Hội thảo: Báo Đảng và nhiệm vụ góp phần  xây dựng thành phố văn minh, hiện đại

Cải cách thể chế đẩy mạnh công cuộc phát triển

Có thể thống nhất nhận định rằng xây dựng thành phố văn minh, hiện đại; cư dân có nếp sống của thị dân, mang tác phong công nghiệp, có ý thức tuân thủ cao các luật lệ quy định của một đô thị phát triển…... là việc phải thực hiện lâu dài, phải kiên trì vận động.

Có thể thống nhất nhận định rằng xây dựng thành phố văn minh, hiện đại; cư dân có nếp sống của thị dân, mang tác phong công nghiệp, có ý thức tuân thủ cao các luật lệ quy định của một đô thị phát triển…... là việc phải thực hiện lâu dài, phải kiên trì vận động.

Báo chí tạo sự đồng thuận xã hội

Ông Trần Thế Tuyển, TBT Báo SGGP trao cờ đơn vị đăng cai hội thảo năm 2013 cho ông Tô Quang Phán, TBT Báo Hà Nội Mới. Ảnh: VIỆT DŨNG

Ông Trần Thế Tuyển, TBT Báo SGGP trao cờ đơn vị
đăng cai hội thảo năm 2013 cho ông Tô Quang Phán, TBT Báo Hà Nội Mới. Ảnh: VIỆT DŨNG

Chỉ hơn 10 năm qua, các thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nước đã có những bước phát triển vượt bậc về bộ mặt đô thị, đời sống người dân đã được nâng cao rõ rệt, GDP không ngừng tăng trưởng với tốc độ cao.

Tuy nhiên chất lượng sống lại không tăng tương xứng: ách tắc giao thông, ô nhiễm không khí, tiếng ồn, úng ngập trên diện rộng; xây dựng hỗn loạn, tình trạng thi công hệ thống cấp nước, thoát nước, các công trình ngầm không tuân thủ quy hoạch, không theo trình tự… đã làm cơ sở hạ tầng quá tải càng thêm quá tải, gây căng thẳng, bức bối trong sinh hoạt của người dân tại các đô thị lớn.

Báo Đảng 5 thành phố trực thuộc Trung ương càng phải vào cuộc mạnh hơn bằng việc chẻ nhuyễn, tuyên truyền sâu về chủ đề này; phối hợp với các cấp hội, các đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp… đưa cuộc vận động đi sâu vào các tầng lớp nhân dân, thể hiện bằng các chỉ tiêu, phong trào cụ thể. Với chức năng báo chí, các báo có thể tổ chức nhiều hình thức vận động quần chúng, thể hiện sinh động như đi bộ, triển lãm ảnh (đẹp và chưa đẹp), hội thao, dọn dẹp vệ sinh nơi công cộng… Mục tiêu là biến cuộc vận động dần thành hành động mang tính ý thức tự giác cao.

Thực trạng này xuất phát từ luật pháp về đô thị chưa đầy đủ, đồng bộ; công tác tổ chức và quản lý đô thị chưa khoa học, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển…

Nhưng ý thức người dân cũng là một tác nhân khiến tình hình càng trầm trọng thêm, biểu hiện rõ ràng nhất là tình trạng rối loạn giao thông chiếm dụng lòng lề đường ở các đô thị lớn hiện nay.

Để xây dựng thành phố văn minh, hiện đại theo yêu cầu mới, là đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, có nhiều vấn đề cấp bách đang đặt ra.

Đối với 5 thành phố trực thuộc Trung ương vấn đề càng trở nên gay gắt - đó là yêu cầu tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư giải quyết cơ bản những tắc nghẽn, quá tải, giải tỏa những bức xúc trong thực tế vận hành tại các đô thị lớn hiện nay; hình thành kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tương đối đồng bộ với một số công trình hiện đại nhằm thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững, tạo điều kiện đẩy nhanh hội nhập khu vực và quốc tế.

Để làm được điều này cần sớm xây dựng quy hoạch chung hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cả nước. Rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch phát triển của các ngành, vùng, địa phương trong đó có các đô thị lớn; đảm bảo tính đồng bộ kết nối liên ngành, liên vùng trong phạm vi cả nước.

Về phương thức triển khai, trong điều kiện ngân sách nhà nước hạn hẹp, phải mở rộng các hình thức thu hút mạnh các thành phần kinh tế trong nước, nước ngoài tham gia đầu tư; mở rộng hình thức hợp tác công tư; đổi mới cơ chế, chính sách để huy động mạnh nguồn lực đất đai vào phát triển hạ tầng…

Chức năng báo chí, trong đó có vai trò 5 báo Đảng trực thuộc Trung ương, phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng, tạo sự đồng thuận xã hội để các tầng lớp nhân dân ủng hộ và chia sẻ trách nhiệm với Nhà nước trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị.

Trong công cuộc xây dựng thành phố văn minh, hiện đại, báo Đảng cần nhân rộng các mô hình người tốt việc tốt như hiến đất mở đường, góp phần chỉnh trang đô thị, đề cao lợi ích chung; vinh danh các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị; kịp thời phản ánh những kiến nghị của doanh nghiệp, người dân để cơ quan chức năng xử lý rốt ráo những bất hợp lý trong thực tế triển khai công trình, dự án trong thực tế.

Đổi mới thể chế, cơ chế

Do chưa có mô hình chính quyền đô thị nên đã xảy ra tình trạng trì trệ trong tiến trình phát triển: TPHCM được nhìn nhận là trung tâm tài chính của cả nước nhưng bị phụ thuộc rất nhiều bởi cơ chế hiện nay. Các ngân hàng thương mại, sở giao dịch chứng khoán… đặt tại TPHCM nhưng hoạt động theo chỉ đạo của ngành dọc trung ương. TPHCM những năm qua đóng góp 20% GDP chung của cả nước, đóng góp tổng ngân sách nhà nước chiếm 30%, nhưng chi ngân sách TPHCM chỉ chiếm 5% trong tổng chi của cả nước dẫn đến thiếu vốn trầm trọng đối với yêu cầu đầu tư phát triển.

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, 5 thành phố lớn trực thuộc Trung ương TPHCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ đã có những bước phát triển vượt bậc, được quan tâm, dành nguồn lực đầu tư, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, làm bộ mặt đô thị thay đổi rõ nét. Tại các thành phố lớn ngày càng có nhiều công trình hiện đại, đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, góp phần tạo diện mạo mới bộ mặt đô thị nước ta.

Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu mới của đất nước mà Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCH Trung ương Đảng (Khóa XI) đề ra, cần có cơ chế, chính sách thích hợp để huy động mọi tiềm năng và nguồn lực để đầu tư phát triển trong thời kỳ mới, hiện thực hóa mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Để tăng tốc phát triển nhanh và xây dựng thành phố văn  minh, hiện đại cần đổi mới thể chế điều hành tại các đô thị lớn. Lâu nay việc tổ chức quản lý các đô thị lớn ở nước ta không khác gì với địa bàn nông thôn (với các cấp hành chính tương đương) trong khi đó về quy mô dân số, kinh tế, yêu cầu hưởng thụ văn hóa, cuộc sống tinh thần... rất khác. Việc quản lý đô thị còn luôn phải giải quyết các vấn nạn như thiếu nhà ở, tình trạng bùng phát nhà ổ chuột, đường sá xuống cấp, bùng nổ dân số, thất nghiệp, tệ nạn xã hội…

Trước thực trạng như vậy, công tác quản lý đô thị cần có cơ chế đặc thù riêng, phù hợp, là cần xây dựng chính quyền đô thị. Về vấn đề này, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 của Đảng đã đề ra: “Tổng kết, đánh giá mô hình tổ chức và chất lượng hoạt động của chính quyền địa phương nhằm xác lập mô hình tổ chức phù hợp, đảm bảo phân định đúng chức năng, trách nhiệm, thẩm quyền, sát thực tế, hiệu lực, hiệu quả.

Xây dựng mô hình chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn phù hợp”. Thực tế tại các thành phố lớn trực thuộc Trung ương hiện nay rất cần mô hình chính quyền đô thị để tổ chức, quản lý theo hướng tập trung thống nhất, giảm bớt tầng nấc, có sự phân cấp rành mạch giữa ngành và cấp ở đô thị.

TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng… đều muốn thực hiện mô hình chính quyền đô thị, được tổ chức bộ máy quản lý hành chính phù hợp với điều kiện và đặc thù phát triển của mình nhưng chưa được giải quyết. Chính vì vậy các đề nghị về tăng thẩm quyền tài chính ngân sách, tổ chức bộ máy biên chế, thẩm quyền xử phạt hành chính, hạn chế nhập cư vào nội thị… đều không được giải quyết, hoặc bị “thổi còi” do trái luật!

Các tin khác