DN niêm yết: Khó phân định cổ tức hiệu quả

Để đánh giá cổ tức cao hay thấp chưa bao giờ là điều đơn giản, vì nó không chỉ phụ thuộc tỷ lệ chi trả của doanh nghiệp 20%, 30% hay thậm chí 50%, mà còn nhiều mối tương quan khác nữa, bao gồm: thị giá, kỳ vọng và cả điều kiện nắm giữ.

Để đánh giá cổ tức cao hay thấp chưa bao giờ là điều đơn giản, vì nó không chỉ phụ thuộc tỷ lệ chi trả của doanh nghiệp 20%, 30% hay thậm chí 50%, mà còn nhiều mối tương quan khác nữa, bao gồm: thị giá, kỳ vọng và cả điều kiện nắm giữ.

Cuối quý III-2012, Nhựa Bình Minh (BMP) đã có một đợt chi trả cổ tức với tỷ lệ 30%/mệnh giá. Tỷ lệ chi trả của BMP có thể xếp vào loại cao trên thị trường nhưng cũng chỉ đúng với một số nhóm cổ đông: những cổ đông đã nắm giữ nhiều năm, cổ đông sáng lập, cổ đông nội bộ… sở hữu với giá thấp.

Giả sử giá ban đầu của họ là 1.0 hoặc 2.0, thì tỷ suất sinh lời cho một lần nhận cổ tức này tương đương 15-30%, tức gấp từ 2-4 lần so với đem tiền gửi NH. Nhưng với NĐT cá nhân, câu chuyện lại khác, bởi vốn nhỏ, khó có chuyện “ngâm” tiền chỉ để hưởng cổ tức từ năm này đến năm khác.

Cũng có thể có những NĐT cá nhân sở hữu không nhiều, vẫn duy trì để hưởng cổ tức theo kiểu đầu tư dài hạn bất đắc dĩ do “lịch sử” nhiều hơn là thực tế của thị trường. Vào thời điểm BMP chốt danh sách cổ đông để chia cổ tức (cuối tháng 9-2012), nếu mua CP này trên thị trường dao động trong khoảng 3.5-4.0 để hưởng cổ tức thì tỷ lệ cổ tức/thị giá, hay lãi/giá vốn, tức tỷ lệ sinh lời cũng chỉ trên dưới 10%, không hấp dẫn.

Hiện nay BMP có giá 5.0, giả định công ty có một đợt chia cổ tức như năm 2012, thì tỷ lệ chia cổ tức, thị giá còn thấp hơn nữa. 

Đa phần NĐT mua cổ phiếu để lướt sóng chứ ít quan tâm đến cổ tức. Ảnh: C. THĂNG
Đa phần NĐT mua cổ phiếu để lướt sóng chứ ít quan tâm đến cổ tức.
Ảnh: C. THĂNG

Hôm nay 4-2, là ngày đăng ký cuối cùng để nhận cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 7%/mệnh giá của CTCP Đầu tư Thương mại SMC (SMC). Thường mỗi năm, tỷ lệ chi trả cổ tức của SMC sẽ dao động quanh mốc 15%/mệnh giá, đây là một mức vừa phải, không quá cao nhưng cũng không hề thấp. Nhưng nếu căn cứ vào mức giá trong khoảng 1.2-1.3 của SMC hiện nay, thì tỷ lệ sinh lời từ cổ tức của CP này cũng khoảng 12%/năm, tức là gấp rưỡi so với đem tiền gửi NH.

Trường hợp nếu những cổ đông nắm giữ SMC trong khoảng 5 năm, với tỷ lệ cổ tức/thị giá vừa nêu thì lợi nhuận cộng gộp lại cũng lên đến hơn 50%. Một điểm cần nói đến SMC là doanh nghiệp mà cơ cấu cổ đông rất ổn định, sự luân chuyển không nhiều, điều này đã được phần nào thể hiện qua thanh khoản của CP trên sàn không cao.

Nếu tham dự ĐHCĐ của công ty trong một số năm, đều bắt gặp một số “gương mặt thân quen” đó là những cổ đông lớn tuổi thuộc nhóm “cổ đông lâu năm” của công ty. Cũng chính vì điều này, nếu NĐT bên ngoài, những NĐT mới, nhìn thấy sự hấp dẫn của SMC muốn mua vào sẽ phải kiên trì mua từng ngày vài nghìn CP, thay vì một phiên “quất” 1 lệnh hàng trăm nghìn CP.

Kiên trì mua vào CP, chỉ để hưởng cổ tức (SMC không phải là CP có biến động mạnh theo kiểu đầu cơ) không phải là điều dễ gì thực hiện.

So sánh cả 2 trường hợp, BMP có thị giá cao và một số yếu tố khác từ thị trường, nên thị giá có thể biến động, là lực cản trong việc tiếp cận CP để hưởng cổ tức. Còn SMC, do doanh nghiệp hoạt động ổn định, cơ cấu cổ đông chặt chẽ, nên sự ít luân phiên cũng có thể là thử thách cho các NĐT mới.

Hay có thể kể thêm trường hợp của CAP (Lâm nông sản Thực phẩm Yên Bái), có thể gọi là CP “siêu cổ tức”. Tháng 5-2012, CAP trả cổ tức tiền mặt năm 2011 với tỷ lệ 52%/mệnh giá, đến tháng 11, CP này tiếp tục tạm ứng cổ tức đợt 1-2012 bằng tiền với tỷ lệ 20%.

Chưa đầy 1 năm, CAP đã có 2 lần chi trả cổ tức với tỷ lệ cộng gộp lên đến 70%/mệnh giá. Nhưng CAP có vốn điều lệ chưa đầy… 20 tỷ đồng, mỗi phiên trên sàn giao dịch vài nghìn CP. Với một “siêu CP” như vậy, ai đang nắm giữ liệu có muốn “buông” hay không?

Điều này thực ra cũng dễ hiểu, nó xuất phát từ quy luật cung-cầu. Việc lướt sóng, giao dịch hưởng chênh lệch giá ngày càng khó, các NĐT ngày càng muốn tìm những nguồn tiền ổn định, thay vì “phung phí” như trước, tức là cầu tăng. Trong khi đó, số doanh nghiệp làm ăn ổn định, chia cổ tức ổn định với tỷ lệ chấp nhận được là không nhiều, tức cung không tăng, thậm chí giảm, do tình hình kinh tế khó khăn.

Điều này làm cho “cơn khát” những DN chia cổ tức cao thêm phần “cháy bỏng”. Thực ra, mua vào CP của những DN chất  lượng cao như BMP, SMC, Vinamilk (VNM), Dược Hậu Giang (DHG), Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ)... cũng không đơn thuần ở góc độ cổ tức, mà còn là mua vì sự ổn định và tiềm năng dài hạn. Tức CP chứa đựng nhiều kỳ vọng hơn.

Cũng từ đây “giá trị gia tăng” của CP có cổ tức cao xuất hiện. Đơn cử như trường hợp của VNM hay PNJ, thường mỗi khi đến đợt doanh nghiệp công bố KQKD hoặc thông báo trả cổ tức, những CP này thường có những đợt tăng giá khá mạnh khoảng 20% hoặc thậm chí hơn nữa. Rõ ràng, với mức giá 10.0, nếu tỷ lệ cổ tức của VNM mỗi năm là 40% hay thậm chí 60% trên mệnh giá, so với thị giá tỷ suất sinh lời cũng chỉ 4-6%, không hấp dẫn.

Nhưng việc đón nhận rất nhiều kỳ vọng sẽ đẩy giá CP này tăng mạnh mỗi khi tin tốt xuất hiện, mà tin tốt thường liên quan đến kết quả kinh doanh và cổ tức.

Hoặc như PNJ, những ai sở hữu CP này từ những ngày đầu phát hành giờ đây đã lãi rất lớn, việc lãi không chỉ do cổ tức mà còn do từ việc giá trên thị trường tăng. Đây chính là giá trị tăng thêm, những NĐT hướng đến cổ tức, tìm sự ổn định cũng có thể được “hưởng thêm”.

Các tin khác