“Khắc nhập, khắc xuất” nhìn từ Singapore

Ở một trung tâm tài chính tầm cỡ trong khu vực và toàn cầu như Singapore, thỉnh thoảng một số ngân hàng (NH) cũng có quy định về dịch vụ phí nộp tiền mặt. Thí dụ như Ngân hàng Tiết kiệm bưu điện (POSB) thu 0,05% đối với phần chênh lệch trên 20.000 SGD (đô la Singapore), tức nếu khách hàng nộp 21.000 SGD lệ phí sẽ là 50 xu (1.000 SGD x 0,05% = 0,5 SGD); nhưng mức phí tối thiểu phải thu là 5 SGD.

Ở một trung tâm tài chính tầm cỡ trong khu vực và toàn cầu như Singapore, thỉnh thoảng một số ngân hàng (NH) cũng có quy định về dịch vụ phí nộp tiền mặt. Thí dụ như Ngân hàng Tiết kiệm bưu điện (POSB) thu 0,05% đối với phần chênh lệch trên 20.000 SGD (đô la Singapore), tức nếu khách hàng nộp 21.000 SGD lệ phí sẽ là 50 xu (1.000 SGD x 0,05% = 0,5 SGD); nhưng mức phí tối thiểu phải thu là 5 SGD.

Tuy nhiên, quy định thu phí nộp tiền mặt này đã được POSB tháo bỏ từ nhiều năm nay sau khi có nhiều ý kiến phản hồi vì ở Singapore chẳng mấy khi khách hàng giao dịch với số lượng tiền mặt lớn như vậy, bởi muốn   “lách” cũng không khó vì nếu có trong tay 40.000 SGD khách hàng sẽ tách ra làm đôi để không phải trả phí. Nhưng riêng với đơn vị tiền kẽm (coin), POSB vẫn thu phí 1,5 SGD đối với 100 đơn vị tiền kẽm đầu tiên và sau đó là 1,5 SGD cho bất cứ 100 đơn vị kế tiếp.

Điều đáng nói là mặc dù đã có nhiều phương tiện thanh toán đa dạng, nhưng tiền mặt vẫn giữ vai trò không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của người dân Singapore. Nếu có dịp vào một NH tại Singapore, bạn sẽ thường xuyên thấy khách hàng nối đuôi xếp hàng chờ giao dịch với nhân viên tại quầy, một trong những dịch vụ mà NH thường được khách hàng yêu cầu là nhận tiền mặt và xác nhận ghi có vào tài khoản.

Tuy nhiên, NH Singapore cũng hạn chế nộp tiền mặt tại quầy giao dịch. Ví dụ như Tập đoàn NH nước ngoài của Trung Quốc (OCBC) có quy định khách hàng được nộp tiền mặt vào tài khoản mỗi ngày tối đa không quá 5 lần.

Xét về  hiệu quả  kinh doanh, các NH Singapore đều hiểu rằng nghiệp vụ tại quầy của họ chỉ mang tính “công quả”, vì điều quan trọng là họ phải làm sao nhanh chóng “khắc nhập” tiền mặt của khách hàng và sau đó “khắc xuất” số tiền huy động được với tỷ lệ hợp lý và lợi nhuận tối ưu sau khi đã trừ chi phí hoạt động và rủi ro.

Vì vậy để “khắc nhập -khắc xuất” hiệu quả, nhiều NH Singapore đã tìm cách phân loại khách hàng và ưu tiên phục vụ khách hàng nào có số dư tài khoản lớn. Các khách hàng này đến giao dịch có luồng xếp hàng hay cửa dịch vụ riêng mà tiếng Anh nghe rất oai là Premier Banking.

Với POSB, vì là NH thuộc tập đoàn DBS - là một doanh nghiệp có phần hùn đáng kể của nhà nước Singapore, nên POSB phải phục vụ hầu hết tuyệt đại bộ phận người dân Singapore chứ không được phân biệt khách hàng. Trong khi với các NH nước ngoài, với khách hàng có số dư tài khoản tương đối cao và muốn được phục vụ tốt hơn phải trả thêm phí.

Tuy nhiên, các NH tại Singapore nói chung và các NH nước ngoài nói riêng có biểu dịch vụ phí rất đa dạng, mức phí họ đưa ra không phải theo quy định của NH Trung ương Singapore (MAS) mà phần lớn trên cơ sở thuận mua vừa bán với khách hàng dựa trên thông lệ chung và hướng dẫn của hội nghề nghiệp có tên là  Hiệp hội NH Singapore (ABS).

Có thể nói sự tương đồng giữa các NH Singapore và NH Việt Nam trong việc quan tâm thu phí nộp tiền mặt vì nghiệp vụ này đòi hỏi NH phải bố trí nhân viên giao dịch làm công tác kiểm đếm tiền mặt (cash handling fee).

Nhưng với một đất nước có hệ thống tài chính NH phát triển cao như Singapore, lý do thu phí để hạn chế việc sử dụng tiền mặt chắc chắn sẽ không thuyết thục. Còn nếu NH dùng biện pháp này để trang trải chi phí nghiệp vụ kiểm đếm cũng chứng tỏ sự yếu kém trong kinh doanh, vì có nhiều mức phí khác hợp lý hơn NH có thể thu chưa kể những lợi nhuận kinh doanh từ các nghiệp vụ khác chẳng hạn như cho vay.

Trong khi đó, NH Việt Nam viện dẫn lý lẽ dùng lệ phí để hạn chế thanh toán tiền mặt cũng sẽ không làm khách hàng “tâm phục khẩu phục”. Thẳng thắn mà nói, các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt của các NH Việt Nam cũng chưa đa dạng như thẻ tiền mặt (cash card), thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ của các NH Singapore và cũng chưa tiếp cận với đa số công chúng người Việt. Nhất là về bản chất thẻ tín dụng tại Việt Nam không hẳn là thẻ tín dụng mà phần lớn khách hàng phải nộp tiền vào tài khoản.

Giao dịch tại POSB.

Giao dịch tại POSB.

Nói tóm lại, NH Việt Nam có thể thu được nhiều phí nhờ số lượng lớn khách hàng nộp tiền mặt vào tài khoản nếu so với các NH ở Singapore.

Tuy nhiên, nguy cơ khách hàng quay lưng với NH và tìm những địa chỉ “đỏ” khác ngoài hệ thống NH để gửi gắm niềm tin là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Và hậu quả là khách hàng sẽ chuyển sang dùng tiền mặt nhiều hơn và số lượng người dân đến NH sẽ ngày càng ít hơn trước.

Các tin khác