BCTC soát xét bán niên: Thử thách niềm tin NĐT

Chỉ còn vài ngày nữa hơn 700 doanh nghiệp niêm yết trên cả 2 sàn chứng khoán sẽ vào cuộc báo cáo tài chính (BCTC) soát xét bán niên bắt buộc. Điều dễ nhận thấy là sức nặng và độ tin cậy của BCTC bán niên được soát xét sẽ không thể bằng BCTC năm được kiểm toán. Nhưng đứng trên góc độ nhà đầu tư (NĐT), thật khó để vừa đọc BCTC soát xét lại vừa tự nhủ rằng "đừng tin quá nhiều". Tất nhiên, với một doanh nghiệp minh bạch thì dù soát xét, kiểm toán hay không kiểm toán, độ tin cậy về số liệu vẫn như nhau.

Chỉ còn vài ngày nữa hơn 700 doanh nghiệp niêm yết trên cả 2 sàn chứng khoán sẽ vào cuộc báo cáo tài chính (BCTC) soát xét bán niên bắt buộc. Điều dễ nhận thấy là sức nặng và độ tin cậy của BCTC bán niên được soát xét sẽ không thể bằng BCTC năm được kiểm toán. Nhưng đứng trên góc độ nhà đầu tư (NĐT), thật khó để vừa đọc BCTC soát xét lại vừa tự nhủ rằng "đừng tin quá nhiều". Tất nhiên, với một doanh nghiệp minh bạch thì dù soát xét, kiểm toán hay không kiểm toán, độ tin cậy về số liệu vẫn như nhau.

Thực - ảo, tốt - xấu đan xen

Quý I năm nay doanh nghiệp rất khó khăn là điều ai cũng biết. Nhưng sang đến quý II, một loạt chính sách đã được Chính phủ thực thi để cứu doanh nghiệp như giãn, giảm thuế, hạ lãi suất...

Về mặt cảm tính, có thể tạm gọi tình hình quý I xấu, nhưng quý II bắt đầu tốt. Tốt, xấu đan xen sẽ rất dễ xuất hiện những trường hợp nhá nhem, thực ảo và đây chính là thời cơ để các doanh nghiệp có ý định "bùa chú" cho sổ sách kế toán của mình.

NĐT đang bị "thử thách" trước những BCTC soát xét bán niên của các doanh nghiệp niêm yết. Ảnh: CAO THĂNG

NĐT đang bị "thử thách" trước những BCTC soát xét bán niên
của các doanh nghiệp niêm yết. Ảnh: CAO THĂNG

Thí dụ: Nếu công bố lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2012 tăng so với cùng kỳ 2011, lý do được doanh nghiệp đưa ra có thể là nỗ lực vượt khó, tiến hành tái cấu trúc rất hợp lý… và tất nhiên nhiều người sẽ tin.

Ngược lại, nếu doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh (KQKD) kém khả quan, lý do đưa ra có thể là do tình hình kinh tế khó khăn, chi phí tái cấu trúc, sức tiêu thụ giảm... cũng vẫn rất hợp lý.

Nhưng trong thực tế, trường hợp đầu tiên có thể là doanh nghiệp "nổ" để che giấu sự yếu kém của mình hoặc có ý định nào khác, còn trường hợp thứ hai có thể là doanh nghiệp vượt khó được nhưng thận trọng, khiêm tốn hoặc có ý định "giấu lãi". Tất cả những kịch bản này đều đã từng xảy ra trên thị trường chứng khoán (TTCK) và không thuộc loại hiếm.

Đến đây, sẽ xuất hiện câu hỏi rằng liệu công ty kiểm toán có đủ "tỉnh" để nhận diện được những chiêu trò của doanh nghiệp hay không? Với tính chất của BCTC soát xét, công ty kiểm toán sẽ không thể "lôi" được tất cả những "lỗi" trên BCTC, trừ những vấn đề cực kỳ nghiêm trọng.

Trong điều kiện nền kinh tế diễn biến bình thường, việc xuất hiện những con số bất thường rất dễ tạo ra nghi vấn, công ty kiểm toán từ đó sẽ có cơ sở để vào cuộc. Nhưng trong điều kiện nền kinh tế vẫn còn những biến động, thách thức, những con số bất thường đôi khi lại trở thành... bình thường và điều này có thể gây khó cho các doanh nghiệp kiểm toán.

Sức ép công ty kiểm toán

Theo quy định, BCTC quý sẽ phải công bố muộn nhất sau 25 ngày kết thúc quý trước đó, còn BCTC soát xét là 45 ngày. Như vậy, sẽ có ít nhất 20 ngày niềm tin của NĐT bị thử thách.

Và 20 ngày đó, tương đương với khoảng 15 phiên giao dịch trên TTCK, thừa sức để những chiêu trò xuất hiện, chẳng hạn đẩy cổ phiếu tăng giá rồi thoát hàng hoặc dìm giá cổ phiếu để gom hàng.

Có ý kiến cho rằng phải rút ngắn hơn nữa thời gian soát xét, nhưng thực tế việc này cũng không hề đơn giản vì nếu doanh nghiệp có vấn đề hoặc cố ý che giấu, công ty kiểm toán sẽ mất không ít thời gian. Chưa kể, nếu công ty kiểm toán "có tâm" thực sự sẽ phải soát xét một cách tỉ mỉ và như vậy cũng sẽ mất không ít thời gian.

Thời hạn để doanh nghiệp công bố BCTC kiểm toán là 90 ngày sau khi kết thúc năm tài chính, trong khi công bố BCTC soát xét bán niên là 45 ngày sau khi kết thúc nửa năm.

Thời gian soát xét chỉ bằng phân nửa thời gian kiểm toán, nhưng phải soát xét làm sao để có một BCTC bán niên "coi được" rõ ràng là sức ép cho công ty kiểm toán. Với các NĐT, có lẽ không ai nghĩ rằng vì thời gian soát xét chỉ bằng phân nửa, nên độ tin cậy của BCTC soát xét cũng chỉ bằng phân nửa so với BCTC kiểm toán, họ kỳ vọng tương quan sẽ phải là một 8 một 10. 

Cũng phải nói thêm, trong số hơn 40 công ty kiểm toán cho hơn 700 doanh nghiệp niêm yết trên cả 2 sàn, năng lực, đẳng cấp, thương hiệu rất khác nhau. Ngay đến BCTC năm được kiểm toán cũng còn rất nhiều vấn đề, liệu những vấn đề đó có thể được hạn chế trong BCTC soát xét khi không bắt buộc tính chặt chẽ ở mức cao nhất?

Có lẽ mỗi người đều đã có câu trả lời cho mình. Cuộc cạnh tranh giữa các công ty kiểm toán tốp dưới, không thuộc nhóm Big Four, là rất gay gắt.

Nhưng cũng vì thuộc tốp dưới, nên khách hàng của nhóm công ty kiểm toán này sẽ không thể "chất" như của nhóm Big Four. Sẽ là phiến diện nếu nói doanh nghiệp lớn minh bạch hơn doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhưng nếu doanh nghiệp lớn có vấn đề, thì còn có các quỹ đầu tư, NĐT cá nhân, các chuyên gia nhận định lên tiếng, trong khi các doanh nghiệp nhỏ sẽ không được chú ý bằng.

Công ty kiểm toán "nhỏ và vừa" kể cả về chất lượng và uy tín soát xét cho doanh nghiệp "nhỏ và vừa" về độ minh bạch, kết quả như thế nào, ai cũng có thể hiểu. 

Các tin khác