Cần giải pháp điều hòa dòng vốn

Cuộc đua lãi suất “ngầm” huy động tiền đồng đang được đẩy lên cao trào khi hệ thống Ngân hàng thương mại (NHTM) vẫn đang “khát” VNĐ. Nhiều ý kiến cho rằng cội nguồn của cuộc đua này là từ các NHTM nhỏ. Tuy nhiên, đây chỉ là sự nhìn nhận phiến diện và chưa có cơ sở thuyết phục. Bản chất của biến động lãi suất và hành vi ứng xử của các NHTM nhỏ trên thị trường còn xuất phát từ nhiều yếu tố.

Cuộc đua lãi suất “ngầm” huy động tiền đồng đang được đẩy lên cao trào khi hệ thống Ngân hàng thương mại (NHTM) vẫn đang “khát” VNĐ. Nhiều ý kiến cho rằng cội nguồn của cuộc đua này là từ các NHTM nhỏ. Tuy nhiên, đây chỉ là sự nhìn nhận phiến diện và chưa có cơ sở thuyết phục. Bản chất của biến động lãi suất và hành vi ứng xử của các NHTM nhỏ trên thị trường còn xuất phát từ nhiều yếu tố.

Vì sao lãi suất liên tục tăng?

Thứ nhất, về mặt nguyên lý, lãi suất phụ thuộc vào lạm phát mà người gửi tiền bao giờ cũng cảm nhận lãi suất hợp lý khi nó phù hợp với lạm phát kỳ vọng. Thông thường, lạm phát kỳ vọng của Việt Nam được tính toán trên cơ sở lãi suất năm (tháng này so với cùng kỳ của năm trước).

Như vậy, có thể thấy lãi suất kỳ vọng từ con số tháng 4 sẽ tăng lên 17,51%/năm. Người dân nghĩ rằng trên thực tế phải cao hơn mới đảm bảo lợi ích lãi suất thực dương. Vì vậy, các NHTM đều huy động lãi suất VNĐ trên dưới 17,5%/năm. Thứ hai, lãi suất do yếu tố cung cầu vốn trên thị trường quyết định.

Nguồn vốn huy động duy nhất của NHTM nhỏ là tiền gửi tiết kiệm của dân cư và một số khoản tiền gửi của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nói cách khác, chi phí vốn của NHTM nhỏ khá cao nên buộc phải cho vay cao. Hơn nữa, các NHTM nhỏ uy tín thấp nên người gửi tiền cũng đòi hỏi lãi suất cao mới gửi. Ngược lại, các NHTM nhỏ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa - doanh nghiệp có rủi ro lớn - nên buộc họ phải cho vay lãi suất cao mới đảm bảo được cấu trúc rủi ro của lãi suất.

Yếu tố này phụ thuộc vào cung ứng tiền (M2) của NHNN. Do đang trong giai đoạn chống lạm phát một cách quyết liệt, nên cung ứng tiền của NHNN bị siết rất chặt. 4 tháng đầu năm 2011, tốc độ tăng trưởng M2 chỉ ở mức trên dưới 1%, là mức rất thấp so với kế hoạch dự kiến cả năm 16%.

Thứ ba, bản thân các NHTM cũng muốn mở rộng tín dụng vì lợi nhuận của NHTM phụ thuộc rất lớn vào hoạt động tín dụng. Nhưng từ đầu năm đến nay tốc độ tăng trưởng tín dụng trên dưới 5%/năm. Trong nhiều năm gần đây, chưa lúc nào tăng trưởng tín dụng và tăng M2 thấp như vậy. Đó là 3 lý do chủ yếu khiến lãi suất trên thị trường ở mức rất cao.

Vậy tại sao cuộc đua lãi suất liên quan đến NHTM nhỏ? Có thể thấy một hiện tượng phổ biến là các NHTM nhỏ thường đi đầu trong việc tăng lãi suất. Ngoài các lý do khách quan như trên còn lý do chủ quan là bản thân các NHTM nhỏ không có những khoản tiền gửi giá rẻ như tiền gửi kho bạc nhà nước, tiền gửi của các tập đoàn kinh tế.

Các NHTM nhỏ cũng không có nguồn trái phiếu chính phủ để tái cấp vốn, không có hệ số tín nhiệm cao để vay ngắn hạn ở ngân hàng nước ngoài với chi phí thấp. Nếu như NHTM lớn có thể vay vốn nước ngoài với mức lãi suất bằng lãi suất Libor+3, NHTM nhỏ phải Libor+5 ngân hàng nước ngoài mới cho vay.

Ngoài ra, các NHTM nhỏ cũng không có cơ hội để tiếp cận nguồn vốn giải ngân ODA - một dịch vụ tài chính có thể thu phí và kiếm lợi. Bên cạnh đó, các NHTM nhỏ cũng có những khó khăn riêng do mới tăng vốn điều lệ nên có nhu cầu rất lớn gia tăng tổng tài sản. Vì vậy, NHTM nhỏ phải mở mang chi nhánh, cạnh tranh huy động vốn và lôi kéo khách hàng về mình.

Có một thực tế là khách hàng lớn thường giao dịch vay vốn với những ngân hàng lớn. Các ngân hàng nhỏ chỉ còn lại lĩnh vực đang có nhu cầu về vốn thường xuyên rất lớn là doanh nghiệp bất động sản. Nhưng với bất động sản phải cho vay trung và dài hạn, đồng thời đã cho vay một dự án ngân hàng phải theo từ đầu đến cuối, có sản phẩm ra mới thu hồi vốn được.

Vì vậy, các NHTM nhỏ rơi vào tình trạng dùng nhiều vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn. Khi đã tài trợ dài hạn bắt buộc phải tài trợ đủ để hoàn thiện dự án. Tuy nhiên, các NHTM nhỏ cũng có những tính toán riêng, họ cho rằng bây giờ cho vay tín chấp doanh nghiệp nhỏ và vừa rủi ro còn lớn hơn nhiều với cho vay bất động sản.

Vì cho vay bất động sản nếu không trả được nợ, chí ít cũng có bất động sản thế chấp để thu hồi. Hơn nữa giá bất động sản còn có thể tăng lên. Đó là lý do buộc các NHTM nhỏ phải huy động lãi suất cao để cho vay.

NHNN phải kịp thời can thiệp

Hiện nay, số liệu báo cáo của các NHTM gửi lên NHNN cũng như Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia đều méo mó, thể hiện qua việc huy động đầu vào lãi suất 14%/năm nhưng thực tế 18-21%/năm.

Hiện nay những NHTM nhỏ có tâm lý thà đi vay trên thị trường liên ngân hàng và trên thị trường tiền gửi dân cư với lãi suất cao, chứ rất ngần ngại tiếp cận với nguồn tái cấp vốn của NHNN. Bởi lẽ NHTM nhỏ sợ NHNN biết được những khó khăn về thanh khoản của mình, từ đó có động tác kiểm soát đặc biệt, đánh giá thấp uy tín trên thị trường.

Các NHTM vay mượn trên thị trường liên ngân hàng rất lớn nhưng báo cáo rất ít, hầu hết là 0%. Sở dĩ NHNN không kiểm tra và xử lý được vì hệ thống hạch toán tài khoản của NHNN tính tài khoản tiền gửi và tài khoản cho vay riêng. Ngoài ra, các NHTM cũng thông qua công ty con để cho vay ủy thác.

Vì vậy, khó có thể xử lý tình trạng vượt rào lãi suất ở các NHTM. Vấn đề hiện nay là NHNN phải đóng vai trò rất lớn trong việc chặn đứng cuộc chạy đua lãi suất. Theo đó, NHNN là người cho vay cuối cùng trên thị trường tiền tệ. Vai trò của NHNN là làm thế nào để lãi suất trên thị trường liên ngân hàng ổn định, xoay quanh lãi suất chuẩn (như lãi suất nghiệp vụ thị trường mở).

Vì vậy, thời điểm này NHNN cần sử dụng công cụ lãi suất của mình ổn định lãi suất thị trường liên ngân hàng. Bên cạnh đó, NHNN sử dụng những công cụ tái cấp vốn cho những NHTM nhỏ có khó khăn về thanh khoản; đồng thời hạn chế ngân hàng lớn cho vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao.

Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia vừa trình Chính phủ phương án giải quyết các vấn đề trên. Theo đó, NHNN có thể cho vay tái cấp vốn trực tiếp có thời hạn cho các NHTM nhỏ để giải quyết thanh khoản và buộc họ dùng vốn điều lệ để thế chấp.

Trong trường hợp quá thời hạn tái cấp vốn, các NHTM nhỏ không thanh toán được, có thể khoản cho vay của NHNN sẽ trở thành phần góp vào vốn điều lệ của các NHTM nhỏ và NHNN trở thành cổ đông của NHTM nhỏ. Đây là điều các nước trên thế giới vẫn thường làm. Hiện chỉ vài ngân hàng nhỏ có khó khăn về thanh khoản nhưng sẽ làm cho cả thị trường liên ngân hàng biến động, ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất huy động và cho vay trên thị trường dân cư, doanh nghiệp.

Ngoài hỗ trợ thanh khoản, NHNN có thể sử dụng biện pháp chuyển hướng các ngân hàng này vào những khoản tín dụng tam nông và ưu tiên bơm vốn cho những NHTM thực hiện tốt chương trình này. Những NHTM nhỏ đang cần tăng tốc tổng tài sản nhưng không có khách hàng mới, việc cho vay nông nghiệp sẽ giúp họ vừa tăng trưởng được tín dụng vừa an toàn hơn cho vay trong lĩnh vực bất động sản.

Đặc biệt, khi các NHTM nhỏ có cơ hội nhận được vốn hỗ trợ cho vay tam nông từ NHNN, các NHTM “đại gia” trên thị trường liên ngân hàng không còn cơ hội cho vay lãi suất “cắt cổ” với các NHTM nhỏ.

Thắt, nới phải nhịp nhàng, có lộ trình

Stilzt, nhà kinh tế đoạt giải Nobel đã phân tích rõ rằng chính lãi suất cao làm cho việc phân bố nguồn lực trở nên nhiều rủi ro hơn. Một điều đáng lo ngại là khi lãi suất tăng cao, các doanh nghiệp nhà nước lại có nhiều cơ hội để vay vốn.

Nỗi lo của các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay là lãi suất vay vượt quá tầm với. Ảnh: LÃ ANH

Nỗi lo của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
hiện nay là lãi suất vay vượt quá tầm với. Ảnh: LÃ ANH

Vì vậy, nguồn vốn rất hạn hẹp trong xã hội nằm ở các NHTM được phân bố vào những khu vực rủi ro rất cao và hiệu quả sử dụng vốn rất thấp. Về lâu dài việc này tạo ra áp lực rất lớn về nợ xấu cho cả khu vực doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước. Tích tụ nợ xấu trong khu vực doanh nghiệp, đương nhiên tác động trực tiếp vào chất lượng tài sản của các NHTM.

Ngoài ra, có một số lĩnh vực vừa chịu tác động của thắt chặt tiền tệ, vừa chịu thắt chặt của tài khóa như giao thông-vận tải, năng lượng, xây dựng… Các lĩnh vực này bị biến động cùng lúc do giá xăng dầu, lãi suất, thu hẹp đầu tư công… Những doanh nghiệp này khả năng thanh toán ngắn hạn ở dưới mức an toàn tối thiểu, nên thường phải thu hẹp sản lượng, sa thải nhân công.

Như vậy, lãi suất cao ngoài việc hạn chế đầu tư của những lĩnh vực sản xuất, công nghiệp, dịch vụ còn có hiệu ứng rất mạnh đến ngành xây dựng, lĩnh vực liên quan đến cơ sở hạ tầng. Đến khi thị trường ổn định trở lại, ngành này hồi phục chậm chạp. Đó là hậu quả rất lớn từ lãi suất.

Như vậy, để giải quyết vấn đề lãi suất, ngoài việc giảm lạm phát, NHNN cần điều chỉnh tỷ lệ M2 cho hợp lý (kế hoạch 16%/năm) phân bố tương đối hợp lý giữa các quý, tránh tình trạng quý I, II thắt chặt quá mức (thực tế, đến giữa quý II tốc độ M2 chỉ trên 1% và tăng trưởng tín dụng trên dưới 5%), 6 tháng còn lại nới lỏng sẽ rất nguy hiểm.

Chúng ta đồng tình với NHNN và Bộ Tài chính phải phải siết chặt chính sách tiền tệ, chi tiêu công để kiềm chế lạm phát, nhưng liều lượng, lộ trình cần hợp lý và toàn cục.

---------

> Doanh nghiệp loay hoay trong "bão" lãi suất

Các tin khác