Hồi hộp chờ cổ tức

Kết quả kinh doanh năm 2014 của nhiều NH rất khả quan (ĐTTC số ra ngày 2-3-2015 có bài “Tích cực bề nổi, lo âu băng chìm”) khiến không ít cổ đông kỳ vọng đón nhận một mùa cổ tức “bội thu”. Tuy nhiên, mới đây NHNN cho biết sẽ kiểm soát chặt việc chia cổ tức của các NH. Bên cạnh đó một số NH lợi nhuận sụt giảm sẽ “gia nhập” vào nhóm nhiều năm liền không chia cổ tức. Do vậy nghị trường đại hội thường niên sắp tới vấn đề cổ tức sẽ nóng hơn.

Kết quả kinh doanh năm 2014 của nhiều NH rất khả quan (ĐTTC số ra ngày 2-3-2015 có bài “Tích cực bề nổi, lo âu băng chìm”) khiến không ít cổ đông kỳ vọng đón nhận một mùa cổ tức “bội thu”. Tuy nhiên, mới đây NHNN cho biết sẽ kiểm soát chặt việc chia cổ tức của các NH. Bên cạnh đó một số NH lợi nhuận sụt giảm sẽ “gia nhập” vào nhóm nhiều năm liền không chia cổ tức. Do vậy nghị trường đại hội thường niên sắp tới vấn đề cổ tức sẽ nóng hơn.

Đến nay phần lớn các NH đã công bố kết quả lợi nhuận năm 2014 khá khả quan. Dẫn đầu những NH lãi “khủng” thuộc nhóm có quy mô lớn như BIDV, Vietcombank, VietinBank, MB... Các NH khác như Sacombank, ACB, Techcombank hay cả những NH nhỏ như OCB, VIBank…cũng công bố lợi nhuận có sự tăng trưởng tốt so với năm trước.

Còn nhớ năm 2013, lợi nhuận của nhiều NH, kể cả ông lớn, khá nhạt nhòa do đó việc chia cổ tức cũng không như mong đợi. Ngoài tỷ lệ chi trả thấp, không thiếu trường hợp NH khó khăn và cổ đông phải chia sẻ là không nhận cổ tức. Bên cạnh đó, một số NH còn chọn thêm phương án chia thưởng cổ phiếu thay vì dùng tiền mặt và sẽ giữ lại một phần để tăng vốn điều lệ, đầu tư các mục đích khác. Do đó, bức tranh lợi nhuận NH 2014 khả quan khiến giới đầu tư, cổ đông NH kỳ vọng sẽ được “thơm lây”.

Theo kế hoạch chi trả cổ tức 2014 đặt ra từ Đại hội đồng cổ đông thường niên với kế hoạch lợi nhuận 2014 là 7.280 tỷ đồng, VietinBank sẽ bỏ ra khoảng hơn 3.700 tỷ đồng chi trả với tỷ lệ 10%. Cùng tỷ lệ chi trả này, Vietcombank có thể sẽ dùng hơn 2.300 tỷ đồng, MB hơn 1.550 tỷ đồng, Sacombank khoảng 1.600 tỷ đồng, các NH còn lại đều có tỷ lệ trả cổ tức dao động dưới 10%. Nhìn chung mức trả cổ tức sẽ chiếm khoảng 40% lợi nhuận trước thuế của các NH.

Tuy nhiên, thông tin gần đây khiến nhiều cổ đông sẽ không vui. Đó là Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết việc chia lợi nhuận năm 2014 của các NH sẽ nằm dưới sự giám sát chặt chẽ của NHNN, chỉ các TCTD nào trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro mới được phép chia cổ tức.

Thực ra vào cuối năm 2012, chủ trương NH nào không trích lập đủ dự phòng rủi ro không được chia cổ tức đã được đưa ra. Nhưng so với thời điểm hiện nay, việc xử lý nợ xấu và tái cấu trúc NH đang được thực hiện giai đoạn nước rút để đưa nợ xấu toàn hệ thống về dưới 3%, chủ trương này sẽ được giám sát một cách chặt chẽ hơn.

Nhiều cổ đông NH không được chia cổ tức chia sẻ họ cảm thấy thiệt thòi khi so với cổ đông đầu tư vào những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác. Nguyên nhân là do các NH ưu tiên trích lập dự phòng rủi ro để đảm bảo an toàn hoạt động, nên tỷ lệ chi trả cổ tức khá thấp ở mức 3-5%, thậm chí nhiều năm liền không nhận được đồng nào.

Hay như NH SCB đều không trả cổ tức 2013-2014 vì đang trong thời gian tái cấu trúc, thậm chí kết quả kinh doanh khả quan như Techcombank vẫn không chia cổ tức trong mấy năm qua.

Nợ xấu vẫn tiếp tục là áp lực lớn lên hệ thống NH. Nhiều NH chấp nhận giảm lợi nhuận để trích lập dự phòng nợ xấu. Dù VAMC đã mua nợ xấu nhưng phía NH vẫn phải trích lập 20%/giá trị nợ xấu đã bán mỗi năm. Do vậy, lợi nhuận 2014 đạt được khả quan nhưng vì mục tiêu ưu tiên cho an toàn hoạt động không loại trừ khả năng cổ đông sẽ phải tiếp tục chia sẻ với NH.

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2015 sắp tới, vấn để cổ tức của NH sẽ được cổ đông bàn luận sôi nổi, vì ngoại trừ NH niêm yết có thanh khoản, các cổ đông NH còn lại chỉ còn biết trông chờ vào cổ tức.

Các tin khác