Đón đọc ĐTTC số Tất niên phát hành thứ hai ngày 24-1-2022

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số Tất niên phát hành ngày 24-1-2022 với nhiều chuyên mục:
Đón đọc ĐTTC số Tất niên phát hành thứ hai ngày 24-1-2022 ảnh 1
- Lại “điệp khúc” kiểm soát tín dụng rủi ro?: Câu chuyện siết chặt vốn vào các lĩnh vực rủi ro, đặc biệt là lĩnh vực BĐS, đã được nữ Thống đốc NHNN đầu tiên của Việt Nam nhắc đến từ sau khi chính thức nhậm chức. Kể từ đó đến nay, trong nhiều cuộc họp có sự tham gia của NHNN, các Phó thống đốc cũng nhiều lần nhấn mạnh nội dung tương tự. Tháng 5 năm ngoái, cơ quan này cũng đã có Công văn số 3029/NHNN-TTGSNH gửi các tổ chức tín dụng (TCTD), trong đó đặc biệt nhấn mạnh công tác quản lý tín dụng với các lĩnh vực rủi ro cao như BĐS, chứng khoán, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). 
- Đừng để hệ thống nhà trẻ tư thục đổ vỡ: Sau 2 năm 2020-2021 chống đỡ với dịch Covid, hầu như toàn bộ hệ thống sản xuất và dịch vụ của đất nước bị tê liệt. Một trong số đó là sự đổ vỡ của các trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục. Bằng mọi giá, đừng để hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo tư nhân tan vỡ, bởi hệ lụy không lường hết được. Giải cứu các doanh nghiệp được, sao lại không giải cứu nơi vì tương lai con em chúng ta. (PGS. Nguyễn Minh Hòa)
- Hai câu chuyện xung quanh ngày tết đặc biệt: Tết Nhâm Dần 2022 là cái tết đặc biệt. Cái tết thích ứng bình thường mới, sau 1 năm căng thẳng chống dịch Covid-19. Trong không khí tấp nập những ngày cuối năm âm lịch, có 2 câu chuyện đáng để suy tư và sẻ chia. (Gia Quan)
- Lãnh đạo “xả hàng” cổ phiếu chuyện Tây, chuyện ta: Việc ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT FLC đã bán 74,8 triệu cổ phiếu (CP) FLC hôm 10-1 nhưng không công bố thông tin trước giao dịch theo đúng quy định, đã tạo ra mối quan tâm lớn của giới đầu tư CP.  Khi luật công bố thông tin và cho phép đăng ký bán CP của người nội bộ còn lỏng lẻo, NĐT đã chấp nhận “chơi” CP đầu cơ tăng bằng lần phải “có chơi, có chịu”. (Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol, Anh)
- Ảo tưởng sức mạnh, bài học cho nhà đầu tư F0: Hai tuần qua trên các diễn đàn, hội nhóm tràn ngập lời than vãn, thậm chí kêu khóc, cầu cứu, rủa xả, rồi “bóc phốt” lẫn nhau. Nếu coi thị trường chứng khoán (TTCK) với các thành phần của nó như một xã hội thu nhỏ, một bộ phận không nhỏ đó đang “loạn”. Rất nhiều nhà đầu tư (NĐT) F0 đang kể lể sự tình bị các hội nhóm, “tư lệnh room” lừa vào đu đỉnh cổ phiếu đầu cơ. Đó là những phản ứng cảm tính rất thông thường của một người bình thường, nhưng là tính cách không nên có đối với một NĐT chứng khoán chuyên nghiệp. Vô tình nhảy đúng vào giữa con sóng đầu cơ khổng lồ, vô tình được “phím hàng” ăn đậm, rất dễ tạo nên ảo tưởng về sức mạnh hay trình độ cá nhân. (Nguyên Hà)
- Rủi ro cho F0 vẫn còn hiện hữu: Những phiên lao dốc kinh hoàng gần đây khiến nhà đầu tư (NĐT) đứng ngồi không yên. Thậm chí, không ít NĐT nghĩ đến viễn cảnh không có tiền tiêu tết khi cổ phiếu (CP) đang nắm giữ luôn nằm trong tình trạng “trắng bên mua”. (Kim Giang)
- Bỏ cọc đất, thu lại từ cổ phiếu và trái phiếu?: Việc một tập đoàn lớn như Tân Hoàng Minh bất ngờ "bỏ cọc", tháo chạy khỏi thương vụ đấu giá đất khủng ở Thủ Thiêm (TPHCM), khiến không ít người đặt câu hỏi liệu đây có phải là “nước cờ” được tính toán kỹ và Tân Hoàng Minh được lợi gì sau đó? (Lưu Thủy)
- Bất chấp dịch, bán lẻ vẫn giữ đà tăng trưởng: Làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 đã khiến nhiều doanh nghiệp (DN) phải chia tay thị trường, trong đó có không ít DN bán buôn-bán lẻ, bởi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu hơn… Trong bối cảnh này, ngành bán lẻ vẫn đạt kỷ lục mới về doanh số khi vượt mốc 173 tỷ USD. Điều gì hỗ trợ cho ngành bán lẻ? (Thanh Lâm)
- Bán lẻ trực tuyến bùng nổ, nhưng khó bền vững: Covid-19 đã trở thành đòn bẩy khiến bán lẻ trực tuyến có mức tăng trưởng mạnh và có bước phát triển bùng nổ trong năm 2021. Thế nhưng khi dịch được kiểm soát và nhiều vấn đề gian lận thương mại trên nền tảng trực tuyến, liệu sự bùng nổ ấy có kéo dài lâu? (Đức Mạnh)
- Thu hút đa dạng nguồn vốn FDI: Những năm qua Việt Nam luôn nằm trong nhóm nước thu hút được nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tuy nhiên, giá trị lan tỏa để thúc đẩy tăng trưởng bền vững và đổi mới mô hình kinh tế còn hạn chế. Một trong những nguyên nhân là chúng ta chậm thu hút dòng vốn có hàm lượng công nghệ cao từ các nước phát triển như Mỹ và EU. (Lê Dương Anh Tuấn Trường Kinh doanh, Đại học UEH)
- Tín dụng tăng mạnh, ai hưởng lợi?: Tín dụng tăng mạnh, trong đó tín dụng bán lẻ được các nhà băng ưu tiên hơn do hệ số rủi ro khi tính tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN thấp hơn cho vay doanh nghiệp (DN) lớn. Trong bối cảnh năm 2021 thị trường bất động sản (BĐS) và chứng khoán sôi động, đây là vấn đề rất đáng lo. (Bảo Trân)
- Thị trường bất động sản 2022:
Những tín hiệu lạc quan: Thị trường bất động sản (BĐS) năm 2022 vẫn tiềm ẩn nhiều thách thức. Tuy nhiên, trước thềm năm Nhâm Dần nhiều chuyên gia, doanh nghiệp vẫn tin tưởng thị trường sẽ khởi sắc trong thời gian tới. (Đỗ Trà Giang)
- Du lịch ngóng tết, kỳ vọng mục tiêu 65 triệu lượt khách: Sau nhiều chật vật vì dịch, ngành du lịch đang tất bật cho mùa Tết Nguyên đán nhiều hy vọng. Năm nay toàn ngành đặt mục tiêu đón 65 triệu lượt khách. Song để hoàn thành mục tiêu này không đơn giản, nhất là ở mảng khách quốc tế. (Thanh Lâm)
- 2022 thị trường platinum tiếp tục gặp khó: Giá platinum (bạch kim) trải qua năm 2021 khó khăn và tiếp tục kéo sang năm 2022, khi ngày 15-12-2021 giá platinum hợp đồng kỳ hạn tháng 1-2022 đã tạo đáy ở mức 886USD/ounce, tương đương giảm 34% so với mức đỉnh thiết lập ngày 16-2-2021 là 1.342,2USD/ounce. (Phạm Tuấn)
- Ấn tượng tuần lễ CES 2022 (Nhã Trúc)
- Đừng chủ quan bệnh trào ngược dạ dày thực quản (ThS.BS Cao Ngọc Tuấn, Phó Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM)
- Đáo hạn món nợ gió thổi bên hiên (Lê Thiếu Nhơn)
- Phép thử “giới hạn quyền lực” của EU: Người châu Âu có cam chịu trải qua thế kỷ 21 bị các cường quốc bên ngoài thúc đẩy? Họ cho rằng sức mạnh của Liên minh châu Âu (EU) là cách duy nhất để cứu lục địa già lúc này. Mặc dù không quốc gia châu Âu nào có thể sánh ngang với Mỹ hoặc Trung Quốc, nhưng EU được xếp hạng chung là 1 trong 3 nền kinh tế lớn nhất thế giới. (Vĩnh Cẩm)
- Lim Kok Cheong: Từ shipper thành ông vua nước khoáng: Là con trai của người thợ cạo mủ cao su nghèo khó, Lim Kok Cheong đã vươn lên để trở thành ông chủ nhãn hiệu dầu ăn Red Eagle nổi tiếng và sở hữu Công ty Nước khoáng Spritzer có vị trí số 1 tại Malaysia. (Phúc Hà)
- Việt Nam - Liên bang Nga: Khai mở hợp tác khoa học và công nghệ: Việt Nam là đối tác đặc biệt lâu năm của Liên bang Nga, là đối tác có mối quan hệ mang tính chất hữu nghị truyền thống. Việc phát triển sâu rộng hợp tác toàn diện với Việt Nam đang và sẽ luôn là hướng ưu tiên của chính sách đối ngoại của Liên bang Nga tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. (Timur Sadykov, Tổng lãnh sự Liên bang Nga tại TPHCM) 
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác