Báo cáo vẫn chưa được hoàn thiện sẽ đến hạn vào 15-4, mặc dù chưa rõ khi nào Bộ sẽ công bố. Trong thời cựu TT Trump, Bộ Tài chính Mỹ bị cáo buộc chính trị hóa báo cáo sau khi đột ngột chỉ định Trung Quốc là kẻ thao túng vào giữa năm 2019 ngoài lịch trình phát hành thông thường, chỉ để xóa mác 5 tháng sau đó nhằm giành được nhượng bộ trong một thỏa thuận thương mại.
Một phát ngôn viên của Bộ Tài chính Mỹ từ chối bình luận. Đồng nhân dân tệ ở nước ngoài mở rộng mức tăng nhẹ trong ngày sau tin tức, tăng khoảng 0,2% để chạm mức cao mới trong ngày khoảng 6,5462 mỗi USD.
Nhóm của bà Yellen cũng đã thảo luận về khả năng đảo ngược một số động thái của chính quyền Trump năm 2019 xuống các ngưỡng thấp hơn để xác định liệu một nền kinh tế có đang thao túng tiền tệ của mình để có lợi thế cạnh tranh hay không.
Chính quyền Biden đang tìm cách buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về những hành vi thương mại không công bằng, cùng với các vấn đề khác như vi phạm nhân quyền, đồng thời xem xét lại những việc phải làm với hàng tỷ USD hàng hóa Trung Quốc của cựu Tổng thống Donald Trump.
Việc bị coi là kẻ thao túng tiền tệ không có hình phạt ngay lập tức nhưng có thể làm chao đảo thị trường tài chính. Các hình phạt, bao gồm cả việc loại trừ khỏi các hợp đồng của chính phủ Mỹ, có thể được áp dụng sau một năm trừ khi cái mác được gỡ bỏ.
Theo những người quen thuộc với vấn đề này, trong khi Trung Quốc chuẩn bị thoát khỏi thẻ thao túng trong báo cáo sắp tới, các quan chức Bộ Tài chính Mỹ lo ngại rằng quốc gia này đang che giấu sự can thiệp tiền tệ thông qua các hoạt động tại các ngân hàng quốc doanh.
Trong phiên điều trần xác nhận của mình vào tháng 1, bà Yellen nói với các nhà lập pháp rằng Mỹ “nên phản đối” các nỗ lực của các quốc gia khác để chơi trò chơi tiền tệ của họ.
Bà cũng gợi ý về việc thay đổi các tiêu chí của báo cáo tiền tệ, nói rằng thâm hụt thương mại song phương không nên được coi là “một thước đo tổng hợp duy nhất”.
Trong báo cáo cuối cùng dưới thời chính quyền Trump, Bộ trưởng Ngân khố lúc đó là Steven Mnuchin đã gán cho Thụy Sĩ là kẻ thao túng tiền tệ và đưa Ấn Độ vào danh sách theo dõi để kiểm tra kỹ hơn. Kể từ đó, các quan chức ở các quốc gia đó phần lớn phớt lờ Mỹ và đang tiếp tục các động thái gây hấn, và cho thấy rằng báo cáo không còn hiệu quả như trước đây.
Vào năm 2017, Mnuchin đã đưa Trung Quốc vào danh sách theo dõi các quốc gia nhận được sự giám sát cao độ vì đã kích hoạt một trong ba tiêu chí, thay vì hai tiêu chuẩn được nêu trong báo cáo.
Nhà kinh tế học Prasad nói bây giờ Bộ Tài chính Mỹ cần “xây dựng lại độ tin cậy cho báo cáo bằng cách sử dụng một bộ tiêu chí hợp lý hơn và áp dụng chúng một cách nhất quán giữa các quốc gia thay vì thay đổi quy trình để nhắm mục tiêu cụ thể vào một quốc gia nhất định”.