- Xu thế dòng chảy thời đại: Một năm mới Ất Tỵ 2025 bắt đầu với nhiều chờ đợi và nhiều hy vọng. Năm mới 2025 không chỉ đánh dấu 50 năm non sông liền một dải, mà còn là cột mốc cộng đồng cùng tin tưởng bước vào “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”. Như Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói, đất nước ta đang đứng trước thời điểm lịch sử mới, việc đưa đất nước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình là phù hợp với xu thế thời đại và thực tiễn kinh nghiệm của các nước đi trước. Lịch sử phát triển của nhân loại cũng đã chứng minh, để một quốc gia vươn lên trong nền chính trị - kinh tế và văn minh của thế giới phải có sự bứt phá mạnh mẽ, tạo được sự thay đổi căn bản nhất. Kỷ nguyên mới đang đặt ra yêu cầu phải có sự tham gia của tất cả các ngành, các lĩnh vực, các lực lượng, của cả hệ thống chính trị và của cả toàn dân tộc.
- Năm mới khởi động…: Năm 2024 ở sau lưng với những thành tựu và những ngổn ngang. Nhìn lại năm 2024 không khó để nhận ra có những thay đổi đã nhen nhóm trong mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực, mỗi địa phương nhằm tạo ra sức bật bứt phá. Và khi năm 2025 gõ cửa, thì khí thế tưng bừng được cộng đồng chung tay. (Tâm Huyền)
- Thị trường xe công nghệ lại “nóng”: Thông tin hãng gọi xe công nghệ Bolt của châu Âu đang có những động thái đầu tiên cho việc gia nhập thị trường Việt Nam, thu hút được nhiều sự quan tâm. Liệu Bolt có thể trụ và chia lại “miếng bánh” thị trường xe công nghệ vốn được đánh giá hết sức khốc liệt? (Thái Hà)
- Ngoại giao kinh tế trong kỷ nguyên vươn mình: Ngoại giao kinh tế đã trở thành một nhiệm vụ trung tâm trong hoạt động đối ngoại các cấp, trong đó có đối ngoại cấp cao. Thế giới hiện nay đang đứng trước nhiều diễn biến phức tạp, khó lường và khó dự báo, nhưng cũng mở ra rất nhiều cơ hội cho các quốc gia tận dụng các động lực tăng trưởng mới như kinh tế xanh, kinh tế số, khoa học – công nghệ để có thể bứt phá đi lên. Ở trong nước, sau gần 40 năm Đổi mới, với thế và lực mới, với những yêu cầu cấp bách của thời đại, có thể nói đây chính là thời điểm để hội tụ các yếu tố để đưa đất nước bước sang kỷ nguyên mới, như lời Tổng Bí thư Tô Lâm đã phát biểu gần đây. Để tận dụng tốt thời cơ này, chúng ta phải nhận thức sâu sắc rằng, đi vào kỷ nguyên mới công tác ngoại giao kinh tế cần phải tiếp tục phát huy được vai trò phục vụ người dân, phục vụ doanh nghiệp và phục vụ địa phương với tinh thần “hiệu quả hơn, sâu sắc hơn và thực chất hơn”, với một tư duy mới “nhạy bén và sáng tạo hơn”. (Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao)
- Việt - Trung: “Điểm tăng trưởng” trong hợp tác: Quan hệ Trung Quốc - Việt Nam hiện nay đang phát triển tốt đẹp, và từng bước trở thành “điểm tăng trưởng” trong quan hệ song phương. Với sự phát triển kinh tế của Trung Quốc, tôi tin rằng hai nước sẽ tiếp tục tiến lên. Việt Nam và Trung Quốc là bạn đồng hành, đối tác tốt trên con đường đổi mới sáng tạo và công nghệ cao, có thể tạo ra nhiều thành quả hiện đại hóa mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước. (Hà Vĩ, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam)
- Việt - Mỹ: Đi vào thực chất: Năm 2024 đã đánh dấu những bước tiến vượt bậc trong quan hệ song phương, đồng thời cam kết xây dựng một tương lai an ninh và thịnh vượng giữa hai quốc gia. Cùng nhau, chúng ta sẽ nắm bắt những cơ hội mới, giải quyết những thách thức toàn cầu và xây dựng một tương lai thịnh vượng, ổn định và an toàn cho tất cả mọi người. (Marc Knapper, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam)
- Việt - Nga: Đa dạng lĩnh vực hợp tác toàn diện: Những kết quả đạt được trong năm 2024 thể hiện rõ tinh thần chung của Việt Nam - Liên bang Nga trong việc thúc đẩy toàn diện quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai nước. Trong hợp tác kinh tế hai nước thời gian qua cũng không ngừng phát triển. Hai nước đã chuẩn bị dự thảo kế hoạch toàn diện về phát triển hợp tác Nga - Việt đến năm 2030, trong đó bao gồm lộ trình thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực thương mại - đầu tư, công nghiệp, năng lượng, giao thông, công nghệ thông tin và truyền thông, khoa học và giáo dục. (G. S. Bezdetko, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam)
- Linh hoạt dòng vốn cho mục tiêu tăng trưởng 2025: 2025 là một năm quan trọng trong thực hiện các kế hoạch 5 năm đề ra, NHNN sẽ điều hành chính sách linh hoạt, phù hợp nhằm hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Năm 2025, Chính phủ đặt ra chỉ tiêu tăng trưởng GDP mạnh mẽ hơn 8%, vậy cần vốn tín dụng bao nhiêu, vốn từ Chính phủ, vốn đầu tư xã hội bao nhiêu, đây là vấn đề NHNN cũng đang rất quan tâm. Chúng tôi mong muốn có thêm nguồn vốn từ thị trường trái phiếu, chứng khoán và nguồn vốn khác từ đầu tư xã hội, đầu tư tư nhân nhằm giảm áp lực cho tín dụng. (Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước)
- Bơm tín dụng cho tăng trưởng cẩn trọng “con dao 2 lưỡi”: Tăng trưởng tín dụng sẽ là động lực cho tăng trưởng kinh tế nhưng phải phù hợp với nhu cầu và khả năng hấp thụ của nền kinh tế, ngược lại sẽ là “con dao hai lưỡi” khi mức tăng trưởng tín dụng bị “lệch pha” với tăng trưởng kinh tế. Cho đến thời điểm hiện nay chỉ số lạm phát vẫn đang rất “lý tưởng”. Suốt 5 năm trở lại đây, chỉ số lạm phát chưa bao giờ vượt mục tiêu Quốc hội đề ra, vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Nhưng tình hình có thể sẽ khác nếu như chúng ta bơm vốn tín dụng quá đà. (TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế Bộ Tài chính)
- Tín dụng cao có hỗ trợ tăng trưởng kinh tế?: Kết thúc năm 2024, tín dụng đã vượt mục tiêu đề ra cho cả năm nhờ sự bứt phá nhu cầu vay vốn trong tháng 11 và tháng 12. Điều này có phần giống diễn biến cuối năm 2023. Bước sang năm 2025, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng (TTTD) cao với mức định hướng 16%, nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Chính phủ. Nhưng có ý kiến cho rằng, tín dụng không còn mối quan hệ tuyến tính với tăng trưởng kinh tế, và không nên đẩy tín dụng bằng mọi giá. (Cát Tường)
- TPHCM phát triển đô thị đa trung tâm như thế nào?: Theo kế hoạch, sau năm 2030, TPHCM sẽ hình thành các đô thị mới ở ngoại thành theo mô hình TP đa trung tâm. Trong đó hình thành đô thị Thủ Đức, đô thị Củ Chi - Hóc Môn, đô thị Bình Chánh, đô thị quận 7 - Nhà Bè, và đô thị sinh thái biển Cần Giờ. Đây là một trong những nội dung của quyết định phê duyệt Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ban hành. (Đỗ Trà Giang)
- Lãi suất 2025: “Ẩn số” tỷ giá: Thống kê từ NHNN cho thấy, năm 2024 lãi suất huy động (LSHĐ) bình quân tăng 0,73%/năm so với cuối năm 2023, nhưng lãi suất cho vay bình quân giảm 0,59%/năm. Song với đà tăng LSHĐ vẫn đang nối tiếp trong đầu năm 2025 và ngày càng nhiều nhà băng điều chỉnh tăng, cùng với đó áp lực tỷ giá tăng, sẽ tiếp tục gánh nặng đối với nhà điều hành. (Đỗ Linh)
- Những điểm mới trong kỳ cơ cấu đầu tiên năm 2025: Trong tháng 1, HoSE sẽ thực hiện đánh giá định kỳ chỉ số VN30 và VNFIN LEAD kỳ đầu tiên của năm 2025. Đây là kỳ tái cơ cấu cuối cùng dựa trên Quy tắc xây dựng và quản lý Bộ chỉ số HOSE Index phiên bản 3.1. (Hải Hồ)
- Ngành du lịch cần chiến lược dài hơi: Năm 2024, ngành du lịch trở thành một trong những điểm sáng của bức tranh phát triển kinh tế - xã hội khi đón hơn 17,5 triệu lượt khách quốc tế, tăng gần 40% so với năm trước. Bước qua năm 2025, toàn ngành đặt mục tiêu đón 22-23 triệu lượt khách quốc tế. (Thanh Lâm)
- Du lịch TPHCM tất bật cho mục tiêu mới: Sau khi hoàn thành mục tiêu đón 6 triệu khách quốc tế trong năm 2024, ngành du lịch TPHCM đặt ra một cột mốc đầy bứt phá trong năm 2025 là đón 8,5 triệu lượt khách quốc tế, tăng 40% so với năm trước. (Đức Mạnh)
- Xu hướng AI tại triển lãm công nghệ CES 2025 (Nhã Trúc)
- Thị trường nghệ thuật Việt Nam chuyển mình: Thị trường nghệ thuật Việt Nam đang chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ. Trước đây, người nước ngoài chiếm phần lớn trong thị trường mua bán các tác phẩm nghệ thuật, chủ yếu nhằm mục đích lưu niệm. Tuy nhiên, gần đây sự chuyển mình rõ rệt đã diễn ra, khi người Việt bắt đầu nắm vai trò chủ đạo. Đặc biệt, làn sóng "hồi hương" tranh Đông Dương, một hiện tượng đáng mừng của cộng đồng yêu nghệ thuật Việt Nam. (Mai An)
- Cần loại bỏ những phim Hàn Quốc xuyên tạc lịch sử Việt Nam: Ngày 26-12-2024 vừa qua, nền tảng xem phim Netflix đã công chiếu bộ phim “Trò chơi con mực phần 2” và lập tức gây ra phản ứng trái chiều, không chỉ vì nội dung mà còn vì lời thoại liên quan tới chiến tranh Việt Nam với góc nhìn sai lệch. (Gia Hiển)
- Tết xưa mãi trong tâm tưởng: Một buổi sáng cuối năm, tôi choàng tỉnh giấc, thấy trời se lạnh, mưa bụi lất phất như giăng mắc. Trong gian phòng chật hẹp nơi phố thị, chồng tôi đang khẽ khàng đốt ít hương trầm, thoang thoảng trong gió mùi hương nhẹ nhàng hòa lẫn cùng hương dịu ngọt của bánh mứt, càng khiến lòng người thêm háo hức chờ mong Tết đến thật gần như trẻ thơ đã qua. (Minh Vân)
- Nhớ đêm giao thừa quê nhà: Mấy dòng giản đơn của em gái khiến lòng tôi không khỏi nao nao. Sực nhớ đến khoảng thời gian trước đây, mỗi đêm giao thừa, tôi thường quây quần bên cạnh bố mẹ, ngồi thưởng thức vài món ăn quê hương, nghe những mầm xuân thiên nhiên kết hợp vớị mùi hương trầm ngát thơm trên bàn thờ Tổ tiên, tạo thành một vị xuân đặc biệt lắng sâu tâm cảm mỗi người. (Lê Thiên Hảo)
- Tứ Xuyên: Thiên phủ chi quốc chốn dương gian: Tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc nổi tiếng với vẻ đẹp lịch sử và văn hóa lâu đời, đã trải qua bao thăng trầm nhưng vẫn giữ và bảo tồn nhiều vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên. Cảnh vật mê hoặc lòng người của Tứ Xuyên với cái hồn rất thi vị và lãng mạn là thứ níu chân những lữ khách khiến họ lưu luyến chẳng muốn rời đi. (Ngọc Quyên)
- Trải nghiệm Metro, thuận nhưng chưa tiện lắm: Số lượng người dân chọn metro để đi lại trong những ngày qua khá đông, ngày cao điểm 1-1-2025 lên đến gần 300.000 lượt. Cho đến thời điểm hiện nay, TPHCM vẫn cho người dân “trải nghiệm” miễn phí, người tham gia bên cạnh nhu cầu thực cũng có không ít người “đi cho biết”, một bộ phận khác đang “test” việc đi lại bằng metro so với phương tiện mà lâu nay họ đi làm trước khi quyết định chuyển đổi… Theo ghi nhận của ĐTTC, một trong những lý do quan trọng để người dân chọn hay không là việc kết nối từ ga metro đến nơi họ cần đến. (Bình Minh)
- Trung Quốc “không ngại” chính quyền Donald Trump: Việc ông Donald Trump quay lại Nhà Trắng được dự báo sẽ tạo nên căng thẳng trong mối quan hệ Mỹ - Trung. Tuy nhiên, những động thái gần đây cho thấy giới lãnh đạo Trung Quốc khá bình thản trước ngày ông Donald Trump nhậm chức. (Vinh Trang)
- Justin Trudeau: Thủ tướng Canada vì sao từ chức?: Sau gần 10 năm lãnh đạo đất nước, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã từ chức lãnh đạo Đảng Tự do cầm quyền. Nguyên nhân do cuộc khủng hoảng mới nhất của ông Trudeau nổ ra sau khi Bộ trưởng Tài chính Chrystia Freeland đột ngột từ chức, trong bối cảnh tranh cãi về cách xử lý các mức thuế thương mại mà Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đe dọa áp dụng. (Ánh Vân)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM