Đảng Dân chủ lập kế hoạch chớp nhoáng để luận tội ông Donald Trump

(ĐTTCO) - Chỉ còn chưa đầy hai tuần nữa là ông Donald Trump sẽ phải rời nhiệm sở, nhưng đảng Dân chủ muốn ông phải ra đi  ngay bây giờ.

Thượng nghị sĩ Lisa Murkowski.
Thượng nghị sĩ Lisa Murkowski.

Thông tấn AP ngày 9/1 cho hay, sau khi đưa ra những cảnh báo, các đảng viên Dân chủ tại Quốc hội đã nhanh chóng lên kế hoạch vào thứ Sáu (theo giờ Hoa Kỳ) để luận tội Tổng thống Mỹ Donald Trump, yêu cầu phải có hành động quyết định, ngay lập tức để đảm bảo một tổng tư lệnh như ông Donald Trump không thể gây thêm các thiệt hại mà họ nói rằng ông chủ Nhà Trắng đương nhiệm đã gây ra hoặc thậm chí có thể châm ngòi cho cuộc chiến tranh hạt nhân trong những ngày cuối cùng ở Nhà Trắng.

AP cho hay, khi nước Mỹ đối mặt với cuộc bao vây bạo lực xảy ra tại trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ do những người ủng hộ ông Trump tiến hành khiến 5 người thiệt mạng, cuộc khủng hoảng này dường như nằm trong số những hành động cuối cùng trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump. Ảnh hưởng từ những hành động cuối cùng của đương kim Tổng thống Mỹ đang trở nên sâu sắc hơn như đã từng xảy ra ở một vài giai đoạn khác trong lịch sử nước Mỹ.

Chỉ còn chưa đầy hai tuần nữa là ông Donald Trump sẽ phải ra đi, nhưng đảng Dân chủ muốn ông phải ra đi ngay bây giờ. AP cho rằng hiện Tổng thống Donald Trump có ít người lên tiếng bảo vệ và ủng hộ ông ngay trong đảng Cộng hòa.

“Chúng ta phải hành động,” - Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi tuyên bố trong cuộc gọi hội nghị riêng với các đảng viên Dân chủ.

Và một đảng viên Cộng hòa nổi tiếng, Thượng nghị sĩ Lisa Murkowski của bang Alaska, nói với báo Anchorage Daily News rằng “Trump chỉ đơn giản là cần phải ra đi”.

Những ngày cuối cùng trong nhiệm kỳ tổng thống của Trump đang đi đến một kết thúc hỗn loạn khi ông làm việc tại Nhà Trắng, bị nhiều phụ tá, đảng viên Cộng hòa hàng đầu và các thành viên Nội các bỏ rơi.

Sau khi từ chối thừa nhận thất bại trong cuộc bầu cử tháng 11, Trump đã hứa sẽ chuyển giao quyền lực suôn sẻ khi Tổng thống đắc cử của đảng Dân chủ Joe Biden tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20 tháng 1.

Nhưng dù vậy, ông nói rằng ông sẽ không tham dự lễ nhậm chức của tân Tổng thống. Hãng ap cho biết, nếu đúng, đây sẽ là lần đầu tiên có sự hắt hủi của một tổng thống tiền nhiệm đối với người thay thế mình kể từ sau Nội chiến Mỹ.

Tại trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ, nơi nhiều người đã thể hiện sự "quay cuồng” khi Tổng thống Trump dành 4 năm để phá vỡ các tiêu chuẩn và thử thách các rào cản của quốc gia về nền dân chủ, chính vì vậy, các đảng viên Đảng Dân chủ hiện nay không muốn ông Trump có thêm cơ hội khi chỉ còn vài ngày nữa là hết nhiệm kỳ. Tình trạng hỗn loạn nổ ra hôm thứ Tư tại Điện Capitol đã khiến cả thế giới choáng váng và đe dọa sự chuyển giao quyền lực một cách hòa bình theo truyền thống.

Pelosi cho biết bà đã nói chuyện với Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Mark Milley “để thảo luận về các biện pháp phòng ngừa sẵn có nhằm ngăn chặn một tổng thống bất ổn có thể gây ra các hành động thù địch quân sự hoặc truy cập các mã khởi động” cho chiến tranh hạt nhân.

Bà Pelosi nói Tướng Milley đã đảm bảo rằng các biện pháp bảo vệ lâu đời “vẫn luôn sẵn sàng”.

Tổng thống Mỹ là người có quyền duy nhất ra lệnh phóng vũ khí hạt nhân, nhưng một chỉ huy quân sự có thể từ chối lệnh nếu nó được xác định là bất hợp pháp. Trump đã không công khai đưa ra những lời đe dọa như vậy, nhưng các quan chức cảnh báo về nguy cơ nghiêm trọng nếu ông chủ Nhà Trắng hiện nay không được kiểm soát.

Bà Pelosi khi nói về tình hình hiện tại đã nhấn mạnh rằng: “Không thể nguy hiểm hơn vị tổng thống không có sức mạnh này”.

Trong khi đó, Tổng thống đắc cử Joe Biden cho biết ông đang tập trung vào công việc của mình khi chuẩn bị nhậm chức. Khi được hỏi về việc luận tội, ông nói, "Đó là quyết định của Quốc hội."

Đảng Dân chủ đang cân nhắc hành động thật nhanh. Một bản dự thảo các Điều khoản luận tội của họ cáo buộc Trump lạm dụng quyền lực, nói rằng ông “cố tình đưa ra các tuyên bố kích động và có thể dẫn đến những hành động vô pháp xảy ra tại Điện Capitol”.

Các điều khoản trong dự thảo dự kiến sẽ được giới thiệu vào thứ Hai tới. Nếu Trump bị Hạ viện luận tội và Thượng viện kết tội, ông cũng có thể bị ngăn cản việc tranh cử lại chức tổng thống vào năm 2024 hoặc không bao giờ được quyền giữ các chức vụ nhà nước.

Một người trong cuộc gọi cho biết Pelosi cũng đã thảo luận về những cách khác mà Trump có thể bị buộc phải từ chức.

Nhà Trắng lập luận rằng không hữu ích. Người phát ngôn của Trump, Judd Deere cho biết, "Một cuộc luận tội có động cơ chính trị chống lại một Tổng thống còn 12 ngày trong nhiệm kỳ của ông ấy sẽ chỉ nhằm mục đích chia rẽ hơn nữa đất nước vĩ đại của chúng ta."

Trump đã tweet lại vào hôm thứ Sáu rằng (tài khoản Twitter của ông đã được khôi phục sau lệnh cấm ngắn hạn kéo dài 12 tiếng) “những người ủng hộ ông ấy không được tôn trọng sau khi ông phát đi một video vào thứ Năm kêu gọi người ủng hộ mình bình tĩnh hơn và chỉ trích bạo lực”.

Thượng viện có thể bắt đầu phiên tòa luận tội sớm nhất theo lịch hiện tại sẽ là ngày 20 tháng 1, Ngày nhậm chức của tân Tổng thống Joe Biden.

Một đồng minh của ông Trump, Hạ nghị sĩ Lãnh đạo phe thiểu số của Đảng Cộng hòa Kevin McCarthy ở bang California, đã lên tiếng, nói như Nhà Trắng đã tuyên bố rằng: “việc luận tội Tổng thống chỉ còn 12 ngày trong nhiệm kỳ của ông ấy sẽ chỉ chia rẽ đất nước chúng ta nhiều hơn.”

McCarthy cho biết ông đã liên hệ với ông Joe Biden và có kế hoạch nói chuyện với tổng thống đắc cử của đảng Dân chủ về việc hợp tác cùng nhau để “hạ nhiệt tình hình”.

Tuy nhiên, Thượng nghị sĩ Lisa Murkowski nói rằng bà muốn ông Trump từ chức ngay bây giờ, chứ không phải đợi đến khi ông Joe Biden tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20 tháng 1.

“Tôi muốn ông ấy phải ra đi” - Thượng nghị sĩ Lisa Murkowski nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với tờ báo Anchorage.

Một nhà chỉ trích hàng đầu khác của Đảng Cộng hòa là Thượng nghị sĩ Ben Sasse ở bang Nebraska khi nói về Trump, cho biết ông "chắc chắn sẽ xem xét" việc luận tội.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các tin khác

Ông Hun Sen: 'Thái Lan đã tự ném đá vào chân mình'

Ông Hun Sen: 'Thái Lan đã tự ném đá vào chân mình'

(ĐTTCO) - Ông Hun Sen đã đề xuất rằng vì chính quyền Thái Lan đã đàn áp Ohkna Kok An, người mà ông có mối quan hệ chặt chẽ, nên tòa án Thái Lan cũng nên mở cuộc điều tra đối với gia đình Thaksin. 

Nam Á hướng về Đông Nam Á để cân bằng với Trung Quốc

Nam Á hướng về Đông Nam Á để cân bằng với Trung Quốc

(ĐTTCO) - Từ New Delhi đến Dhaka đến Colombo, các chính phủ và doanh nghiệp đang tìm kiếm sự hợp tác sâu sắc hơn với các nước ASEAN trên nhiều lĩnh vực, tìm kiếm chuỗi cung ứng thay thế, tiếp cận thị trường rộng hơn và quan hệ đối tác chiến lược hơn.

Vàng thế giới giảm hơn 1% do lạc quan về thương mại

Vàng thế giới giảm hơn 1% do lạc quan về thương mại

(ĐTTCO) - Giá vàng đã giảm hơn 1%, bị ảnh hưởng bởi một số lạc quan về thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và các đối tác thương mại, trong khi đồng đô la Mỹ mạnh hơn và lợi suất trái phiếu kho bạc tăng đã gây thêm áp lực lên vàng.

Kinh tế toàn cầu lại bị tác động vòng thuế mới của ông Trump?

Kinh tế toàn cầu lại bị tác động vòng thuế mới của ông Trump?

(ĐTTCO) - Trong một động thái gây chấn động các thị trường quốc tế, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8-7 chính thức công bố mức thuế quan bổ sung từ 25-40% với hàng hóa nhập khẩu từ 14 quốc gia, trong đó có nhiều nền kinh tế châu Á. Quyết định này làm dấy lên lo ngại về một vòng xoáy mới của xung đột thương mại toàn cầu, đồng thời đặt Việt Nam và các nước khu vực vào thế khó xử về cả chiến lược xuất khẩu lẫn chính sách kinh tế vĩ mô.

3 đồng tiền điện tử đáng chú ý trong tuần thứ 2 tháng 7

3 đồng tiền điện tử đáng chú ý trong tuần thứ 2 tháng 7

(ĐTTCO) - Tuần mới đã bắt đầu với đà tăng mạnh mẽ trên thị trường tiền điện tử, với tổng vốn hóa toàn cầu ghi nhận mức tăng hơn 1% trong vòng 24 giờ qua. Sau đây, 3 đồng tiền số tăng giá mạnh nhất cần chú ý trong tuần thứ 2 của tháng 7.

Hoa Kỳ sắp hoàn tất các thỏa thuận thương mại

Hoa Kỳ sắp hoàn tất các thỏa thuận thương mại

(ĐTTCO) - Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết vào Chủ Nhật, rằng Hoa Kỳ sắp hoàn tất một số hiệp định thương mại trong những ngày tới và sẽ thông báo cho các quốc gia khác về mức thuế quan cao hơn vào ngày 9-7, mức thuế cao hơn dự kiến ​​có hiệu lực vào ngày 1-8.

Indonesia trở thành thành viên chính thức của BRICS

Indonesia trở thành thành viên chính thức của BRICS

(ĐTTCO) - Trong tuyên bố chung được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 17 tại Rio de Janeiro, các nhà lãnh đạo cho biết: “Chúng tôi hoan nghênh Cộng hòa Indonesia là thành viên BRICS”.