu tâm trong quá trình chọn nhà đầu tư nhà ga T3?
- Trong Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng và các văn bản pháp quy liên quan đã quy định rất cụ thể về việc lựa chọn nhà đầu tư để đảm bảo hiệu quả dự án. Trong đó, yêu cầu trước tiên là nhà đầu tư phải đủ năng lực về vốn, tiếp theo phải chứng tỏ được năng lực cạnh tranh thông qua hồ sơ dự thầu.
Thực tế, chỉ chủ đầu tư yếu kém mới chạy chọt xin chỉ định thầu, chủ đầu tư mạnh sẽ không ngại chuyện đấu thầu công khai. Tôi không nói ACV không làm được, họ có thể làm tốt với nguồn lực và kinh nghiệm sẵn có, nhưng hãy để họ cạnh tranh bình đẳng với các nhà đầu tư khác.
Nếu ACV thắng thầu, sẽ có hợp đồng gắn với trách nhiệm cụ thể của chủ đầu tư, tránh nguy cơ thất thoát vốn nhà nước. Trong trường hợp có chủ đầu tư cạnh tranh hơn, nguồn vốn nhà nước ACV đang nắm giữ có thể đầu tư vào những công trình, dự án khác.
- Còn trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong chuyện này là gì, thưa ông?
- Các cơ quan quản lý có vai trò rất quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các DN thực hiện dự án. Thí dụ, bàn giao mặt bằng đúng thời hạn, giám sát quá trình thực hiện dự án, tổ chức thẩm định, nghiệm thu dự án theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành.
Các cơ quan quản lý càng chặt chẽ, sát sao chất lượng, hiệu quả công trình càng được nâng cao. Với dự án nhà ga T3 hiện nay, những vướng mắc về cơ chế đầu tư, thu hồi mặt bằng cần được Nhà nước sớm tháo gỡ để đẩy nhanh tiến độ.
- Xin cảm ơn ông.
- Dự án xây dựng nhà ga T3 có công suất thiết kế 20 triệu hành khách/năm, diện tích mặt bằng nhà ga khoảng 100.000m2 và các công trình đồng bộ kèm theo. Theo tính toán của ACV, dự án có khái toán tổng mức đầu tư 11.430 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi đưa vào khai thác khoảng 43 tháng, tương đương với 37 tháng kể từ khi phê duyệt chủ trương đầu tư.
- Tháng 9-2018, Bộ GTVT đã phê duyệt quy hoạch điều chỉnh CHKQT Tân Sơn Nhất. Sau đó, Bộ này giao ACV nghiên cứu tiền khả thi đầu tư dự án nhà ga hành khách T3. Tháng 2-2019, ACV trình Bộ GTVT dự án tiền khả thi. Ngày 19-3, Bộ GTVT trình Chính phủ phương án giao ACV đầu tư nhà ga T3. Ngày 8-4, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN có văn bản đồng ý với Bộ GTVT giao ACV làm chủ đầu tư nhà ga T3.