Do đó, sự sụp đổ của bong bóng bất động sản Trung Quốc và kéo theo là kịch bản hạ cánh cứng của nền kinh tế Trung Quốc, nhu cầu tiêu thụ dầu sẽ sụt giảm.
Sự sụt giảm mạnh của phía cầu
TS. Harry Dent đánh giá, thứ nhất là sự suy yếu của dầu trong vài năm tới do sự sụt giảm mạnh của phía cầu, không phải do sự dư thừa nguồn cung như vài năm qua. Trung Quốc là người chi phối chính ở phía cầu, nên khi gã khổng lồ sụp đổ, giá dầu cũng sụt giảm.
TS. Harry Dent đánh giá, thứ nhất là sự suy yếu của dầu trong vài năm tới do sự sụt giảm mạnh của phía cầu, không phải do sự dư thừa nguồn cung như vài năm qua. Trung Quốc là người chi phối chính ở phía cầu, nên khi gã khổng lồ sụp đổ, giá dầu cũng sụt giảm.
Thứ hai, yếu tố tự nhiên cũng là một tác động cần xét đến. Trong tháng 9-2017, Hoa Kỳ liên tục bị ảnh hưởng bởi 2 siêu bão Harvey và Irma. Theo đánh giá của Goldman Sachs, các siêu bão có tác động lớn đến kinh tế Hoa Kỳ, và điều này đã thể hiện rõ ngay trong GDP quý III-2017 khi nó làm suy yếu phía cầu của dầu, giống như đã từng diễn ra sau cơn bão Katrina (năm 2005 khiến giá dầu giảm 20% sau đó). Phía cung (các giàn khoan dầu ở cả ngoài khơi và đất liền) trái lại không bị ảnh hưởng nhiều bởi các siêu bão.
Không có thị trường nào dễ xảy ra bong bóng như thị trường dầu thô. Giá dầu tăng từ 18USD vào cuối năm 2001 lên mức 147USD/thùng vào giữa năm 2008, tăng đến 716%. Nhưng ngay sau đó giá rơi gần như thẳng đứng, khi mất 78% giá trị chỉ trong vòng 4, 5 tháng. Trong 20 năm qua, sự bùng nổ và sụp đổ bong bóng giá dầu được xem là lớn nhất. Chưa bao giờ chúng ta thấy đợt tăng giá ở giai đoạn cuối xu hướng tăng và sự sụp đổ sau đó lại diễn ra nhanh đến thế. |
Vì thế, nếu giá dầu giảm về 10USD/thùng, các tập đoàn đa quốc gia về dầu khí, hoặc thậm chí là các cường quốc về dầu mỏ như Saudi Arabia, Dubai cũng sẽ rơi vào tình trạng khốn đốn, nếu không muốn nói là đối diện với nguy cơ phá sản. Điều này sẽ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nợ ngân hàng ở châu Âu và hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng (đặc biệt là lĩnh vực dầu đá phiến).
Cần lưu ý thêm, khi các cuộc khủng hoảng tại Trung Quốc và châu Âu, kể cả Nhật Bản, lan rộng sẽ khiến dòng vốn đầu tư toàn cầu trú ẩn vào USD, bao gồm cả trái phiếu chính phủ dài hạn Hoa Kỳ, như từng diễn ra vào năm 2008, hoặc cuộc khủng hoảng Đông Á 1997-1998. Vì dầu được định giá bằng đồng USD nên sự tăng giá của đồng bạc xanh sẽ khiến giá dầu sụt giảm mạnh.
Lo ngại giảm phát
Sự sụp đổ của giá dầu từ năm 2011 đến nay là nguyên nhân khiến lạm phát gần như biến mất. Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) Janet Yellen trong phiên điều trần trước Quốc hội vào tháng 9-2017, đã thừa nhận: “Lạm phát thấp như hiện nay là bí ẩn bất chấp hơn 10.000 tỷ USD (chưa tính đến 23.000 tỷ USD nợ được bảo đảm bởi chính phủ Trung Quốc) các ngân hàng trung ương toàn cầu đã in ra từ sau cuộc khủng hoảng 2008”.
Lo ngại giảm phát
Sự sụp đổ của giá dầu từ năm 2011 đến nay là nguyên nhân khiến lạm phát gần như biến mất. Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) Janet Yellen trong phiên điều trần trước Quốc hội vào tháng 9-2017, đã thừa nhận: “Lạm phát thấp như hiện nay là bí ẩn bất chấp hơn 10.000 tỷ USD (chưa tính đến 23.000 tỷ USD nợ được bảo đảm bởi chính phủ Trung Quốc) các ngân hàng trung ương toàn cầu đã in ra từ sau cuộc khủng hoảng 2008”.
Còn theo giải thích của TS. Harry Dent, giảm phát là biểu hiện đặc trưng của mùa đông. Giá dầu và các thị trường hàng hóa sẽ chịu tác động của chu kỳ hàng hóa 30 năm, cũng như nền kinh tế bị suy yếu bởi sự suy yếu của nhân khẩu học toàn cầu, là nguyên nhân khiến giảm phát trở thành lực chi phối chính. Vì vậy, khi các ngân hàng trung ương, mở đầu là Hoa Kỳ bắt đầu chấm dứt gói QE, động lực giảm giá sẽ càng trở nên mạnh mẽ hơn.
Giảm phát còn nguy hiểm hơn cả lạm phát nếu chúng ta nhìn vào lịch sử. Đại khủng hoảng 1929-1933 với áp lực giảm phát đã tạo ra làn sóng phá sản doanh nghiệp, ngân hàng mạnh mẽ. Tỷ lệ thất nghiệp tại Hoa Kỳ lên đến 25% vào thời kỳ đại khủng hoảng, trong khi giai đoạn đình lạm (đình trệ và lạm phát cao) những năm 1970, tỷ lệ thất nghiệp chỉ khoảng 10%.
Siêu bão Harvey tác động lớn đến kinh tế Hoa Kỳ, kéo theo giá dầu giảm.
Nếu lạm phát giống như cơn sốt được thể hiện rõ ra bên ngoài, giảm phát giống như căn bệnh ung thư. Theo đó, giảm phát phá hủy nền kinh tế từ bên trong, rất ít ai nhận ra mầm bệnh cho đến khi nó bộc phát ở giai đoạn cuối. Các ngân hàng trung ương hiểu rõ điều này.
Những nỗ lực in tiền của họ trong suốt thập niên qua là để chống lại giảm phát. Tuy nhiên, chính sách in tiền đã không đạt được kết quả như mong muốn (nếu không muốn nói là thất bại). Việc in tiền nhằm giữ cho bong bóng kéo dài lâu hơn khả năng thực tế của nó, rốt cuộc đang tạo ra “con quỷ” đáng sợ hơn. Các thị trường tài chính như cổ phiếu, trái phiếu bị bóp méo và tạo sự lệch lạc trong dòng vốn đầu tư cũng như hiện tượng đầu cơ quá mức.
Kết quả là các bong bóng được sinh ra. Không chỉ 1 mà là nhiều bong bóng cùng tồn tại và mang tính chất toàn cầu: Bong bóng bất động sản, cổ phiếu, trái phiếu, Bitcoin, giá hàng hóa (đặc biệt là dầu), giáo dục, y tế, chăm sóc trẻ em… Nói vui rằng chúng ta đang trong thời kỳ “mọi thứ đều bong bóng” hoặc “giải ngân hàng bong bóng” do hậu quả của dòng vốn giá rẻ.
Thực tế này cho thấy sự sụp đổ bong bóng là điều không thể tránh khỏi và mọi nỗ lực nhằm ngăn chặn bong bóng đổ vỡ thậm chí còn mang lại hậu quả tồi tệ hơn. Chính sách in tiền đang mang lại hiệu ứng trái ngược với kỳ vọng của các nhà hoạch định chính sách.
Tiền không chảy đến nơi cần thiết là người tiêu dùng, mà được chuyển vào tay những gã đầu cơ. Bản thân các doanh nghiệp cũng không sử dụng dòng tiền để đầu tư tạo dựng giá trị cho doanh nghiệp, thay vào đó nợ được dùng để mua lại cổ phiếu quỹ nhằm hỗ trợ giá cổ phiếu cũng như tài trợ cho các mục tiêu M&A.
Kéo giá vàng về mức 700USD/oz
Trái với suy nghĩ của nhiều nhà đầu tư, vàng không phải là nơi trú ẩn an toàn trong mùa đông sắp tới của chu kỳ kinh tế. Cơn sốt mua vàng diễn ra khi thế giới đổ xô in tiền, nhưng bong bóng giá dầu bắt đầu sụp đổ khi lạm phát rớt về mức quanh 1% vào giữa năm 2013. Điều này củng cố thêm quan điểm dài hạn cho rằng việc in tiền sẽ không tạo ra lạm phát cao khi nền kinh tế đang ở trong giai đoạn mùa đông, thường có đặc điểm giảm đòn bẩy nợ và giảm phát giá.
Kéo giá vàng về mức 700USD/oz
Trái với suy nghĩ của nhiều nhà đầu tư, vàng không phải là nơi trú ẩn an toàn trong mùa đông sắp tới của chu kỳ kinh tế. Cơn sốt mua vàng diễn ra khi thế giới đổ xô in tiền, nhưng bong bóng giá dầu bắt đầu sụp đổ khi lạm phát rớt về mức quanh 1% vào giữa năm 2013. Điều này củng cố thêm quan điểm dài hạn cho rằng việc in tiền sẽ không tạo ra lạm phát cao khi nền kinh tế đang ở trong giai đoạn mùa đông, thường có đặc điểm giảm đòn bẩy nợ và giảm phát giá.
Giá vàng bắt đầu hồi phục từ tháng 12-2015 đến giữa tháng 6-2016. Tuy nhiên, đây chỉ là sự hồi phục trong thị trường con gấu này. Mô hình sóng Elliott (hình thức phân tích kỹ thuật giúp nhà đầu tư phát hiện ra xu hướng của thị trường và các giai đoạn điều chỉnh để có thể ra quyết định đầu tư hợp lý) cho thấy kịch bản sóng hồi này sắp kết thúc, và chắc chắn áp lực giảm giá dài hạn sẽ trở lại…
Theo lý thuyết sóng Elliott, 700USD/oz là ngưỡng hỗ trợ tạo bởi sóng 4 (vòng tròn) khi giá vàng trở lại xu hướng giảm giá. Thậm chí, TS. Harry Dent còn bi quan hơn khi phân tích giá vàng theo quan điểm bong bóng. Giá vàng tăng 674% (7,7 lần) từ năm 2001 đến 2011. Tuy nhiên, bong bóng trên thị trường vàng xuất hiện từ cuối năm 2005 khi nó bắt đầu tăng theo hàm số mũ và tăng giá 4,8 lần, hoặc 380% trong 6 năm.Vì thế, giá vàng sắp tới có thể giảm mạnh xuống mức thấp hơn nữa để xóa đi toàn bộ bong bóng này.
Và để giá vàng xóa đi toàn bộ bong bóng được hình thành từ năm 2006, giá vàng có thể chạm đáy quanh mức 400USD trong giai đoạn 2020-2022, khi chu kỳ hàng hóa 30 năm quay trở lại. Trong kịch bản tồi tệ nhất, giá vàng có thể trở về đáy thấp 250USD của năm 1991 trước khi xuất hiện đợt bùng nổ dài hạn mới, được dẫn đầu bởi các quốc gia mới nổi. Sau cùng, các quốc gia mới nổi là nguồn tiêu thụ chính của vàng và hàng hóa, đặc biệt là dầu mỏ, đồng thời chi phối mạnh đến xu hướng nhân khẩu học trong đợt bùng nổ toàn cầu tới.