Tăng “điên loạn”
Phiên giao dịch ngày 28-5, nhóm CP NH đồng loạt bật tăng mạnh, giúp nhiều mã xác lập mức giá cao nhất trong lịch sử giao dịch. Đơn cử mã VPB (NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng), chốt phiên ở mức 68.000 đồng/CP, mức giá cao nhất kể từ khi niêm yết trên TTCK.
Mức giá này thậm chí còn cao hơn gần 70% so với mức đỉnh của mã VPB trong đợt sóng CP nhà băng năm 2018. Như vậy, nếu so với mức giá thời điểm đầu năm 2021 hơn 32.500 đồng/CP, VPB đã tăng hơn 2,1 lần.
Cũng trong phiên 28-5, mã SHB (NHTMCP Sài Gòn - Hà Nội) tăng vượt mốc 30.000 đồng/CP. Mã CP nhà băng này khởi đầu năm 2021 với mức giá chỉ hơn 15.000 đồng/CP. LPB (NHTMCP Bưu điện Liên Việt) tăng chạm mốc 28.000 đồng/CP, so với mức giá đầu năm 12.400 đồng/CP. VIB (NH TMCP Quốc tế Việt Nam) đạt mốc 64.000 đồng/CP, so với mức giá đầu năm 39.000 đồng/CP.
Tương tự, SSB (NHTMCP Đông Nam Á) chào sàn HoSE trong phiên giao dịch ngày 24-3 với giá tham chiếu 16.800 đồng/CP, cũng kết thúc phiên ở mức 39.000 đồng/CP. STB (NHTMCP Sài Gòn Thương Tín) và EIB (NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam) là những mã CP rất hiếm khi có biến động mạnh, thậm chí ngay trong đợt sóng NH năm 2018, 2 mã CP này cũng chỉ đi ngang.
Thế nhưng, ở đợt sóng lần này, STB và EIB thường xuyên có những phiên tăng rất mạnh. Cả 2 mã này hiện đang giao dịch quanh mốc 32.000 đồng/CP, tương đương mức tăng khoảng 90% so với thời điểm đầu năm.
Mô tả ảnhVPB được xem là mã cổ phiếu ngân hàng leo lên đỉnh từ thông tin KQKD và bán 49% vốn FE Credit. Ảnh: VTV
Trái ngược với sự đột biến của nhóm NHTMCP, nhóm NH quốc doanh, ngoại trừ CTG (NHTMCP Công thương Việt Nam) tăng hơn 40%, VCB (NHTMCP Ngoại thương Việt Nam) và BID (NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam) lại sụt giảm so với đầu năm. PGB (NHTMCP Xăng dầu Petrolimex) là NHTMCP duy nhất giảm giá so với thời điểm đầu năm.
Với loạt phiên tăng giá gần đây, SGB (NHTMCP Sài Gòn Công Thương) lần đầu tiên tiến sát mốc 20.000 đồng/CP. Dù đây là mức giá cao nhất của SGB kể từ khi niêm yết trên UPCoM, nhưng vẫn là mã CP có giá thấp nhất so với 26 NH đang niêm yết còn lại trên TTCK.
Điểm nhấn KQKD
Với mức giá cao như hiện tại, rủi ro khi giải ngân vào nhóm CP NH đang rất lớn, nhất là với những NH đang hoạt động trong tình trạng khó khăn. Đặc biệt, sau thời gian dài tăng giá, những thông tin tích cực gần như đã phản ánh vào giá CP. |
Trong đó nhóm ngành NH báo lãi đột biến nhờ biên lãi ròng (NIM) cải thiện, nguồn thu từ dịch vụ tăng và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm.
Cụ thể, 19/27 NH có lợi nhuận sau thuế tăng 86,7% so với cùng kỳ năm ngoái, dù tổng thu nhập hoạt động tăng thấp hơn rất nhiều (tăng 30,2%). Nếu quy ra năm, NIM của các NH đạt 4,3%, tăng đáng kể so với mức 3,9% trong quý I-2020. Ngoài ra, thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng 10,1% và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm 12%, cũng hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận của ngành NH trong quý I.
Ngoài yếu tố chính là KQKD, sóng NH còn xuất phát từ câu chuyên riêng. Đơn cử, sóng tăng của VPB xuất phát từ thông tin NH này chính thức công bố bán 49% vốn điều lệ tại FE Credit cho đối tác đến từ Nhật Bản là Sumitomo Mitsui.
Thời điểm bán vốn, FE Credit được định giá đến 2,8 tỷ USD, nên VPBank có thể thu về gần 1,4 tỷ USD từ thương vụ này. Trong khi đó, các NH còn lại được hỗ trợ từ các thông tin như mức định giá thấp so với khu vực, chia cổ tức, phát hành CP tăng vốn, hiệu quả sau tái cấu trúc, nợ xấu giảm, ký hợp đồng hợp tác bảo hiểm độc quyền, tìm được đối tác chiến lược, hay đơn giản có thành viên HĐQT là đại gia trên TTCK.
Đã phản ánh vào giá
Đã phản ánh vào giá
Những cổ phiếu ngân hàng tăng giá mạnh nhất từ đầu năm đến nay. Nguồn: Tradingview.
Ở thời điểm đầu năm, ngay cả NĐT lạc quan nhất cũng không thể tưởng tượng CP nhà băng có thể đạt mức tăng tính bằng lần trong đợt sóng này. Dù ghi nhận mức tăng nóng nhưng sự kỳ vọng vào nhóm CP vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Nhiều NĐT, đặc biệt là NĐT cá nhân, không ngần ngại đưa ra mức dự báo về mốc giá tiếp theo cho nhóm CP NH. Chẳng hạn VPB lên 8.0, CTG lên 6.0, SHB lên 4.0, MBB (NH TMCP Quân đội) lên 4.0, LPB lên 4.0, STB lên 4.0.
Thậm chí, nhiều NĐT còn đặt lên bàn cân so sánh tương quan giữa VPB và TCB (NH TMCP Kỹ thương Việt Nam), rồi dự báo TCB đang ở mức giá dưới 53.000 đồng/CP phải kéo lên ngang bằng VPB đang ở mốc xấp xỉ 70.000 đồng/CP. Những dự báo này đang khiến nhiều NĐT lao vào nhóm CP NH với tâm thế không muốn bị lỡ “chuyến tàu”.
Theo một chuyên gia CK, nếu sóng tăng chỉ dựa trên mức tăng trưởng KQKD là điều khó chấp nhận, bởi kế hoạch kinh doanh năm được các nhà băng xây dựng dựa trên nền lợi nhuận thấp của năm 2020. Có thể lấy dẫn chứng về mức tăng trưởng tín dụng quý vừa qua cao hơn so với quý I-2020, là giai đoạn nhiều NH ghi nhận mức tăng trưởng cho vay âm.
Với mức giá cao như hiện tại, rủi ro khi giải ngân vào nhóm CP NH đang rất lớn, nhất là với những NH đang hoạt động trong tình trạng khó khăn. Đặc biệt, sau thời gian dài tăng giá, những thông tin tích cực gần như đã phản ánh vào giá CP. Do vậy, dòng tiền có khả năng rút ra rất nhanh khi CP có dấu hiệu điều chỉnh.
Theo TS. Đinh Thế Hiển, giá CP NH lên quá cao không tương xứng với diễn biến nền kinh tế. Về nguyên tắc, giá CP NH sẽ phản ánh nền kinh tế sớm nhất. Khi nền kinh tế tăng trưởng, CP NH thường tăng giá trước nhóm CP DN và ngược lại. Tuy nhiên, hiện trạng thực tế có vẻ đang đi ngược lại lý thuyết.
Từ năm 2020 cho đến quý I năm nay, Chính phủ có những gói hỗ trợ DN bị ảnh hưởng Covid-19. Cũng thời điểm này, Bộ Công Thương vẫn đang nghiên cứu để có những gói cứu trợ, đưa lãi suất thấp hỗ trợ DN. Điều này cho thấy DN vẫn đang gặp khó khăn.
NH với tư cách là DN phải giữ cho khách hàng của mình duy trì hoạt động kinh doanh, như chủ động giảm lãi suất, giãn thu hồi nợ, giúp các DN có cơ hội hồi phục. Do đó, lợi nhuận bình quân của hệ thống NH suy giảm do phải chia sẻ khó khăn chung với nền kinh tế.