Đánh thức giấc mơ làm giàu ở vùng quê nghèo

Không bằng lòng câu nói của một chuyên gia ngọc trai người Nhật, chàng trai Đinh Văn Việt (38 tuổi) đã quyết định đi tìm bí quyết nuôi cấy ngọc trai đen.

Không bằng lòng câu nói của một chuyên gia ngọc trai người Nhật, chàng trai Đinh Văn Việt (38 tuổi) đã quyết định đi tìm bí quyết nuôi cấy ngọc trai đen.

Đầu tháng 5-2011, tại khu nuôi trai đầm Hải Phú thuộc xã Lộc Bình (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế), anh Việt đã ra mắt sản phẩm ngọc trai đen do chính anh tự cấy ghép. Thành công này đã đánh thức khát vọng làm giàu của người dân xã Lộc Bình. Một cuộc sống mới đang mở ra cho người dân nơi đây khi khai thác được tiềm năng nghề nuôi cấy ngọc trai.

Ngã rẽ từ một sự xúc phạm

Nuôi cấy ngọc trai phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong những năm gần đây. Ngọc trai có màu trắng sữa được nuôi cấy và sản xuất trong nước đang dần khẳng định thương hiệu, song đối với nuôi cấy ngọc trai đen (còn gọi hắc trân châu) vẫn còn là điều xa lạ, bí ẩn đối với các doanh nghiệp nuôi ngọc trai trong nước.

Anh Việt kể: Năm 2008, có lần Giám đốc Công ty liên doanh Ngọc trai Hạ Long, ông Inoue Haruhiro (người Nhật Bản), đến xem công nhân kỹ thuật của công ty thực hiện công việc cấy ghép ngọc vào con trai. Khi phát hiện hầu hết công nhân của công ty cấy ghép không đúng kỹ thuật, vị giám đốc này liền chê bai, đánh giá: "Với trình độ kỹ thuật của công nhân cấy ghép ngọc trai người Việt như vậy thì họ không bao giờ cấy ghép thành công được hắc trân châu. Việc cấy ghép thành công ngọc trai đen chỉ có ở người Nhật chúng tôi mà thôi".

Thời điểm này, anh Việt đang là một kỹ thuật viên cấy ghép trai, kiêm người phiên dịch tiếng Nhật cho vị giám đốc công ty trên. “Tôi không thể chấp nhận câu nói của ông Inoue Haruhiro, nó như một sự xúc phạm tình cảm dân tộc. Người Việt có đủ tri thức, kinh nghiệm để làm được nhiều điều có thể sánh ngang với nhiều nước tiên tiến trên thế giới” - anh Việt tâm sự. Lá đơn xin nghỉ việc đã được anh Việt gửi đến công ty, nơi mang lại thu nhập cho anh hơn 1.000USD/tháng. Rời công ty, anh Việt  thực hiện hành trình đi tìm bí quyết nuôi cấy hắc trân châu, với mong muốn làm nên thương hiệu ngọc trai đen Việt Nam.

Hơn 17 năm gắn liền với công việc nuôi, cấy ghép ngọc trai, nhiều lần được công ty đưa sang Nhật Bản học hỏi

Đánh thức giấc mơ làm giàu ở vùng quê nghèo ảnh 2Khi trung tâm trình diễn cấy ngọc trai hoàn thành, chúng tôi sẽ liên kết với các đơn vị du lịch tổ chức thu hút khách tham quan, xem trình diễn kỹ thuật cấy ghép ngọc trai và mua sắm. Bên cạnh đó, một cơ sở chế biến vỏ ngọc trai làm kem dưỡng da và đồ thủ công mỹ nghệ cũng sẽ được tổ chức tại thôn Hải Bình trong thời gian tới.
Đánh thức giấc mơ làm giàu ở vùng quê nghèo ảnh 3

Anh Đinh Văn Việt

kinh nghiệm đã giúp anh Việt nắm được kỹ thuật nuôi cấy ngọc trai và tự tin mình có thể cấy ghép thành công không chỉ ngọc trai trắng hoặc vàng. Những vùng nổi tiếng với nghề nuôi trai ở Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Hạ Long (Quảng Ninh), vịnh Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa)… đã in dấu chân của Việt.

Không chỉ tìm đến để học hỏi kinh nghiệm nuôi cấy trai mà còn là hành trình đi tìm giống trai có thể cấy ghép được ngọc trai đen. Đầu năm 2010, anh Việt đã để người vợ và 2 cô con gái còn nhỏ ở quê hương Yên Khánh (tỉnh Ninh Bình) để chọn đầm Hải Phú thuộc xã Lộc Bình, nơi có con điệp đen quý hiếm, để làm nên thương hiệu hắc trân châu trên vùng đất này.

 Hắc chân châu nội địa

Tháng 8-2010, anh Việt thực hiện nuôi cấy ghép ngọc trai thử nghiệm. Đến tháng 5-2011 những con trai đầu tiên đã cho hắc trân châu, được đánh giá có chất lượng khá tốt. Đinh Văn Việt hồ hởi khoe: “Những viên ngọc trai đen được cấy ghép đầu tiên đã ra đời tại đầm Hải Phú và trai cho ngọc đạt tỷ lệ thương phẩm trên 50%. Kết quả này thành công hơn so với nhiều khu vực nuôi trai nổi tiếng khác trong nước”.

Để nuôi cấy thành công con trai đen, anh Việt đã sử dụng con trai ngọc Akoya (Nhật Bản) cấy vào tế bào trai điệp đen ở đầm Hải Phú. Sau một thời gian nuôi, điệp đen đã cho ra đời ngọc trai đen. Những viên hắc trân châu này đã được cơ quan chức năng kiểm định, đánh giá về màu sắc, độ bóng khi tán xạ ánh sáng chiếu vào bề mặt, độ dày lớp trong mờ của ngọc không thua so với nhiều viên ngọc trai đen được sản xuất ở nước ngoài. Việc này khẳng định thành công lớn, mang tính đột phá trong ngành nuôi trai lấy ngọc trong nước, bởi giá trị thương phẩm của ngọc trai đen gấp 10 lần so với ngọc trai màu trắng sữa.

Khu nuôi cấy ngọc trai ở xã Lộc Bình rộng hơn 10ha mặt nước.

Khu nuôi cấy ngọc trai ở xã Lộc Bình rộng hơn 10ha mặt nước.

Còn nhớ năm 2005, Bộ Khoa học - Công nghệ đã quyết định đầu tư 1 tỷ đồng, giao Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với CTCP Nuôi và Dịch vụ thủy sản Thừa Thiên - Huế triển khai dự án "Tiếp nhận công nghệ và xây dựng mô hình nuôi trai lấy ngọc" tại xã Lộc Bình, thông qua việc hỗ trợ vốn người dân tham gia dự án. Hàng chục hộ dân ở xã Lộc Bình đã vay mượn với tổng số tiền hàng tỷ đồng để nuôi ngọc trai.

Song khát vọng làm giàu từ con trai bị phá sản vào năm 2008. Bởi những viên ngọc sản xuất ra không đảm bảo chất lượng, còn doanh nghiệp không chịu mua trai dù giá rẻ mạt. Ngọc trai thu hoạch không có người mua. Hàng chục hộ nuôi trai trở thành con nợ. Mỗi hộ mang nợ từ hàng chục cho đến vài trăm triệu đồng.

Sống lại giấc mơ làm giàu từ con trai

Còn nay, ông Lê Túy, Chủ tịch UBND xã Lộc Bình, vui mừng nói: “Mô hình nuôi ngọc trai, đặc biệt là ngọc trai đen

Đánh thức giấc mơ làm giàu ở vùng quê nghèo ảnh 5Những viên ngọc trai đen ra đời và mô hình nuôi trai bước đầu đang mang lại kết quả khả quan. Thành công của mô hình nuôi cấy ngọc trai, đặc biệt là ngọc trai đen đã đánh thức tiềm năng phát triển kinh tế nơi này, chúng tôi sẽ tạo điều kiện để mô hình nuôi ngọc trai phát triển mạnh ở địa phương.
Đánh thức giấc mơ làm giàu ở vùng quê nghèo ảnh 6

Bà Võ Thị Tuyết Hồng, Chi cục Trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Thừa Thiên - Huế

do Đinh Văn Việt nuôi cấy thành công đang làm sống lại giấc mơ làm giàu từ con trai của người dân Lộc Bình”. Để khuyến khích người dân nuôi ngọc trai, Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Biển Ngọc do anh Việt làm giám đốc đã đầu tư hệ thống lồng bè, vật tư, con giống để nuôi trai lấy ngọc, đồng thời phụ cấp 300.000 đồng/lao động. Bên cạnh đó, công ty đã ký kết thu mua ngọc trai với giá thỏa thuận: loại AAA (theo tiêu chuẩn quốc tế) 20 triệu đồng/kg; loại AA 15 triệu đồng/kg; loại A 10 triệu đồng/kg. Điều này đã thu hút nhiều hộ dân xã Lộc Bình tham gia.

Ông Nguyễn Ánh, ở xã Lộc Bình - người tham gia nuôi ngọc trai - nói: “Mô hình nuôi ngọc trai này đã giúp người dân đổi đời. Công ty ngoài việc bao tiêu sản phẩm còn quan tâm hỗ trợ vốn và kỹ thuật nuôi cấy trai, đã giúp người nuôi yên tâm. Đây cũng là niềm vui của gần trăm hộ dân nuôi ngọc trai nơi này".

Đến nay, diện tích nuôi ngọc trai ở xã Lộc Bình đã mở rộng hơn 10ha mặt nước thuộc đầm Hải Phú. Bước đầu mô hình này được đánh giá là thành công, cho tỷ lệ ngọc thương phẩm cao và mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Nuôi cấy ngọc trai đen đang được triển khai đại trà và đang giai đoạn tạo trai khá tốt.

Với Đinh Văn Việt, điều anh muốn làm còn lớn lao hơn nữa. “Tôi sẽ chuyển giao kỹ thuật nuôi cấy ngọc trai, đặc biệt là ngọc trai đen để người dân Lộc Bình tự làm chủ công nghệ nuôi cấy ngọc trai, đồng thời giúp họ xây dựng thương hiệu ngọc trai đen Việt Nam tại đầm Hải Phú, xã Lộc Bình” - anh Việt tâm sự.

Đây là điều hết sức cần thiết, bởi hầu hết các hộ nuôi ngọc trai ở Lộc Bình vẫn còn hạn chế kỹ thuật cấy ghép trai. Mô hình nuôi chưa ứng dụng công nghệ hiện đại sản xuất thương phẩm.

Việc xây dựng ngọc trai đen thương hiệu Việt tại Hải Bình chỉ mới bước đầu, song với những gì chàng trai trẻ Đinh Văn Việt đang thực hiện đã khẳng định bản lĩnh sáng tạo và khả năng tay nghề của người Việt Nam. Những đóng góp của anh đã làm nên một sản phẩm cao cấp mang thương hiệu Việt Nam.

Các tin khác