“Cuộc tàn sát Cleveland”
Sinh ra trong một gia đình Hoa Kỳ nhập cư từ Đức, cuộc sống của John Davison Rockefeller khá vất vả. Ông đã trải qua rất nhiều ngành nghề để kiếm sống. Khi nội chiến xảy ra, ông nhanh nhạy thành lập công ty cung cấp đồ ăn cho các quân nhân, và khi nội chiến kết thúc ông đã bỏ túi 250.000USD. Vào năm 1870, nhận thấy ngành dầu mỏ có xu hướng ăn nên làm ra, John đã gom vốn thành lập nên Công ty Standard Oil. Ban đầu công ty chỉ thuộc hạng trung bình nhưng khi nhận được khoản vay lớn từ Ngân hàng đô thị quốc gia Cleveand, mọi thứ đã thay đổi.
Sinh ra trong một gia đình Hoa Kỳ nhập cư từ Đức, cuộc sống của John Davison Rockefeller khá vất vả. Ông đã trải qua rất nhiều ngành nghề để kiếm sống. Khi nội chiến xảy ra, ông nhanh nhạy thành lập công ty cung cấp đồ ăn cho các quân nhân, và khi nội chiến kết thúc ông đã bỏ túi 250.000USD. Vào năm 1870, nhận thấy ngành dầu mỏ có xu hướng ăn nên làm ra, John đã gom vốn thành lập nên Công ty Standard Oil. Ban đầu công ty chỉ thuộc hạng trung bình nhưng khi nhận được khoản vay lớn từ Ngân hàng đô thị quốc gia Cleveand, mọi thứ đã thay đổi.
Nhờ tài lực từ ngân hàng này, ông đã tìm cách đè bẹp tất cả đối thủ. Chỉ trong vòng 2 năm, vào tháng 4-1872, Công ty Standard Oil của Rockefeller đã kiểm soát tới 25% ngành công nghiệp dầu lửa của Hoa Kỳ. Công ty cứ thế tiếp tục phát triển, và khi nhà sáng lập John Davison 38 tuổi, Standard Oil đã kiểm soát gần 90% công suất lọc dầu của Hoa Kỳ, trở thành 1 trong 20 người giàu nhất nước. Quá trình đè bẹp đối thủ để vươn lên vị trí hàng đầu ngành dầu mỏ của Standard Oil khốc liệt đến nỗi người ta gọi đó là “Cuộc tàn sát Cleveland”.
Tuy nhiên, chính sự vươn lên nhanh chóng của Standard Oil đã dẫn đến những lo ngại độc quyền. Sợ hãi khối tài sản khổng lồ của Rockefeller có thể đe dọa đến Hoa Kỳ thời đó, Tổng thống Theodore Roosevelt lo ngại ông có thể thành lập một chính phủ ngầm hoạt động ngoài tầm kiểm soát của chính phủ. Sau đó, chính phủ kết tội Standard Oil vi phạm luật chống độc quyền, đồng thời ép buộc công ty này phải chia năm xẻ bảy. Đến nay những công ty con như Chevron, ExxonMobil, BP, Amoco và Shell… vẫn tồn tại như một phần của tập đoàn dầu mỏ hàng đầu thế giới và vẫn dẫn đầu thị trường.
Lấn sân bất động sản và tài chính
Lấn sân bất động sản và tài chính
Năm 1890, John Rockefeller bỏ ra 600.000USD để xây dựng Trường Đại học Chicago nhằm lấy lại hình ảnh sau những tai tiếng và lùm xùm từ “cuộc tàn sát Cleveland”. 21 năm sau đó, ông tiếp tục thành lập Trường Đại học Rockefeller và Khoa nghiên cứu y học cộng đồng. Đến năm 1926, con trai ông là Junior Rockefeller rót 56 triệu USD phục hồi Trung tâm lịch sử Williamsburg, bang Virginia. Cũng năm đó, ông chi 1,4 triệu USD mua mảnh đất sau này trở thành Vườn quốc gia Grand Teton nằm ở Tây Bắc tiểu bang Wyoming, có diện tích khoảng 130.000ha.
Năm 1930, Junior Rockefeller tiếp tục chi 250 triệu USD xây dựng Trung tâm Rockefeller và hoàn thành sau 9 năm. Đây được coi là dự án bất động sản thương mại tư nhân lớn nhất thời bấy giờ và hiện nay là trung tâm thương mại sầm uất bậc nhất New York. Vợ của Junior Rockefeller cũng đứng tên trong dự án xây dựng bảo tàng nghệ thuật hiện đại năm 1929.
Với diện tích 11.600m2, viện bảo tàng lưu giữ hơn 150.000 tác phẩm nghệ thuật đương đại, đón khoảng 2,5 triệu lượt khách mỗi năm. Năm 1966, gia tộc Rockefeller quyên góp 175 triệu USD xây dựng Trung tâm Lincoln. Bên cạnh đó, gia tộc quyền lực này còn đứng sau nhiều khu bất động sản lớn khác như Trung tâm thương mại bang New York, bến tàu thủy liên hợp San Francisco...
Không chỉ lấn sang lĩnh vực bất động sản, năm 1930, gia tộc Rockefeller trở thành cổ đông lớn của Chase Bank, hiện là thành viên của JP Morgan Chase - hãng dịch vụ tài chính lâu đời nhất thế giới. Tính đến năm 1992, gia tộc này có 5 “cánh tay” chính: Rockefeller & Co. (quản lý tiền bạc); Venrock Associates (vốn đầu tư mạo hiểm: một khoản đầu tư ban đầu vào máy tính Apple là một trong nhiều công ty được sản xuất tại các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Thung lũng Silicon); Công ty Rockefeller Trust (quản lý hàng trăm tín thác gia đình); Công ty Bảo hiểm Rockefeller (quản lý bảo hiểm trách nhiệm cho các thành viên trong gia đình); Quản lý rủi ro Acadia (môi giới bảo hiểm: Hợp đồng ra các chính sách cho bộ sưu tập nghệ thuật khổng lồ của gia đình, bất động sản và máy bay tư nhân).
Bí quyết “giàu 3 họ”
Bí quyết “giàu 3 họ”
Câu nói “không ai giàu 3 họ, không ai khó 3 đời” xuất phát từ phương Đông hầu như không chính xác với hầu hết gia tộc tỷ đô của phương Tây, đặc biệt với gia tộc Rockefeller. Vậy bí quyết phá vỡ “lời nguyền”của họ nằm ở đâu?
Tuy giàu có nhưng vua dầu mỏ John Rockefeller và vợ luôn dạy cho con cái về những giá trị của lối sống thanh bạch, tránh cho chúng bị hủy hoại bởi chính những khoản thừa kế lớn. Rockefeller “con” phải đi bộ từ nhà đến trường, trong khi những đứa trẻ con nhà giàu khác được đưa đón bằng xe và có người phục vụ đi cùng.
Để có tiền tiêu vặt, cậu phải làm việc tại các điền trang của cha với mức lương giống như những công nhân khác. Truyền thống tiết kiệm của gia tộc bắt nguồn từ bà Aleza - mẹ của John Rockefeller, một người phụ nữ cần kiệm chăm lo cho gia đình. Chịu sự ảnh hưởng từ mẹ, John Rockefeller đã rèn luyện thói quen tiết kiệm ngay từ khi còn nhỏ. Ông chưa từng xin tiền mẹ, nhưng đã để dành được “số tiền vốn” 24,7USD vào năm 12 tuổi, tương đương với tiền sinh hoạt nửa tháng của một gia đình 5 người thời kỳ đó.
Sau khi John Rockefeller mất, người ta tìm thấy rất nhiều quyển sổ chi tiêu, từ năm mới 16 tuổi, đến khi xin được việc làm, cho tới lúc chết, sự tiết kiệm của ông làm cho bất kỳ ai cũng kinh ngạc. Cuốn sổ ghi lại đầy đủ các khoản chi của ông từ năm 1826 đến năm 1872, không để sót khoản nào, từ chi phí theo đuổi người bạn gái, sau này trở thành vợ ông, như số tiền của mỗi lần tặng hoa, 118USD mua nhẫn hột xoàn cho lễ đính hôn, cho đến 20USD chi phí hôn lễ, 1,1USD tiền đăng ký kết hôn, 10,75USD đi hưởng tuần trăng mật tại thác Niagara… Thậm chí 3 cent để mua tem thư cũng được ghi vào sổ.
Ngoài ra, gia đình Rockefeller làm từ thiện lâu đời. Truyền thống này bắt nguồn từ người mẹ là tín đồ Cơ Đốc giáo đầy lòng từ tâm của ông vua dầu mỏ John Rockefeller. Ngay từ khi bắt đầu kiếm ra tiền, Rockefeller đã tài trợ những khoản tiền nhỏ cho nhà thờ. Từ giữa thập niên 1890 cho đến khi qua đời vào năm 1937, Rockefeller chủ yếu tập trung các hoạt động từ thiện. Khi qua đời ở tuổi 98, tổng tài sản của tỷ phú giàu nhất mọi thời đại chỉ còn lại 26.410.837USD, sau khi đã quyên góp phần lớn tài sản cho hoạt động từ thiện, cho con trai và những người thừa kế khác.
Bắt nguồn từ đức tin của mình, tỷ phú dầu mỏ luôn cho rằng những gì mình có được là nhờ vào Chúa. Ông cho rằng chỉ có theo đuổi sự nghiệp từ thiện, tạo phúc cho xã hội mới có thể thực hiện ý nghĩa thật sự của tài sản.
Từ thiện là trách nhiệm của người giàu, nhưng đối với ông John Rockefeller trách nhiệm này không phải là trực tiếp ủng hộ tiền bạc, cung cấp tài nguyên cho người ta, mà phải dạy họ phương pháp, “không phải cho con cá mà phải dạy cách câu cá”. Khi John Davison Rockefeller qua đời, ông đã hiến tặng một khối lượng tiền khổng lồ và được coi là “Mạnh thường quân” vĩ đại nhất trong lĩnh vực nghiên cứu y tế và giáo dục.
Gia tộc Rockefeller đã trải qua hơn 1 thế kỷ, đến nay họ vẫn đang viết tiếp lịch sử huy hoàng của mình. Thế hệ sau đã lên kế hoạch làm sao để bảo vệ tài sản của dòng họ, tích cực tham gia sự nghiệp văn hóa, y tế và từ thiện. Họ chi nhiều tiền để xây dựng các quỹ từ thiện, đầu tư vào trường đại học, bệnh viện để chia sẻ tài sản của họ với xã hội. Họ có đức tin rằng sự giàu có của mình không phải tự nhiên mà có, họ được trao cho của cải là để quay lại giúp đỡ xã hội. |
(Còn tiếp)