Chuyện đồng tính giới nghệ thuật

Đồng tính là một đề tài nhạy cảm. Đã có không ít thắc mắc, tại sao nơi sản xuất những bộ phim đầu tiên về người đồng tính là Đức, không phải là Hollywood? Lý do có thể giải thích đơn giản: Trong thế chiến thứ nhất, con người bị đẩy vào những trại tập trung, nam cầm súng, nữ sản xuất. Lối sống tập thể trong suốt thời gian dài đã hình thành những quan hệ luyến ái với người cùng giới, dần dà việc đó trở nên phổ biến.

Đồng tính là một đề tài nhạy cảm. Đã có không ít thắc mắc, tại sao nơi sản xuất những bộ phim đầu tiên về người đồng tính là Đức, không phải là Hollywood? Lý do có thể giải thích đơn giản: Trong thế chiến thứ nhất, con người bị đẩy vào những trại tập trung, nam cầm súng, nữ sản xuất. Lối sống tập thể trong suốt thời gian dài đã hình thành những quan hệ luyến ái với người cùng giới, dần dà việc đó trở nên phổ biến.

Tại các thành phố lớn ở Đức, đặc biệt là Berlin ở thời điểm những năm 20 của thế kỷ trước, chuyện đồng tính đã trở thành chuyện bình thường đến mức nữ minh tinh huyền thoại Marlene Dietrich ngạc nhiên khi thấy thái độ dè chừng và khó chịu với chuyện đồng tính ở Hoa Kỳ khi bà đặt chân đến kinh đô điện ảnh thế giới. Năm 1931, bộ phim “Girls In Uniform” (Những người phụ nữ mặc đồng phục) ra đời, được coi như một cột mốc trong điện ảnh về phim đồng tính, với câu chuyện xoay quanh cuộc tình giữa cô giáo và học sinh trong một trường nữ sinh kỷ luật khắc nghiệt.

Tuy nhiên, “Girls In Uniform” khá đơn giản về kịch bản cũng như sự dàn dựng. Theo thời gian, nhiều tác phẩm điện ảnh đã đề cập thấu đáo về người đồng tính. Nổi tiếng nhất phải nhắc đến bộ phim “Brokeback Mountain” của đạo diễn Lý An. Phỏng theo một truyện ngắn của tác giả E. Annie Proulx (từng đoạt giải Pulitzer), “Brokeback Mountain” nói đến mối tình giữa 2 chàng cao bồi ở miền Tây Hoa Kỳ vào những thập niên 1960.

Khi vừa công chiếu, “Brokeback Mountain” ngay lập tức nhận được sự tán thưởng của công chúng toàn cầu, và lần lượt chinh phục các liên hoan phim quốc tế như giải Sư tử Vàng Liên hoan phim Venice, giải Oscar dành cho đạo diễn xuất sắc nhất, kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất và nhạc phim hay nhất.

Cảnh trong phim “Chơi vơi”. 

Cảnh trong phim “Chơi vơi”. 

Tuy không thể so với “Brokeback Mountain”, nhưng bộ phim đề tài đồng tính “Bá Vương Biệt Cơ” của Trần Khải Ca cũng đứng đầu trong danh sách các phim Trung Quốc được yêu thích nhất mọi thời đại. “Bá Vương Biệt Cơ” là câu chuyện về 2 người đàn ông diễn viên nhà hát hí kịch Bắc Kinh.

Họ gắn với nhau như vai diễn trên kinh kịch của chính mình, nhưng rồi cuộc sống êm đẹp chỉ kéo dài cho đến khi có người đàn bà xen vào mối quan hệ thân thiết của họ. Họ cố gắng tìm lối thoát, nhưng không tránh khỏi một bi kịch xảy ra khi người đàn ông yếu đuối không thể bảo vệ được cho cả 2 người yêu mình.

Bộ phim “Bá Vương Biệt Cơ” từng giành được giải Cành Cọ Vàng tại Liên hoan phim Cannes, giải Quả Cầu Vàng cho phim tiếng nước ngoài hay nhất, đồng thời lọt vào danh sách 100 bộ phim hay nhất mọi thời đại do tạp chí Time bình chọn.

Hơn một lần, làng điện ảnh nước ta cũng làm phim về người đồng tính. Về đồng tính nữ, có thể kể “Chơi vơi” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, còn về đồng tính nam có thể kể “Hotboy nổi loạn” của đạo diễn Vũ Ngọc Đãng. Không chỉ trên phim, chuyện đồng tính ở giới nghệ sĩ từ lâu đã được xem rất bình thường.

Dư luận thỉnh thoảng nhắc ngang nhắc dọc một chút thì bị chính những người trong cuộc trách móc “sao cứ nhìn vào lỗ khóa phòng ngủ của nhà người ta”. Những chuyện cười ra nước mắt về đồng tính vẫn xuất hiện nhan nhản trong giới sân khấu, ca nhạc và đặc biệt là các nhà thiết kế thời trang ở TPHCM.

P, một nhà thiết kế thời trang trẻ đã đạt không ít giải thưởng, có lần nói thẳng: “Tớ là gay đấy, nhưng tớ không giấu. Có nhiều anh gay lại thích cưới vợ để che mắt thiên hạ”. Tuy nhiên, P không nổi danh về chuyện đồng tính bằng nhà thiết kế V.

Điểm qua những mối tình cuối mắt đầu mày của V đều thấy các anh đẹp trai. Ngay cả nhà báo đến phỏng vấn hay giới thiệu mẫu thời trang, V cũng hào hứng đón tiếp phóng viên nam. Gặp phóng viên nam, V không bắt tay mà chỉ nắm tay thật chặt để thể hiện tình cảm trân trọng được hợp tác.

Có một cộng tác viên muốn viết bài về những bộ sưu tập xuân hè sắp trình diễn, nên rụt rè đến gặp V. Thật khổ, do chàng cộng tác viên này hơi cao to và đẹp trai nên V cực kỳ nhiệt tình cung cấp hình ảnh thông tin và ôm vai bá cổ rủ rê: “Cuối tuần mình có show chụp hình mẫu mới trên Đà Lạt, đi với mình đi. Mình lo tròn vo cho cưng”. Chàng cộng tác viên hơi ngạc nhiên thuật lại: “Anh ấy nói lo mọi chi phí đi lại ăn ở, nhưng em thấy thái độ anh ấy hơi kỳ kỳ”. Và sau khi nghe đồng nghiệp nói rõ hơn, cậu ta tá hỏa: “Lo tròn vo kiểu đó chắc em chết”.

Nức danh trong giới đồng tính nữ, có lẽ không thể không kể đến ca sĩ kiêm nhạc công P. Ban đầu P quen với nữ ca sĩ T.T và mấy lần đánh ghen với lý do “sao dám tán tỉnh T.T”. Sau khi nữ ca sĩ T.T theo gia đình sang Hoa Kỳ định cư, P ở nhà tiếp tục cặp với nữ ca sĩ D.

Với cảm xúc mới P sáng tác nhiều ca khúc cho D biểu diễn. Nhưng gần đây, nữ ca sĩ D bay sang Thụy Điển đoàn tụ cùng đứa con trai, P lại quay sang sánh bước với những nữ ca sĩ trẻ thường được gọi hoa mỹ là “học trò triển vọng”.

Các tin khác