Hà Nội đạt 5.400 giao dịch, TPHCM đạt 5.870 giao dịch. Riêng trong tháng 5, số giao dịch thành công Hà Nội tăng 14%, TPHCM tăng 12% so với tháng trước. Điều này cho thấy thị trường BĐS đang sôi động trở lại, nhà ở vừa túi tiên vẫn hút khách, nhưng thực tế vẫn còn nhiều dự án quy mô lớn đang đắp chiếu.
Căn hộ vừa túi tiền lấn lướt thị trường
Tại khu vực Cát Lái (quận 2, TPCHM), thời gian qua Tập đoàn Kiến Á đang đặt trọng tâm đầu tư vào phân khúc căn hộ vừa túi tiền với các sản phẩm Citihome, Citisoho.
Trao đổi với ĐTTC, ông Nguyễn Vĩnh Trân, Tổng giám đốc Kiến Á, cho biết: “Mỗi năm công ty đưa ra thị trường khoảng 2.000 căn hộ có giá từ trên dưới 1 tỷ đồng để đảm bảo sự phát triển bền vững ở hành lang đô thị phía Đông. Nếu nhìn ở khía cạnh cơ cấu sản phẩm do Kiến Á làm chủ đầu tư, dòng căn hộ vừa túi tiền đang chiếm đến 90% so với nhà liền kề, trong khi xét theo doanh thu tỷ lệ này là 60:40.
Song Kiến Á vẫn ưu tiên chiến lược phát triển dòng căn hộ có giá cả vừa phải dựa vào quỹ đất sạch tại Khu đô thị Cát Lái trong thời gian tới. Theo ông Trân, nhu cầu nhà vừa túi tiền hiện nay tại TPHCM rất lớn, bởi thu nhập của những người trẻ đang tăng lên và nhà băng cũng dễ dàng hơn trong việc cho vay mua nhà. Do vậy, việc có thêm 5 hay 10 nhà phát triển nữa tham gia vào thị trường vẫn không ngại thừa cung”.
Chi phí phát triển quỹ đất khá lớn, nếu vượt quá 20% tổng chi phí, doanh nghiệp phát triển nhà vừa túi tiền khó có thể thu lợi. Những doanh nghiệp nào đang có được quỹ đất lớn từ nhiều năm trước và thuộc các quận nội thành được xem là lợi thế lớn trong cuộc đua phát triển căn hộ dưới 2 tỷ đồng. Do vậy, bài toán chính ở đây là giá đất bao nhiêu, mật độ xây dựng ra sao để ra được sản phẩm nhà vừa túi tiền. Ông Nguyễn Vĩnh Trân, Tổng giám đốc Tập đoàn Kiến Á |
Hay như CTCP Đầu tư Nam Long (NLG) được biết đến là đơn vị dẫn đầu trong phân khúc nhà ở vừa túi tiền, chiếm 13,7% thị phần tại TPHCM. Theo lãnh đạo Công ty Nam Long, doanh thu của sản phẩm căn hộ có giá bán trên dưới 1 tỷ đồng đạt mức tăng trưởng đều đặn từ 2013-2016 và trở thành dòng sản phẩm chủ lực của công ty. Năm 2013 doanh thu từ căn hộ chỉ đạt 246 tỷ đồng, nhưng đến 2016, con số này là 1.924 tỷ đồng.
Ông Phạm Lâm, Tổng giám đốc DKRA, cho rằng mức độ hấp thụ của dòng căn hộ có giá trên dưới 1 tỷ đồng luôn duy trì sự ổn định vì đáp ứng đến 80% nhu cầu về nhà ở, khả năng tài chính của người dân tại TPHCM. Các công ty nghiên cứu thị trường BĐS cũng nhìn nhận, đối với phân khúc căn hộ vừa túi tiền, 80% người mua có nhu cầu để ở và 20% khách mua để đầu tư, cho thuê ổn định.
Ra mắt chính thức vào ngày 18-6, dự án Marina Tower do LDG Group làm chủ đầu tư theo công bố đã có 300 căn hộ giao dịch thành công. Ông Nguyễn Đào Duy, Phó Tổng giám đốc LDG Group, cho biết dự án không chỉ thu hút đông đảo người dân khu vực TPHCM mà còn từ các tỉnh thành lân cận như Bình Dương, Đồng Nai… Hầu hết khách hàng tham dự đều ấn tượng với thiết kế 80% căn hộ hướng sông theo phong cách Singapore, trong khi mức giá chỉ dưới 1 tỷ đồng.
Một chủ đầu tư chia sẻ, đối tượng mua căn hộ vừa túi tiền phần đông là người sở hữu căn nhà đầu tiên, với khả năng tài chính còn hạn chế nên họ chú trọng đến giá bán, thiết kế tối ưu về mặt không gian, thẩm mỹ, chất lượng xây dựng đảm bảo. Ngược lại, trách nhiệm của chủ đầu tư là làm sao mang đến sản phẩm ưng ý khách hàng với giá cả vừa phải, nhưng cũng vừa tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp.
Ra mắt chính thức vào ngày 18-6, dự án Marina Tower do LDG Group làm chủ đầu tư theo công bố đã có 300 căn hộ giao dịch thành công. Ông Nguyễn Đào Duy, Phó Tổng giám đốc LDG Group, cho biết dự án không chỉ thu hút đông đảo người dân khu vực TPHCM mà còn từ các tỉnh thành lân cận như Bình Dương, Đồng Nai… Hầu hết khách hàng tham dự đều ấn tượng với thiết kế 80% căn hộ hướng sông theo phong cách Singapore, trong khi mức giá chỉ dưới 1 tỷ đồng.
Một chủ đầu tư chia sẻ, đối tượng mua căn hộ vừa túi tiền phần đông là người sở hữu căn nhà đầu tiên, với khả năng tài chính còn hạn chế nên họ chú trọng đến giá bán, thiết kế tối ưu về mặt không gian, thẩm mỹ, chất lượng xây dựng đảm bảo. Ngược lại, trách nhiệm của chủ đầu tư là làm sao mang đến sản phẩm ưng ý khách hàng với giá cả vừa phải, nhưng cũng vừa tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp.
Tuy tin tưởng vào sự phát triển bền vững của thị trường nhà ở vừa túi tiền, nhưng các nhà phát triển BĐS cho rằng hiện nay quỹ đất để phát triển dòng sản phẩm này ngày một khan hiếm.
Lễ công bố dự án Marina Tower.
Vẫn còn nhiều dự án chết
Nhận định về thị trường trong 5 tháng đã qua, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Môi giới BĐS Việt Nam, cho rằng lượng giao dịch thành công tăng cho thấy nhiều dấu hiệu tích cực trên thị trường.
Nhận định về thị trường trong 5 tháng đã qua, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Môi giới BĐS Việt Nam, cho rằng lượng giao dịch thành công tăng cho thấy nhiều dấu hiệu tích cực trên thị trường.
Tại Hà Nội, ngoài các dự án trung cấp ở khu vực phía Tây Nam thành phố còn có nhiều dự án căn hộ cao cấp bán hàng thành công trên thị trường. Song hầu hết các dự án có giao dịch thành công trong thời gian gần đây có kết nối hạ tầng tốt, gần khu vực trung tâm nội đô, thuận tiện cho sinh hoạt.
Tuy nhiên, trái ngược với những chỉ số giao dịch khả quan, thị trường BĐS Việt Nam đang phải đối mặt với một thực trạng rất nhiều dự án vẫn “đắp chiếu” nằm chờ. Chỉ tính riêng huyện Mê Linh, Hà Nội có khoảng 47 dự án nhà ở và khu đô thị mới với diện tích lên tới 1.800ha đã được cấp phép, nhưng sau gần 10 năm đi vào thi công rất nhiều trong số 47 dự án này chỉ hoàn thành được một nửa.
Tuy nhiên, trái ngược với những chỉ số giao dịch khả quan, thị trường BĐS Việt Nam đang phải đối mặt với một thực trạng rất nhiều dự án vẫn “đắp chiếu” nằm chờ. Chỉ tính riêng huyện Mê Linh, Hà Nội có khoảng 47 dự án nhà ở và khu đô thị mới với diện tích lên tới 1.800ha đã được cấp phép, nhưng sau gần 10 năm đi vào thi công rất nhiều trong số 47 dự án này chỉ hoàn thành được một nửa.
Chẳng hạn dự án khu đô thị mới Thanh Lâm - Đại Thịnh 2, khởi công gần 10 năm trước nhưng đến nay những gì nhìn thấy ở dự án này chỉ là khu đất trống được đầu tư dở dang hạ tầng.
Nhiều dự án BĐS ở các quận, huyện khác của Hà Nội như Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất… cũng rơi vào tình trạng tương tự. Tại các khu vực này có thể điểm mặt hàng chục dự án lớn nhỏ đã được đầu tư dở dang: Khu đô thị Bắc An Khánh quy mô 264,13ha, khu đô thị Nam An Khánh Sudico 288,8ha, khu đô thị Kim Chung - Di Trạch 170,29ha, khu đô thị Gleximco Lê Trọng Tấn 135ha…
Còn tại TPHCM, số liệu của Sở Xây dựng cho thấy hiện còn khoảng 500 dự án BĐS đang ngừng triển khai, đa phần trong số này đều là tài sản đảm bảo vay vốn tại các ngân hàng trong thời kỳ “bong bóng”.
Còn tại TPHCM, số liệu của Sở Xây dựng cho thấy hiện còn khoảng 500 dự án BĐS đang ngừng triển khai, đa phần trong số này đều là tài sản đảm bảo vay vốn tại các ngân hàng trong thời kỳ “bong bóng”.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM, khẳng định dù giao dịch có tăng nhưng thị trường vẫn đang gặp phải những khó khăn nhất định khi các ngân hàng vẫn đang trong quá trình siết tín dụng với BĐS.
Tại TPHCM, ngoài phân khúc nhà ở trung cấp không có lo ngại về cung cầu, phân khúc nhà ở giá thấp đang thiếu cầu, còn phân khúc nhà ở cao cấp quy mô từ 3 phòng ngủ trở lên rất khó bán, thậm chí lượng giao dịch thành công có xu hướng giảm.