Mảnh đất màu mỡ
Mô hình P2P xuất hiện tại Việt Nam vào năm 2016. Đến đầu năm 2019, NHNN cho biết có khoảng 40 công ty P2P hoạt động như Tima, Trustcircle, We Cash, Interloan, Lendbiz… Trong đó khoảng 10 đơn vị có nguồn gốc từ Trung Quốc và một số công ty đến từ Indonesia, Malaysia, Singapore. Một thông tin Tập đoàn Nexttech công bố vào tháng 7-2019, cho thấy có khoảng 60-70 doanh nghiệp (DN) cung cấp dịch vụ P2P của Trung Quốc tràn sang Việt Nam.
Mô hình P2P xuất hiện tại Việt Nam vào năm 2016. Đến đầu năm 2019, NHNN cho biết có khoảng 40 công ty P2P hoạt động như Tima, Trustcircle, We Cash, Interloan, Lendbiz… Trong đó khoảng 10 đơn vị có nguồn gốc từ Trung Quốc và một số công ty đến từ Indonesia, Malaysia, Singapore. Một thông tin Tập đoàn Nexttech công bố vào tháng 7-2019, cho thấy có khoảng 60-70 doanh nghiệp (DN) cung cấp dịch vụ P2P của Trung Quốc tràn sang Việt Nam.
Việc cấm P2P Lending gần như không thể vì đây là xu thế của cách mạng công nghệ 4.0. Vì vậy, cần giải pháp để hợp thức hóa, quản lý hiệu quả mô hình này, tránh những hậu quả đáng tiếc cho người dân, DN. TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - NH |
P2P Lending phát triển nhanh tại Việt Nam bởi lẽ tỷ lệ tăng trưởng các năm qua rất cao, ở mức 35-50%. Đây là miếng bánh hấp dẫn nhà đầu tư trong nước và DN nước ngoài. P2P Lending giúp thủ tục vay đơn giản và nhanh hơn, đáp ứng nhu cầu vay, nhờ ứng dụng công nghệ trong việc đánh giá xếp hạng khách hàng với quy trình rút gọn. Hình thức này tạo thêm kênh dẫn và tiếp cận vốn, gia tăng giá trị của tài nguyên dữ liệu về dân cư, hỗ trợ DNNVV vay, giảm trừ đáng kể hoạt động tín dụng đen.
Hoạt động ngoài vòng kiểm soát
Hoạt động ngoài vòng kiểm soát
Song P2P cũng xuất hiện nhiều biến tướng, chẳng hạn một số đối tượng ẩn danh và núp bóng giao dịch trên các nền tảng P2P Lending để trốn thuế, rửa tiền, tài trợ khủng bố; hoặc huy động tài chính đa cấp khiến người cho vay, người đi vay trở thành nạn nhân của hành vi lừa đảo, chiếm dụng vốn bất hợp pháp. Nhiều đối tượng cho vay nặng lãi, hoạt động tín dụng đen “núp bóng” các nền tảng P2P Lending để cho vay với mức lãi suất rất cao.
Ông Phạm Xuân Hòe, Phó Viện trưởng Viện chiến lược NHNN,
phát biểu tại một hội thảo về tính pháp lý P2P.
phát biểu tại một hội thảo về tính pháp lý P2P.
Đối với sự phát triển của mô hình P2P Lending, nhiều nước có khung pháp lý để quản lý. Ở Việt Nam, trước sự bùng nổ của dịch vụ P2P Lending, cuối năm 2018 NHNN đã nêu ý kiến tổ chức, cá nhân lợi dụng các nền tảng P2P Lending để thực hiện một trong các hoạt động NH không được NHNN cấp phép là vi phạm pháp luật. Được biết, Chính phủ đã giao cho NHNN là đầu mối nghiên cứu, và NHNN cũng đã tham khảo kinh nghiệm của các nước, đề xuất cho thực hiện thí điểm mô hình P2P là ngành kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, cho đến nay, NHNN vẫn chưa công bố dự thảo quy định quản lý hoạt động này.
Như vậy, P2P Lending vẫn đang hoạt động không có sự kiểm soát của pháp luật và không thể xác định các đơn vị này đang thuộc ngành nghề, lĩnh vực nào. Đa số công ty P2P hiện nay hoạt động dưới hình thức tư vấn tài chính khi chưa được NHNN cấp phép, có nghĩa việc huy động và cho vay là không được phép. Bởi các định chế tài chính trung gian phải chịu sự điều chỉnh của NHNN, UBCKNN hoặc Bộ Tài chính, trong khi các công ty P2P chỉ chịu sự điều chỉnh của nơi cấp phép là Sở Kế hoạch - Đầu tư.
Cần tránh vết xe đổ
Cần tránh vết xe đổ
Không cấm nhưng vẫn chưa quản, do đó P2P Lending tại Việt Nam đang phát triển một cách tự phát, trong đó nhà đầu tư đang đứng ở đầu sóng ngọn gió. Bởi hiện nay người cho vay phải tự quản lý rủi ro và chấp nhận rủi ro nếu bị mất tiền khi bị hacker tấn công sập sàn, trục trặc kỹ thuật mất dữ liệu, hay thông tin cá nhân bị lợi dụng chia sẻ… vì không có hành lang pháp lý bảo vệ.
Thực trạng này dẫn đến rất nhiều hệ lụy. Thí dụ, Trung Quốc đã từng vượt mặt Mỹ và Anh để đạt giá trị 192 tỷ USD trên thị trường P2P, hiện đang phải trả giá vì đã thả nổi hoạt động của mô hình này. Trong năm 2018, hàng trăm sàn giao dịch P2P đã sụp đổ, hàng ngàn sàn sống lay lắt, hơn 20 công ty lớn vỡ nợ hơn 23 tỷ NDT (khoảng 3,3 tỷ USD), hàng trăm công ty nhỏ hơn cũng vỡ nợ hơn 30 tỷ NDT (khoảng 4,4 tỷ USD).
Ông Phạm Xuân Hòe, Phó Viện trưởng Viện chiến lược NHNN, chỉ ra 5 bài học từ sự sụp đổ này, chủ yếu đến từ vấn đề quản lý: (1) sự chậm chễ quản lý và tính cân bằng trong quản lý đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển đi kèm với rủi ro, bất ổn kinh tế - xã hội. (2) sự đánh đổi giữa lợi ích và rủi ro - vốn là đặc tính chung của các nhà đầu tư. (3) thông tin thiếu minh bạch và không được cập nhật kịp thời cơ sở dữ liệu trong kinh tế chia sẻ, thí dụ về nhận diện khách hàng vay - KYC/eKYC. (4) các giới hạn cho phép (cần quản lý) đối với sàn P2P. (5) vấn đề sáng tạo mô hình kinh doanh mới từ cách mạng công nghệ 4.0 và tư duy chính sách.
Để tránh vết xe đổ này, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính NH đã nhiều lần đề xuất phải có khung pháp lý đối với các công ty P2P Lending. Cụ thể, cần có các quy định về giới hạn đầu tư/cho vay của nhà đầu tư; quy định về tiêu chuẩn cấp phép, hoạt động và giám sát đối với tổ chức cung cấp nền tảng P2P; quy định về xác thực khách hàng (KYC), về công bố thông tin và kế hoạch giải quyết khi công ty P2P phá sản (đối với công ty P2P). Nhiều chuyên gia cũng bày tỏ quan điểm đối với P2P Lending hoặc cấm hoặc hợp thức hóa bằng khung pháp lý. Dù vậy, cho đến thời điểm này, cấm hay quản cũng vẫn chưa thấy NHNN có động thái gì.