- Kinh tế 2025, hóa giải từ nội lực: Quốc hội giao cho Chính phủ 6,5-7%, phấn đấu 7,5%. Tuy nhiên, một số tổ chức quốc tế và giới chuyên gia chỉ ra những thách thức nền kinh tế phải đổi mặt, và cho rằng các thách thức cần phải được hóa giải từ nội lực mới có thể thúc đẩy tăng trưởng GDP năm 2025 đạt kế hoạch, hướng đến mốc 8% như tại Công điện 137/CĐ-TTg về việc thúc đẩy tăng trưởng năm 2025 mà Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh.
- Sửa một quyết định quá muộn, nhưng chưa đủ…: Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa ban hành Thông tư 23/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Trong đó có một điểm mới, đó là các trường được xây dựng các khối nhà lớp học cao nhất 5 tầng, so với quyết định cũ chỉ giới hạn 3 tầng. (TS. Nguyễn Minh Hòa)
- 2025 cơ hội từ các đối tác chiến lược toàn diện: Khi trở thành Đối tác Chiến lược Toàn diện với các quốc gia lớn, Việt Nam thu được rất nhiều lợi ích quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế, đầu tư và hợp tác quốc tế. Mỗi quốc gia đối tác mang đến những cơ hội và lợi thế riêng cho Việt Nam, đặc biệt là trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư và phát triển công nghệ, qua đó nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế.(Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công Thương)
- 2025 động lực từ những quyết sách lớn: 2025 là năm có ý nghĩa quan trọng với nhiều dấu mốc đặc biệt trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã xác định là năm tăng tốc, bứt phá, đột phá trên tinh thần đổi mới cả tư duy, cách nghĩ, cách làm và hành động, cả về tổ chức bộ máy đến nội dung nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. (Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội)
- GDP 2025 tăng 8%, phụ thuộc nhiều biến số: Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 trong đó, đặt ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 6,5-7%. Tuy nhiên tại Công điện ban hành mới đây, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt hơn, đặt mục tiêu tăng 8% trong năm 2025. Cả thế giới đang kỳ vọng Fed sẽ thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, nhưng Fed tuyên bố sẽ duy trì mức lãi suất cao. Với chính sách tiền tệ thận trọng như vậy, sẽ khó kỳ vọng kinh tế thế giới hồi phục mạnh, vì dòng tiền vẫn sẽ có xu hướng chảy về Mỹ để đầu tư vào trái phiếu, đồng USD tiếp tục mạnh lên. (PGS.TS Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TPHCM)
- 2025 kinh tế hồi phục trong thận trọng: Nền kinh tế mạnh mẽ của Mỹ đã hỗ trợ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2024. Các yếu tố này sẽ tiếp tục đóng vai trò chính trong việc “định đoạt” nền kinh tế trong năm 2025, bởi Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. (Michael Kokalari, Giám đốc Nghiên cứu thị trường VinaCapital)
- Thị trường đúng nghĩa, giảm thiểu rủi ro chính sách: Sau gần 40 năm kể từ khi thực hiện công cuộc Đổi mới (năm 1986), hiện nay đất nước đang đứng trước thời khắc trọng đại với không khí tiếp tục đổi mới quy mô và tầm mức sâu rộng hơn. Thị trường là chìa khóa vạn năng để điều chỉnh mọi thứ. Tất nhiên cái gì cũng có mặt trái của nó, mà Nhà nước chỉ xử lý một phần rất nhỏ mặt trái của nó. Do vậy theo đuổi “kinh tế thị trường”, tức thay đổi thể chế, giúp đất nước ta lột xác “rũ bùn đứng dậy”. Kinh tế thị trường đảm bảo hàng hóa dồi dào nhất, nhanh chóng cân đối nhu cầu nhất, vận hành hiệu quả, tiết kiệm, giá thành và giá cả hạ thấp nhất. Tôi xin lấy một dẫn chứng, trong đại dịch Covid-19, chúng ta khan hiếm khẩu trang là đương nhiên. Nhưng khẩu trang khan hiếm vì chính sách không đúng, không chuẩn. Khẩu trang không phải là mặt hàng bắt buộc mà Nhà nước quản lý, định giá, phân phối. Muốn nó không khan hiếm nữa phải tăng cường sản xuất, trao đổi, thậm chí vượt qua mọi luật lệ để có khẩu trang. (LS Trương Thanh Đức)
- TPHCM tìm giải pháp tăng trưởng 2 con số: Năm 2025, TPHCM đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt 2 con số, GRDP bình quân đầu người đạt 8.500 USD cùng nhiều mục tiêu kinh tế-xã hội khác. Hạn chế lớn nhất của TPHCM là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Đó là hiệu quả của công tác phối hợp giải quyết công việc giữa các sở, ngành và quận, huyện, mà chủ yếu là giữa các sở, ngành. (Đỗ Trà Giang)
- TPHCM phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng: Năm 2024, GRDP của TPHCM ước tính đạt 1,178 triệu tỷ đồng, tăng 7,17% so với năm trước, và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ổn định sau đại dịch Covid-19 (2020-2024). Tuy nhiên, đà tăng trưởng này vẫn chưa quay lại được với xu hướng tăng trưởng của giai đoạn trước đại dịch (2014-2019). (Đỗ Linh)
- “Chim Việt” hướng về trời Nam: Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) không chỉ phát triển lớn mạnh về số lượng, vị thế, vai trò ở nước sở tại, mà còn có những đóng góp bằng nhiều hình thức thiết thực, hiệu quả, hướng về quê hương. Như lẽ tự nhiên của “con Lạc, cháu Hồng”, dù sống xa Tổ quốc nhưng ở mọi thời điểm lịch sử của đất nước, cộng đồng NVNONN luôn trở thành nguồn lực quý báu trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, và từng được ẩn dụ như “chim Việt hướng về trời Nam”. (Thanh Hà)
- Một năm “sóng gió” vàng và tỷ giá: 2024 có thể nói là một năm đầy sóng gió của vàng và tỷ giá, với những đợt tăng nóng và giảm mạnh đầy bất ngờ. Kết thúc năm, giá vàng tăng khoảng 15%, tỷ giá USD/VNĐ tăng 4,5%. Nhìn về năm 2025, giới chuyên gia dự báo diễn biến của giá vàng và tỷ giá vẫn sẽ còn khó lường. (Cát Tường)
- Sẽ không có “Thiên nga đen” trong năm 2025: Khi năm 2024 khép lại, câu hỏi được nhà đầu tư (NĐT) quan tâm nhất là thị trường chứng khoán (TTCK) năm 2025 sẽ như thế nào, và liệu VN Index sẽ có những đợt lao dốc kinh hoàng? Nếu tất cả các quốc gia trả đũa lại nước Mỹ, chúng ta mới gặp phải kịch bản “Thiên nga đen”. Song kịch bản này cũng khó xảy ra, bởi ông Trump đã nói áp thuế chỉ là công cụ đàm phán, nếu giải quyết được Mỹ sẽ không áp thuế. Tuy nhiên, nếu chúng ta có sự chuẩn bị sẽ không bị bất ngờ, thậm chí có thể đổi màu “Thiên nga”. (Nguyễn Việt Đức, Giám đốc kinh doanh số của CTCP Chứng khoán VPBank - VPBankS)
- Tính đúng tiền thuê đất các dự án đặc thù: Từ sự kiện Thảo Cầm Viên Sài Gòn nợ hơn 860 tỷ đồng tiền thuê đất do bất cập trong cách tính, nhiều ý kiến cũng cho rằng, đối với những trường hợp tương tự, Nhà nước cần “tính đúng, tính đủ” để doanh nghiệp (DN) hoạt động ổn định, lâu dài. (Bình Minh)
- Xuất khẩu tiếp tục bứt tốc trong 2025: Năm 2024 khép lại với rất nhiều điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu của Việt Nam. Đây được xem là bệ phóng để các ngành hàng xuất khẩu đặt ra nhiều mục tiêu mới cho năm 2025. (Thanh Dung)
- Kỳ vọng nguồn thu từ thương mại điện tử: Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam đã có một năm 2024 bùng nổ, song cũng còn tồn tại nhiều vấn đề trong quản lý. Bước qua năm mới 2025 với những chính sách, đề xuất mới, kỳ vọng thị trường sẽ được quản lý tốt hơn. (Thanh Lâm)
- Dự báo những xu hướng công nghệ bùng nổ trong 2025 (Nhã Trúc)
- Đòn bẩy du lịch concert tại Việt Nam: Năm 2024 đánh dấu bước ngoặt quan trọng của thị trường sự kiện âm nhạc trực tiếp (concert), với sự thành công rực rỡ của những chương trình âm nhạc lớn. Không chỉ thu hút sự chú ý của công chúng, mà còn thúc đẩy sự phát triển của nền công nghiệp văn hóa và du lịch. (Mai An)
- Nét đẹp mùa đông Hà Nội: Hà Nội có một mùa đông thực sự kỳ lạ, khi có những ngày rét buốt, khi lại có những ngày nắng đẹp vừa dễ chịu vừa đáng nhớ. Những trận rét ngọt như giúp ta nếm được vị ngọt ngào trong cái rét. Ai đã từng để cái lạnh luồn qua từng lớp vải, cù vào da thịt mới thấy cái nhớ, cái lưu luyến của mùa đông Hà Nội, mới thấy phố phường đất kinh kỳ mới đáng yêu làm sao. (Gia Hiển)
- Mỹ có thể chiếm lại kênh đào Panama?: Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump vừa qua đã gây chấn động, khi đề xuất Mỹ nên lấy lại quyền kiểm soát kênh đào Panama. Tại sao ông lại đưa ra đề xuất kỳ lạ như vậy, và liệu điều đó có thực hiện được không? (Vĩnh Cẩm)
- Luc Frieden - Người đứng đầu quốc gia giàu nhất thế giới: Luxembourg là nước giàu nhất thế giới hiện nay, với GDP bình quân đầu người đạt 151.150 USD, theo ước tính mới nhất của Forbes. Người lãnh đạo quốc gia giàu có này chính là Thủ tướng Luc Frieden. (Ánh Vân)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM