Đón đọc ĐTTC bộ mới số 261 phát hành thứ hai ngày 10-2-2025

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 261 phát hành ngày 10-2-2025 với nhiều chuyên mục:

b1.jpg

- Trung tâm tài chính quốc tế tại TPHCM và Đà Nẵng: Cần làm gì để thành công: “Trả lời cho câu hỏi Việt Nam đủ điều kiện để thành lập Trung tâm tài chính (TTTC) quốc tế chưa? Tôi khẳng định là đủ” - Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định tại hội nghị công bố Nghị quyết của Chính phủ về xây dựng TTTC khu vực và quốc tế tại Việt Nam sáng 4-1-2025. Nghị quyết được ban hành để thực hiện Kết luận 47 của Bộ Chính trị, đồng ý chủ trương thành lập TTTC quốc tế toàn diện tại TPHCM và TTTC khu vực tại Đà Nẵng, dự kiến sẽ được thành lập, vận hành trong 2025. Vẫn còn nhiều điều cần làm rõ thế nào là TTTC quốc tế “toàn diện” tại TPHCM và “khu vực” tại Đà Nẵng. Liệu Việt Nam có cần đến 2 TTTC quốc tế? Liệu có nên tập trung vào 1 trung tâm trước? TPHCM có nền tảng tài chính mạnh hơn Đà Nẵng, nên việc phát triển 1 trung tâm trước để tạo hiệu ứng lan tỏa có thể cần được tính đến. (GS.TS Trần Ngọc Thơ, Đại học Kinh tế TPHCM)

- Nhìn lại Tết 2025: Sáng 4-2-2025, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị của Ban Bí thư Trung ương Đảng, đánh giá công tác triển khai thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ 2025. Điều đó cho thấy, việc nhìn nhận, đánh giá về một cái Tết quan trọng như thế nào. Chính vì thế không chỉ lãnh đạo Trung ương, bộ ngành mà các tỉnh thành, các tập đoàn kinh tế, các công ty và những người sản xuất, buôn bán nhỏ cũng cần rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm để các Tết sau tươi vui hơn. (TS. Nguyễn Minh Hòa)

- TPHCM cần cơ chế đặc thù cho kinh tế xanh: Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, phát triển kinh tế xanh trở thành một xu thế tất yếu và là yêu cầu cấp bách đối với các đô thị lớn như TPHCM. (Nguyễn Minh Hải)

- Trung tâm tài chính quốc tế TPHCM: Không cần đi tắt, hãy đi một cách khôn ngoan: Trung tâm tài chính (TTTC) quốc tế TPHCM cần định hình là thoát khỏi tầm quốc gia và vươn ra tầm quốc tế. Nhưng vấn đề là còn rất nhiều câu hỏi về con đường đi đến TTTC quốc tế. Làm thế nào để thu hút các tổ chức tài chính quốc tế và các thương vụ quốc tế? Trong bài này tôi sẽ chia sẻ một vài suy nghĩ về những câu hỏi đó. (TS. Hồ Quốc Tuấn, Đại học Bristol, Anh)

- Trung tâm tài chính quốc tế: Tạo khác biệt bằng công nghệ: Bộ Chính trị đã đồng ý chủ trương thành lập TTTC quốc tế toàn diện tại TPHCM và TTTC khu vực tại TP Đà Nẵng, là bước tiến mới kỳ vọng góp phần tạo đột phá cho nền kinh tế. Vậy chọn mô hình nào cho TTTC quốc tế TPHCM để có thể cạnh tranh với các TTTC quốc tế trên thế giới? TPHCM cũng cần triển khai các chính sách thu hút nhân tài quốc tế, đặc biệt là các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính và công nghệ. Kế hoạch của TPHCM là từ 5-10 năm nữa sẽ hình thành TTTC quốc tế, thời gian như vậy là phù hợp và ngay bây giờ cần chuẩn bị cơ chế pháp lý, hành lang pháp lý, hệ sinh thái, hạ tầng để tiến hành xây dựng trung tâm này. (PGS.TS Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TPHCM)

- Trung tâm tài chính quốc tế: Lợi thế cho TPHCM: Thủ tướng đã ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về Trung tâm tài chính (TTTC) khu vực và quốc tế tại Việt Nam, trong đó có TPHCM. Đây là một tín hiệu mừng, vì thực tế có nhiều thành phố lớn trên thế giới phát triển thành trung tâm thương mại, nhưng chưa thể phát triển thành TTTC. Cụ thể như thủ đô BangKok của Thái Lan, Kuala Lumpur của Malaysia, hay Jakarta của Indonesia, chưa được thế giới công nhận là TTTC quốc tế. (TS. Đinh Thế Hiển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tin học và Kinh tế ứng dụng)

- Để TPHCM trở thành TTTC quốc tế…: Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, chỉ khi có mức độ phát triển cao của thị trường tài chính cùng với sức mua cao và ổn định của đồng tiền quốc gia, mới là những nhân tố thiết yếu để thúc đẩy đồng tiền của quốc gia đó trở thành đồng tiền quốc tế, và là yếu tố quan trọng để xây dựng trung tâm tài chính (TTTC) quốc tế. (TS. Nguyễn Đại Lai, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng)

- Điều kiện “cần và đủ” cho TTTC quốc tế: Việt Nam đặt mục tiêu có ít nhất một trung tâm tài chính (TTTC) vào cuối năm 2025, nhằm thúc đẩy dịch vụ tài chính và phát triển kinh tế - xã hội. Điều này có trở thành hiện thực hay không phụ thuộc rất lớn vào nhiều yếu tố: hệ thống cơ chế chính sách vượt trội; hạ tầng “cứng” và “mềm” được chuẩn bị chu đáo cùng với quá trình thực thi khôn khéo, tận dụng được kinh nghiệm của những người đi trước. (Anh Thư)

- Trung tâm tài chính quốc tế nhìn từ các nước: Phát triển Trung tâm tài chính (TTTC) quốc tế không chỉ mang hiệu quả kinh tế, mà còn cải thiện việc phát triển nhân tài của đất nước; củng cố vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế; giúp quảng bá hình ảnh của Việt Nam. TPHCM đang ở giai đoạn đầu tiên của TTTC, nên cần tập trung vào các thị trường và sản phẩm thế mạnh của TP trong giai đoạn tới. Bởi ở cấp độ đầu tiên, các TTTC trên thế giới tập trung chuyên môn hóa vào thị trường và các sản phẩm có thế mạnh cạnh tranh. (Việt Vũ)

- Tăng trưởng 8% không khó, cái khó là duy trì bền vững: Khả năng tăng trưởng GDP năm 2025 sẽ đạt 8%, song vấn đề là chúng ta duy trì được tăng trưởng cao trong bao lâu, và làm thế nào để tăng trưởng cao bền vững. Làm thế nào để tăng trưởng cao bền vững, chứ hết tiền là hết tăng thì sao? Như chúng ta đã thấy trong 35 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang có xu hướng chậm lại, cứ mỗi 10 năm tăng trưởng lại một lần suy giảm. Do vậy cần đánh giá sâu sắc nguyên nhân của xu hướng này để đưa ra các chính sách phù hợp. (TS. Nguyễn Đức Kiên, nguyên Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng)

- “Hóa giải” chính sách thuế quan của Mỹ bằng cách nào?: Chính sách tăng thuế quan nhập khẩu mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thực hiện sẽ khó thay đổi, và sẽ tác động đến hầu hết các đối tác thương mại của Mỹ đặc biệt là những đối tác Mỹ đang bị thâm hụt thương mại. Đối với Việt Nam, một trong những đối tác xuất siêu lớn vào Mỹ có thể Mỹ nhắm tới vào cuối năm nay hoặc trong năm sau. Do đó Việt Nam cần tìm cách hóa giải ngay từ bây giờ. (GS. Hà Tô Vinh, Chuyên gia tư vấn cao cấp tài chính, cơ sở hạ tầng cho nhiều dự án của WB; chuyên gia tài chính năng lượng của ADB)

- Cuộc chiến thuế quan Mỹ - Trung: Doanh nghiệp Việt cần chuẩn bị gì?: Sắc lệnh tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về kinh tế của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 1-2-2025, đã áp dụng mức thuế suất cao đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ từ Canada (25%), Mexico (25%), Trung Quốc (10%) đã tác động mạnh đối với kinh tế Việt Nam và kinh tế của thế giới. Ngay khi thuế suất nhập khẩu của Mỹ có hiệu lực, Trung Quốc lập tức tung biện pháp trả đũa áp thuế đối với các mặt hàng than đá, khí tự nhiên, dầu thô, máy móc từ Mỹ. (Luật sư Bùi Văn Thành, Trưởng Văn phòng Luật sư Mặt Trời Mới)

- Chủ động ứng phó thương mại với Mỹ: Việc Mỹ áp thuế mới lên hàng Trung Quốc đang khiến mối lo về căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng. Trong bối cảnh ấy, bài toán ứng phó ra sao với thị trường Mỹ đang trở nên hết sức quan trọng. DN cần đa dạng hóa thị trường nhất là những thị trường có FTA với Việt Nam, cũng là một trong những giải pháp được nhắc đến nhiều với các DN trong suốt thời gian qua, để giảm sự tập trung vào thị trường lớn là Mỹ. (Thanh Lâm)

- Giá vàng biến động khó lường: Ngày 31-1, giá vàng thế giới đã bất ngờ vượt qua mốc 2.800USD/ounce, và giá vàng giao kỳ hạn của Mỹ đã thẳng tiến lên mức kỷ lục mới 2.893USD/ounce vào ngày 5-2. Đà tăng này bắt nguồn từ nhu cầu trú ẩn an toàn trước sự không chắc chắn xung quanh các mức thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Cát Tường)

- Sức ép USD/VNĐ vẫn hiện hữu: Đà tăng giá của USD cộng với việc bộ đệm dự trữ ngoại hối bị “bào mòn”, và khả năng thu hút/giữ chân dòng ngoại tệ thiếu tính bền vững, sẽ tiếp tục gây sức ép lên tỷ giá USD/VNĐ. (Đỗ Linh)

- SABECO bị “bủa vây” trong thế khó: Chưa hết khó sau Nghị định 100 và những quyết liệt trong việc phạt nặng tài xế xe có nồng độ cồn, Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HoSE: SAB) lại phải đối mặt với thách thức mới về thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB). Đây thật sự là bài toán khó với Sabeco trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của ngành thực phẩm, đồ uống (F&B). (Kim Giang)

- Thế mạnh những dự án kết nối hạ tầng: Thị trường bất động sản (BĐS) TPHCM trong năm 2025 được dự báo vẫn đứng trước rất nhiều thách thức. Tuy nhiên, trong khó khăn vẫn “le lói” cơ hội từ những dự án hạ tầng kết nối vùng. (Đỗ Trà Giang)

- Mục tiêu có quá tầm cho ngành du lịch?: Sau khi hoàn thành các mục tiêu đón khách trong năm 2024, ngành du lịch Việt Nam hướng tới mục tiêu đón 22-23 triệu lượt khách quốc tế, 120-130 triệu lượt khách nội địa, doanh thu từ 980- 1.050 ngàn tỷ đồng. Đây có là mục tiêu quá tầm khi ngành du lịch vẫn đang đối mặt nhiều thách thức? (Đức Mạnh)

- Tứ giác du lịch miền Tây: Với tài nguyên du lịch đa dạng, TP Cần Thơ và các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cà Mau đang tạo ra “Tứ giác du lịch miền Tây” với nhiều sản phẩm du lịch đặc thù, từ sông nước, miệt vườn, biển đảo, hệ sinh thái rừng núi cho tới rừng ngập mặn ven biển hấp dẫn. (TS. Trần Hữu Hiệp, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch ĐBSCL)

- Khám phá thế giới robot độc lạ (Nhã Trúc)

- Amsterdam - Thành phố cổ kính và thơ mộng: Amsterdam - thủ đô của Hà Lan, luôn thu hút du khách bởi vẻ đẹp cổ kính từ những căn nhà lâu đời, các công trình kiến trúc đậm chất lịch sử và khung cảnh trầm mặc, êm ả gắn liền với bản sắc văn hóa đã tồn tại hàng trăm năm. (Ngọc Quyên)

- Tham vọng của Tổng thống Mỹ với SWF: Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký một sắc lệnh hành pháp nhằm thành lập một quỹ đầu tư quốc gia (SWF). Động thái này ngay lập tức được hoan nghênh và được xem là một hành động sáng suốt nhất về kinh tế của ông Trump khi quay lại Nhà Trắng lần này. (Vĩnh Cẩm)

- Luis Rubiales: Hầu tòa vì nụ hôn: Ngày 3-2, cựu Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Hoàng gia Tây Ban Nha (RFEF) Luis Rubiales, phải ra hầu tòa trong vụ án tấn công tình dục, đã khai mào cho phong trào nữ quyền chống lại bạo lực tình dục, và đòi bình đẳng cho phụ nữ trong xã hội và thể thao ở Tây Ban Nha. (Ánh Vân)

Và nhiều chuyên mục khác…

MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác