Theo các chuyên gia lẫn cơ quan chức năng, mỗi năm TP sẽ thu được hàng trăm tỷ đồng từ hoạt động này, giúp giảm gánh nặng cho ngân sách TP.
Tận dụng có thể đem về 200 tỷ đồng/năm
Về lâu dài, chính quyền TPHCM nên nghiên cứu thêm về mục tiêu, mở rộng đối tượng tham gia đấu giá, đấu thầu. Đặc biệt là chủ sở hữu xe và các nhà đầu tư, không chỉ giới hạn các doanh nghiệp kinh doanh QC, điều này sẽ làm cho việc thực hiện thêm minh bạch, công khai, mang lại kết quả tích cực. TS. PHẠM SANH
|

giảm việc trợ giá hàng năm.
Tuy nhiên, do là địa phương đi sau trong việc QC trên XB nên sẽ rất khó khăn cho cơ quan chức năng liên quan của TP trong việc xác định đơn giá, tổ chức thực hiện đấu giá và quản lý hợp đồng. Do vậy, nếu không có sự giám sát chặt chẽ của lãnh đạo UBND và HĐND TP rất dễ dẫn đến tiêu cực và lợi ích nhóm.
Theo nhận định của TS. Phạm Sanh, vấn đề QC trên XB đã được bàn ở TPHCM trong khoảng 25 năm từ năm 1992, cho phép rồi cấm (2008), rồi cho làm thí điểm (2015) và bây giờ là đại trà (2017). Trong lúc đó, thế giới đã xem chuyện này là bình thường cả trăm năm. Có thể nói, ngành GTVT chưa đủ sức thuyết phục lãnh đạo, bối cảnh kinh doanh vận tải XB vẫn còn nhiều mảng tối, một vài suy nghĩ xơ cứng của ngành văn hóa... Hệ quả là con số lãng phí đã lên đến hàng ngàn tỷ đồng trong 25 năm qua.
Từ thực tế trên, PGS.TS Phạm Xuân Mai, nguyên Trưởng khoa Kỹ thuật giao thông (ĐH Bách Khoa TPHCM), cho hay chính quyền TP cần phải mạnh dạn thay đổi hoàn toàn hệ thống quản lý điều hành XB hiện nay sang hình thức các tập đoàn tư nhân, hay cổ phần nhà nước có tư nhân tham gia đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Những đơn vị này cùng hệ thống giao thông công cộng sẽ được tổ chức theo mô hình chính quyền giao thông đô thị (PTA). Từ đó sẽ thay đổi một loạt hoạt động XB như: mạng lưới, luồng tuyến, dịch vụ, vé thông minh, đội xe mới, sức thu hút hành khách lẫn vấn đề QC trên XB... để giảm thiểu trợ giá từ ngân sách. Điều quan trọng khi thành lập cơ quan PTA là giải quyết được tình trạng thiếu bộ phận chuyên theo dõi công tác QC hiện nay.
Để TPHCM thực hiện thành công, theo TS. Phạm Sanh, trước mắt TP cần thực hiện theo đề án được phê duyệt. Đồng thời, nghiên cứu thêm về giá QC và lợi nhuận của các doanh nghiệp, nếu không rất dễ gây ra sự không công bằng. Hệ quả Nhà nước thất thu và phát sinh nhiều tiêu cực trong quá trình thực hiện. “Các đơn vị liên quan vừa làm, vừa đánh giá rút kinh nghiệm, thậm chí xin ý kiến UBND TP để bổ sung điều chỉnh hợp lý và khoa học để thực hiện hiệu quả cao nhất” - TS. Sanh góp ý.
UBND TPHCM yêu cầu, QC thể hiện trên bề mặt của 2 bên vỏ thân xe, kể cả phần cửa xe và kính xe (trừ vị trí nhận diện XB, mặt trước, mặt sau và trên nóc). Đồng thời, QC không vượt quá 50% diện tích mỗi bề mặt của vỏ thân xe; không che mất tầm quan sát của hành khách ở bên trong xe; phải được cơ quan, đơn vị có chức năng kiểm định, chứng nhận vật liệu; đảm bảo khả năng thoát hiểm; không gây mất an toàn cho hành khách khi xảy ra sự cố… Bên cạnh đó, màu sắc phù hợp tương thích với XB, các màu chủ đạo không trùng với các hệ thống biển báo giao thông và hạn chế màu đỏ; QC không phát sáng, không sử dụng đèn hoặc các chất liệu phát sáng khác. Thời gian hợp đồng cho thuê QC tối đa 3 năm. |