Đón đọc ĐTTC số 216 phát hành thứ hai ngày 18-9-2023

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số 216 phát hành ngày 18-9-2023 với nhiều chuyên mục:

- Cấp thiết tăng cường năng lực nội sinh: Là nước đang phát triển, cần phát triển, nhưng kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng dưới mức tiềm năng, thậm chí đang thể hiện rõ xu hướng suy giảm. Đó là do năng lực nội sinh chưa được khai thác tốt, chưa được sử dụng hiệu quả. Chuyển tiềm năng thành năng lực thật đang là vấn đề cấp thiết.

- Kéo xa lại gần, đẩy gần ra xa: Việc làm hầm chui qua đường cao tốc có thể tốn kém hơn cầu cạn, nhưng thuận tiện hơn cho người dân, xe cộ di chuyển qua lại và vận chuyển các loại vật liệu xây dựng cồng kềnh, hàng hóa. Nhưng các chủ đầu tư có vẻ không hứng thú với hầm chui vì tốn kém, phức tạp và thời gian xây dựng lâu hơn. Có lẽ vì thế, trên các tuyến cao tốc của Việt Nam hầu như không có hầm chui dân sinh. Phát triển đường cao tốc là cần thiết nhưng không vì thế bắt dân phải hy sinh lợi ích cộng đồng. GS. John Macionis, Trường Đại học Ilinoi, từng đã cảnh báo một trong số những lý do làm tan vỡ cộng đồng truyền thống là mở đường cao tốc đi qua làng của họ. (TS. Nguyễn Minh Hòa)

- Tăng cường giải pháp phòng cháy ở khu dân cư: Giải pháp phòng cháy là điều ai cũng thấy cần thiết, nhưng ai cũng bẽ bàng khi xảy ra vụ hỏa hoạn tại số nhà 37 ngách 29/70 phố Khương Hạ (Thanh Xuân, Hà Nội) khuya 12-9. Rõ ràng, giải pháp phòng cháy đã không được quan tâm, khi diện tích đất 200m2 trong ngõ nhỏ được cấp phép xây dựng 6 tầng, lại biến thành chung cư mini 9 tầng làm nơi sinh sống khoảng 150 người. Chủ nhân của chung cư mini đã bị khởi tố và bắt giam, còn trách nhiệm của cán bộ quản lý địa bàn và các cơ quan chức năng vẫn phải làm sáng tỏ. Tuy nhiên, sự trừng phạt và sự oán trách không thể nào cứu lại 56 sinh mạng đã bị tước đoạt một cách oan uổng. (Gia Quan)

- “3 lằn ranh đỏ” cho thị trường bất động sản Trung Quốc: Dù các chính sách của Trung Quốc chưa phát huy hiệu quả trên diện rộng, nhưng tại các thành phố cấp I đã chứng kiến nhu cầu phục hồi, đã giúp các nhà hoạch định chính sách có nhiều dư địa để nới lỏng chính sách mua nhà lần đầu. Khi nhận thấy lãi suất không còn là công cụ hữu hiệu để tăng niềm tin người mua nhà, cơ quan quản lý Trung Quốc đã cắt giảm tỷ lệ trả trước tối thiểu (số tiền/tổng giá trị mà người mua trả trước khi mua nhà) xuống 20% cho căn nhà đầu tiên và 30% cho căn nhà thứ 2. (Đỗ Thạch Lam, Công ty Chứng khoán Rồng Việt - VDSC)

- Những kỳ vọng sau Diễn đàn kinh tế TPHCM: Diễn đàn Kinh tế TPHCM (HEF) năm 2023 với chủ đề “Tăng trưởng xanh - Hành trình hướng tới giảm phát thải ròng bằng không”, đã thu hút số lượng đại biểu tham gia đông nhất qua 4 kỳ tổ chức, đồng thời cũng ghi nhận trên 80 ý kiến tại các phiên làm việc. Điều này cho thấy nhiều kỳ vọng đột phá cho kinh tế TPHCM - một đầu tàu kinh tế của cả nước trong “kiến tạo hành trình mới, năng lực cạnh tranh mới”. (Trà Giang - Đức Mạnh)

- Doanh nghiệp mạnh mới tăng cường năng lực nội sinh: Để có được cộng đồng doanh nghiệp (DN) phát triển nhằm tăng cường năng lực nội sinh, trước hết phải tăng nhanh số DN gia nhập thị trường hướng đến mục tiêu 2 triệu DN vào năm 2030. (TS. Nguyễn Đình Cung, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương)

- Định hướng chính sách tài khóa nghịch chu kỳ: Những nỗ lực mở rộng tài khóa và tiền tệ của Chính phủ gần đây chưa thể đảm bảo sự hồi phục chắc chắn của nền kinh tế. Vì vậy, thay vì lạm dụng các công cụ tiền tệ, nên theo đuổi định hướng chính sách tài khóa nghịch chu kỳ. Kết hợp được mục tiêu an sinh xã hội với kích cầu, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn, vừa cải thiện được tổng cung tiềm năng, mang lại sự phát triển bền vững của nền kinh tế trong tương lai. (PGS.TS Phạm Thế Anh, Khoa Kinh tế học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân)

- Đẩy mạnh tín dụng xanh, trái phiếu xanh: Việt Nam đang thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này cần nhiều nhiều yếu tố, trong đó vấn đề tài chính như tín dụng xanh, trái phiếu xanh (TDX, TPX) hỗ trợ phát triển dự án xanh rất quan trọng. Để huy động nguồn vốn từ 2 kênh tài chính TDX, TPX, đòi hỏi các tiêu chí, tiêu chuẩn rõ ràng về các dự án xanh, cũng như quy trình dán nhãn minh bạch cho các dự án đáp ứng yêu cầu TDX, TPX, tuân theo các thông lệ quốc tế tốt nhất. (TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính NH)

- Vốn ngoại đổ mạnh vào ngân hàng qua M&A: Giá trị và số lượng thương vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) trong 6 tháng đầu năm 2023 chứng kiến làn sóng thâu tóm của nhà đầu tư ngoại. Chỉ tính riêng trong lĩnh vực ngân hàng (NH), hàng tỷ USD đã và đang đổ vào thông qua các thương vụ M&A và thỏa thuận vay vốn từ nhiều định chế tài chính quốc tế. Bên cạnh những chỉ dấu tích cực, cũng dấy lên những lo ngại về manh nha yếu tố tập trung kinh tế, gây méo mó thị trường. (Thanh Hà)

- Sao lại cấm giao dịch bằng robot thời số hóa?: Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) có thông báo yêu cầu các công ty chứng khoán (CTCK) rà soát và dừng ngay việc sử dụng hình thức đặt lệnh tự động (giao dịch robot), đồng thời yêu cầu nhà đầu tư (NĐT) chấm dứt việc sử dụng hình thức này trên thị trường chứng khoán (TTCK) khi chưa được cơ quan quản lý cho phép. Liệu có bất hợp lý khi nền tảng công nghệ số đang được khuyến khích và lan rộng? (Huy Bùi)

- Thông tư 06 liệu có quay lại?: Nửa đầu năm 2023, dư nợ cho vay đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản (BĐS) vẫn có chiều hướng tăng, trong khi các cơ quan quản lý vẫn đang tìm cách tháo gỡ khó khăn cho BĐS qua hàng loạt chính sách. Điều này cho thấy BĐS vẫn rất cần ngân hàng (NH). (Đỗ Linh)

- Vốn ngoại bán ròng ngàn tỷ có đáng lo?: Tuần giao dịch vừa qua thị trường chứng khoán (TTCK) bất ngờ chứng kiến liên tiếp những phiên bán ròng quy mô tới cả ngàn tỷ đồng trên sàn HoSE. Không những vậy, cả loạt quỹ ETF ngoại lẫn nội đang đầu tư trên TTCK Việt Nam ghi nhận tuần rút vốn ròng thứ 6 liên tiếp. Đi cùng với đó là diễn biến nóng lên của tỷ giá, khi giá bán tham khảo của NHNN ngày 13-9 lên mức 25.144 đồng/USD và nhiều NHTM cũng bán ra ở giá quanh 24.300 đồng/USD… (Nguyên Hà)

- Cổ phiếu ngành nào hưởng lợi từ thương mại Việt - Mỹ?: Dù VN Index không có phản ứng quá tích cực với chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden, nhưng về lâu dài thị trường chắc chắn sẽ hưởng lợi, nhờ kỳ vọng về sự cải thiện đầu tư và thương mại giữa 2 nước sau mỗi sự kiện này. (Kim Giang)

- Thị trường tín chỉ carbon, động lực cho bất động sản: Phuc Khang Corporation (PKC) là một trong số ít doanh nghiệp bất động sản (DN BĐS) quan tâm rất sớm đến “công trình xanh”, và thực tế đã đầu tư xây dựng một số dự án nhà ở xanh thân thiện với môi trường. (Lưu Thị Thanh Mẫu, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM, CEO Phuc Khang Corporation)

- Series mới tín đồ “trái táo khuyết” (Quang Duy)

- Xứ sở thần tiên Cửu Trại Câu: “Không thiết bị ghi hình nào có thể lột tả hết vẻ đẹp huyền ảo của Cửu Trại Câu” - đó là lời nhận xét của nhiều du khách khi đặt chân đến “Thung lũng chín làng” ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Cửu Trại Câu hiện lên đẹp như bức tranh sơn thủy hữu tình cùng hệ động thực vật phong phú khiến bất kỳ du khách nào ghé thăm đều muốn “quên” lối về. (Nguyễn Văn Công)

- Kinh tế Syria trong vòng xoáy hủy diệt: Hồi tháng 5, các nhà lãnh đạo Ả Rập đã chào đón nhà độc tài Syria Bashar Assad trở lại hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Ả Rập với những nụ hôn anh em, những cái ôm nồng nhiệt và thảm đỏ có câu ngạn ngữ màu tím. Họ hy vọng việc này có thể làm cải thiện tình hình ở đất nước Syria nhiều khủng hoảng. (Vĩnh Cẩm)

- GS. Nguyễn Văn Tuấn: Từ người rửa chén đến đỉnh cao y học: Bất kỳ bác sĩ nào chuyên về bệnh loãng xương trên thế giới đều biết tới mô hình đánh giá nguy cơ gãy xương tên "Garvan Fracture Risk Calculator". Tác giả của mô hình này là GS. Nguyễn Văn Tuấn. Nhưng ít ai biết mãi đến năm gần 30 tuổi, ông mới “khởi nghiệp” là một người rửa chén cho bếp ăn của bệnh viện ở Australia. (Ánh Vân)

Và nhiều chuyên mục khác…

MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác