- Phát hành tín phiếu, có đỡ được tỷ giá?: Các báo cáo vĩ mô đưa ra gần đây hầu hết đều tập trung vào độ nóng của tỷ giá thời gian qua, nhưng cũng đặt kỳ vọng tốc độ tăng trưởng GDP mạnh hơn ở Việt Nam, đà phục hồi trong lĩnh vực sản xuất và ngoại thương, cùng với Fed sẽ giảm lãi suất mới là những yếu tố tích cực có thể giúp ổn định VNĐ. Tuy nhiên, những yếu tố đó sẽ không thể có ngay mà cần phải có thời gian. Vấn đề hiện nay NHNN cân nhắc thanh tra hoạt động mua bán ngoại tệ của các NH để nắm rõ tình hình thị trường, hoặc có thể tận dụng các công cụ như dự trữ ngoại hối, đưa ra giải pháp mới quản lý thị trường vàng phù hợp hơn, để hạn chế bớt đà mất giá của VNĐ trong tháng 3-2024.
- Đánh bắt tận diệt, đầu độc nguồn nước: Sông Đồng Nai, nơi cung cấp nước đầu vào cho các nhà máy xử lý nước ở Đồng Nai và TPHCM với hơn 20 triệu người. Những năm trước đây, để bắt cá tôm trên sông Đồng Nai nhiều người dùng thuốc nổ hoặc kích điện. Nhưng gần đây không biết khởi xướng từ đâu, một số người sử dụng cách rất tàn độc là đổ thẳng thuốc trừ sâu xuống sông để khai thác tôm càng xanh. (TS. Nguyễn Minh Hòa)
- Ý thức, trách nhiệm cho dòng kênh xanh?: Hơn 10 năm nay, người dân 2 bên dòng kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (TPHCM) rất hãnh diện với dòng kênh này. Họ gọi đó là dòng kênh xanh, mỗi sáng có hàng trăm người ra bờ kênh để tập thể dục, mỗi tối có cả ngàn người đi dạo mát quanh 2 bờ kênh, và hàng ngàn người ngồi uống bia, cà phê dọc theo 2 bờ kênh. (Nguyễn Minh)
- Thêm hãng bay giá rẻ đến Việt Nam?: Những ngày gần đây, thông tin hãng hàng không giá rẻ AirAsia lại tìm đường vào Việt Nam đang thu hút được nhiều sự quan tâm. Bởi không ít người cho rằng, khi có thêm hãng bay giá rẻ cuộc chơi ở thị trường Việt Nam sẽ “sòng phẳng” hơn, chứ không thể gọi “giá rẻ chất lượng kém”. (Đức Mạnh)
- Hàng hóa Trung Quốc dồn dập biên giới Việt Nam: 6 năm trôi qua, kể từ khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động “thương chiến Mỹ - Trung”, (2018-2024) đến nay vẫn chưa có hồi kết. Cùng với thời gian đó là những biến động lớn dồn dập về địa chính trị lẫn kinh tế toàn cầu (dịch Covid-19, xung đột Nga- Ukraine, chủ nghĩa bảo hộ thương mại quay trở lại, toàn cầu hóa lung lay…), đã khiến Trung Quốc định vị lại “sân chơi” thương mại của mình. Giờ đây, cách tiếp cận thị trường thế giới của Trung Quốc cũng đang dần thay đổi, nhằm phù hợp với tình hình mới khi họ thu mình “trở về” thị trường châu Á. Các nước láng giềng vừa là thị trường, vừa là các điểm trung chuyển của hàng hóa Trung Quốc, trong đó có Việt Nam. (Lưu Thủy)
- TMĐT: Cú sốc được báo trước: Điểm qua bức tranh TMĐT trong năm 2023 và hiện nay để có thể thấy, đằng sau những con số báo cáo “tăng trưởng ấn tượng” dễ khiến chúng ta rơi vào bẫy “lạc quan đến chủ quan”. Đó là trong số doanh thu 233.000 tỷ đồng của năm 2023 qua 5 sàn TMĐT, doanh thu của các DN Việt Nam bán qua sàn chiếm bao nhiêu? Và trong con số hơn 105.000 nhà bán lẻ đã rời khỏi 5 sàn TMĐT trong năm vừa qua, số DN Việt Nam nằm bao nhiêu trong số ấy? Rõ ràng, đi kèm sự tăng trưởng lớn mạnh đó lại là sự cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt, dẫn đến đẩy nhanh tốc độ đào thải trên thị trường. Và, sự tăng trưởng TMĐT ở Việt Nam, rất có thể lại được thúc đẩy bởi chính các DN bán lẻ nước ngoài chứ không hẳn là DN Việt Nam. (TS. Vũ Vinh Phú, Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội)
- Không còn đường lùi, chủ động cạnh tranh: Các doanh nghiệp (DN) Trung Quốc đang thay đổi mô hình sản xuất cũng như cách tiếp cận mới với thị trường Việt Nam, từ đó có thể tăng sức ép đối với các DN Việt. Trong bối cảnh hiện nay DN Việt Nam có thể lựa chọn cách vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với các DN Trung Quốc ngay trên chính “sân nhà”. Trong bối cảnh sắp tới, những mô hình, cách thức vận hành mới, đòi hỏi các DN bán lẻ phải đối mặt với cạnh tranh và thách thức kinh khủng hơn rất nhiều, mà câu chuyện mô hình bán hàng của Trung Quốc là một thí dụ. Thực tế này cũng đòi hỏi DN ngành bán lẻ trong nước phải thúc đẩy nhanh tiến trình phát triển thương mại điện tử. (Nguyễn Anh Đức, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam - AVR)
- Phải xây dựng “rào cản kỹ thuật”: Đã đến lúc Việt Nam cần thực thi mạnh mẽ những “rào cản kỹ thuật” theo như thông lệ quốc tế, cho phép trong lĩnh vực thương mại để bảo vệ các DN sản xuất và phân phối hàng hóa trong nước, bởi đây là cơ sở quan trọng để xây dựng thành công mục tiêu nền kinh tế tự chủ. Luật Cạnh tranh cần sớm bổ sung và hoàn thiện trong thời gian tới, bởi đây có thể xem là công cụ, là “rào cản kỹ thuật” để bảo vệ nền kinh tế nói chung và các DN sản xuất trong nước nói riêng bởi “rào cản” này vẫn phù hợp với thông lệ quốc tế và không vi phạm các quy định của các hiệp định thương mại đã ký kết. (TS. Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - VINASME)
- Livestream bán hàng bằng AI: Việt Nam khó thu thuế: Khi các doanh nghiệp Trung Quốc bán hàng tại Việt Nam thông qua hình thức phát sóng trực tiếp có ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI livestream), liệu cơ quan thuế có thu được thuế không? Đó là câu hỏi nhiều người đặt ra khi hình thức bán hàng AI livestream đang bùng nổ hiện nay. (Thanh Hà)
- Gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng “chết yểu”?: Đến nay sau hơn 10 tháng, các ngân hàng thương mại (NHTM) mới cam kết cho vay trên 7.000 tỷ đồng, và chỉ mới giải ngân được gần 700 tỷ đồng. Như vậy hiện gói tín dụng 120.000 tỷ đồng được giải ngân chưa đến 1%. Vậy nguyên nhân nằm ở đâu? (Thiên Minh)
- NoXH: xác định sai mục tiêu ngay từ đầu: Nhu cầu nhà giá rẻ, nhà ở xã hội (NoXH) trên địa bàn TPHCM rất cao, nhưng tiến độ thực hiện các dự án quá chậm. Và một trong những nguyên nhân được lãnh đạo UBND TPHCM thừa nhận là do xác định sai… mục tiêu. (Đỗ Trà Giang)
- Muốn phát triển NoXH, phải gỡ “rào cản” thủ tục: Để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy triển khai các dự án nhà ở xã hội (NoXH), việc cần làm ngay là tháo gỡ nhiều “rào cản thủ tục”. Trước mắt, cần tháo gỡ ngay thủ tục về “chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư” đối với tất cả dự án NoXH, và cả dự án nhà ở thương mại trong phạm vi cả nước. (Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM)
- Bình Phước hút vốn FDI bằng “nền tảng 4 tốt”: Năm 2023, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của Bình Phước đạt 8,34%, đứng đầu vùng Đông Nam bộ và đứng thứ 11 cả nước. Cũng trong năm 2023, Bình Phước lần đầu có mặt trong nhóm các địa phương thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lớn trong nước, đứng thứ 13/63. Đặc biệt, lần đầu tiên Bình Phước đón nhận dự án FDI có tổng vốn đăng ký lên đến 500 triệu USD, lớn nhất từ trước đến nay. (Trần Tuệ Hiền, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước)
- Tỷ giá và vàng tăng song hành đến bao giờ?: Quý I-2024 là thời gian thị trường liên tục chứng kiến vàng trong nước và tỷ giá USD/VNĐ xô đổ các kỷ lục. Có rất nhiều nguyên nhân nội tại và ngoại lai đang tác động đến các kênh này, và việc hóa giải áp lực vẫn là vấn đề đầy thách thức. (Cát Tường)
- Áp lực tỷ giá khó có thể nhấn chìm VN Index: Ngày 11-3 vừa qua, NHNN khởi động lại nghiệp vụ phát hành tín phiếu để hút bớt tiền đồng trong hệ thống, như một động thái can thiệp khi tỷ giá tăng nóng. Hành động này diễn ra đúng thời điểm thị trường chứng khoán (TTCK) đang quay lại đỉnh tháng 9-2023. (Nguyên Hà)
- GAS “nhọc nhằn” vượt khó: Việc phụ thuộc quá nhiều vào giá dầu thế giới, là nguyên nhân khiến Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS, mã CK GAS) luôn gặp khó khăn, dù nhận được sự trợ giúp lớn từ Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN). (Kim Giang)
- Ngành du lịch cần mục tiêu cụ thể: Năm nay, ngành du lịch đặt mục tiêu đón 17-18 triệu lượt khách quốc tế, trong đó sự trở lại của nguồn khách Trung Quốc đang được đặt nhiều kỳ vọng. Song không chỉ Việt Nam, mà hầu hết các quốc gia đều đang chạy đua trong việc hút khách Trung trở lại. (Đức Mạnh)
- Cần thêm chính sách đón khách siêu sang: Để đón được khách siêu sang cần có những ưu tiên “ngoại hạng”. Bởi nhóm khách này không chỉ mang về doanh thu lớn, mà còn gián tiếp quảng bá hình ảnh Việt Nam với giới tinh hoa. Khách siêu sang không chỉ mang đến nguồn doanh thu lớn, mà còn gián tiếp quảng bá hình ảnh Việt Nam đến nhiều đối tượng khách, đặc biệt là giới tinh hoa, nên cần có thêm những chính sách để thu hút nhiều hơn tệp khách này. Khách siêu sang cần hưởng thụ những ưu tiên “ngoại hạng”. (Phan Đình Huê, Giám đốc Công ty du lịch VietCircle)
- Cà phê Việt khởi đầu kỷ nguyên mới: Ngành cà phê Việt Nam đón nhận nhiều tin vui trong quý đầu tiên của năm 2024 như: lũy kế 2 tháng đầu năm xuất khẩu 1,38 tỷ USD, thị phần cà phê Việt Nam tại Bỉ tăng trưởng 17,2%, và lần đầu tiên xuất khẩu cà phê hữu cơ sang một trong những thị trường tiêu thụ khó tính nhất thế giới là Nhật Bản. (Phạm Tuấn)
- Phòng tắm tinh tế cùng Kohler (Nhã Trúc)
- Hải Phòng trong tâm hồn bậc kỳ tài Văn Cao: Chúng tôi lại có dịp về những nơi gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của người nghệ sĩ kỳ tài Văn Cao. Đó là Vụ Bản, Nam Định quê hương tổ tiên ông, đó là Hà Nội nơi ông gắn bó phần lớn cuộc đời thăng trầm. Và đặc biệt là Hải Phòng, thành phố cảng sinh ra ông và là nguồn cảm hứng cho ông viết nên nhiều tác phẩm kiệt xuất. (Phan Phú Yên)
- Lạc vào “động bàn tơ” ở Tây Song Bản Nạp: Vị chát dịu nhẹ xen lẫn mùi trái cây chín của trà Phổ Nhĩ - một trong “thập đại danh trà" trứ danh, khiến tôi nghĩ đến cuộc du ngoạn đáng nhớ ở Tây Song Bản Nạp - nơi có huyện trà Phổ Nhĩ nổi tiếng ở Trung Quốc. Và quả thật, nếu du khách đến với Tây Song Bản Nạp, như lạc bước vào động bàn tơ trong phim Tây Du Ký, khi bắt gặp những soái ca, các cô công chúa Thái xinh đẹp tạo dáng bên cạnh những trang phục truyền thống rực rỡ sắc màu. (Fahoka Xê Dịch)
- Mô hình các trường đại học tại Singapore: Mục tiêu chung cuối cùng vẫn là sinh viên đại học (ĐH) phải kiếm được việc làm tự nuôi sống bản thân, và có thể tiếp tục rèn luyện nâng cao trình độ nghề nghiệp sau khi ra trường. (Lê Hữu Huy, Giám đốc Công ty Tư vấn Vietnam Global Network, Singapore)
- Jack Smith - người có thể ngáng đường ông Trump: Theo những cuộc thăm dò dư luận, trở ngại lớn nhất của ông Donald Trump trong nỗ lực quay lại Nhà Trắng không phải đương kim Tổng thống Joe Biden, mà là Jack Smith, Công tố viên đặc biệt đang thụ lý các bản án chống lại ông Trump. (Ánh Vân)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM