Khởi nghiệp nhờ… bệnh

Nói hơi quá, nếu không có căn bệnh viêm đại tràng mãn tính của anh kỹ sư ấy, có thể thị trường Việt Nam sẽ không có những chai nước ép thảo dược vừa ngon vừa chữa được bệnh như hôm nay. Đó là câu chuyện khởi nghiệp của anh Nguyễn Công Khuông, Giám đốc Công ty sản xuất và thương mại Phương Thảo.

Nói hơi quá, nếu không có căn bệnh viêm đại tràng mãn tính của anh kỹ sư ấy, có thể thị trường Việt Nam sẽ không có những chai nước ép thảo dược vừa ngon vừa chữa được bệnh như hôm nay. Đó là câu chuyện khởi nghiệp của anh Nguyễn Công Khuông, Giám đốc Công ty sản xuất và thương mại Phương Thảo.

Từ kỹ sư trở thành nhà nghiên cứu thảo dược

Năm 1991, anh Nguyễn Công Khuông bị bệnh viêm đại tràng mãn tính. Là kỹ sư của liên doanh Việt - Nga (Vietsovpetro) tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, sáng nào cũng phải “ôm” nhà vệ sinh suốt mấy giờ, không dự họp giao ban được, gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc, nên anh Khuông bị phê bình suốt.

Có bệnh thì vái tứ phương, anh đi khắp các bệnh viện chữa trị theo phương pháp tây y mà bệnh tình không hề thuyên giảm. Một lần ngồi xem báo trong hành lang bệnh viện, anh đọc được bài viết về cây dừa cạn chữa bệnh viêm đại tràng.

Như chết đuối vớ được cọc, về nhà anh tức tốc đi hái cây dừa cạn về phơi khô sắc nước uống. Hợp thuốc, chỉ một tháng sau bệnh tình của anh tiến triển rõ rệt, đến tháng thứ ba thì tiệt nọc.

Nhận thấy thuốc Nam đúng là kho vàng, anh đi khắp các nhà sách mua tài liệu về mày mò nghiên cứu. Rồi anh Khuông nghỉ việc ở giàn khoan chuyển sang làm máy móc chiết suất thảo dược.

Đọc tài liệu nói cây bồ công anh có tác dụng kháng khuẩn, giải độc, chữa được gần ba mươi loại bệnh, đặc biệt là các bệnh về gan, bệnh ung thư biểu mô, ung thư máu… anh Khuông nhảy ô tô lên Đà Lạt, Lâm Đồng để tìm cây bồ công anh thấp, đào gốc mang về vườn nhà trồng.

Hoặc củ riềng núi có tác dụng chữa đầy hơi, đau dạ dày, sốt rét..., anh lặn lội ra tận Yên Bái để luồn rừng tìm giống. Rồi ra Hòa Bình lấy giống gừng (chữa bệnh kém ăn, ăn không tiêu, cảm mạo, phong hàn, ho mất tiếng, đi lị ra máu…), lên Sơn La tìm cây mướp đắng (chữa nhức răng, sâu răng, ho, sưng vú ở phụ nữ…).

Anh cứ cặm cụi đọc sách thuốc rồi khoác ba lô lang bang khắp nơi để sưu tầm bài thuốc trong dân gian, lấy giống cây thuốc mang về trồng ở vườn nhà.

Anh lại kỳ công đi theo các cán bộ của Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cả 2 năm trời nghiên cứu phương pháp, học hỏi kinh nghiệm trồng rau sạch để mang về áp dụng ở vườn thuốc Nam ở nhà.

Và chế biến thành nước uống

“Từ bao đời nay, các cụ vẫn làm thuốc Nam theo kiểu hái lá, lấy gốc, rễ, thân phơi khô, sao vàng, sấy… nên nhiều chất bổ bay mất, rất lãng phí. Tôi nhận thấy chỉ có chế biến tươi mới tránh được tình trạng phí phạm này. Muốn thế phải có máy móc” - anh Khuông cho biết. Năm 2000, được Nhà nước đền bù 2 tỷ đồng để giải tỏa mảnh đất của gia đình, anh đập hết vào làm vốn cỏ cây.

Mua sắt, thép, tôn, moteur, máy hàn, cắt… về biến sân nhà thành xưởng cơ khí. Cặm cụi đo, vẽ, kỳ cạch cắt, đục, hàn. Chạy thử, hỏng, làm lại biết bao nhiêu lần, bán đến mấy tạ sắt vụn, anh Khuông mới hoàn thành được dây chuyền ép thảo dược. Lúc ấy vườn thuốc bạt ngàn bồ công anh, riềng núi, gừng, mướp đắng cũng bắt đầu cho thu hoạch. Đó là năm 2005.

 Anh Khuông và sản phẩm nước ép từ thảo dược.

Anh Khuông và sản phẩm nước ép từ thảo dược. 

Thảo dược thu hái ở vườn nhà, mang vào rửa sạch từng lá, củ, búi rễ để ráo nước rồi đổ vào máy ép, thêm đường nguyên chất rồi đóng chai. Nói thì nhanh nhưng phải đến cuối năm 2006, lô nước nguyên chất đầu tiên của anh Khuông mới có mặt ở thị trường.

Anh mang ngay ra Cung Văn hóa hữu nghị Việt-Xô Hà Nội tham dự Hội chợ triển lãm quốc tế Thế giới phụ nữ 2006. Không hiểu số phận có đưa đẩy, trước khai mạc 1 ngày, anh Mai Thanh Hà, Giám đốc Công ty TNHH Truyền thông và hội chợ quốc tế (GFC), đơn vị đồng tổ chức hội chợ, ghé gian hàng của anh Khuông.

Trong lúc uống thử sản phẩm, anh than phiền “đau mắt thế này sáng mai làm sao mà đi khai mạc được”. Nhớ lại lần đi tìm cây thuốc ở tỉnh Hòa Bình anh Khuông được một bà thầy lang bày cho cách giã củ gừng tươi hòa với nước sôi rồi xông trị đau mắt. Thế là anh chỉ dẫn ngay cho anh Hà.

Sáng hôm sau mắt anh Hà hết đau thật. Thế là anh tự nguyện làm người quảng cáo không công cho gian hàng nước thảo dược của anh Khuông.

Suốt tuần diễn ra hội chợ, gian hàng của Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Thái Bình luôn đông nghẹt khách ghé thăm uống thử và mua những chai nước ép bồ công anh, riềng núi, gừng, mướp đắng… Ngày bế mạc, các sản phẩm của công ty được ban tổ chức tặng thưởng huy chương vàng.

Nên nghiệp

Trận đầu ra quân thắng lợi giòn giã giúp anh Khuông thêm tự tin vào con đường mình đã chọn. Anh lại đổ công đổ của mày mò hoàn thiện dây chuyền công nghệ, nghiên cứu thêm dược tính của nhiều cây thuốc để phối hợp nhiều loại với nhau.

Giữa năm 2009, anh hồ hởi đón nhận niềm vui: dây chuyền ép, đóng chai được sản xuất hàng loạt; sản phẩm ký gửi các nhà thuốc ở TPHCM, Hà Nội, Hải Phòng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Vĩnh Phúc… bán chạy, người dân, chủ đại lý điện thoại đặt hàng tới tấp. Thế là anh đổi tên doanh nghiệp là Phương Thảo, vừa là tên cô con gái út, vừa hàm nghĩa thảo dược muôn phương.

Nhiều người mua tân dược, thấy có chai nước ép thảo dược Phương Thảo, cầm lên xem, đọc bao bì, bỏ ra 20.000-25.000 đồng mua về dùng thử. Có chị ở Vĩnh Phúc bị tắc sữa, phải cho con uống sữa bột, uống chai nước bồ công anh, 10 giờ sau đã thấy hiệu quả nên điện thoại cho anh Khuông khoe rối rít.

Có vợ chồng bác sĩ ở Hải Phòng xem giới thiệu trên tivi, mua 6 thùng nước ép cải củ của Phương Thảo về uống thử, thấy ăn uống ngon miệng, ngủ sâu, 1 tháng lên được 2 cân, sướng quá điện thoại mời anh Khuông ra thương thảo mở đại lý.

Nhưng mừng nhất là trường hợp anh Phạm Bá Tâm ở thành phố Vũng Tàu bị ung thư phổi đã 10 năm, đi khắp các bệnh viện chữa không khỏi. Bác sĩ Trần Đông A từng chụp X-quang thấy phổi của anh trắng xóa, không mổ. Thế rồi nghe người ta mách, anh xuống nhà anh Khuông lấy nước cải củ và bồ công anh về uống thử. 3 tháng sau anh Tâm khỏi bệnh. Mẹ anh mừng mừng tủi tủi nói con đưa đến nhà anh Khuông cảm ơn và xin cho nhận làm em nuôi.

Hiện nay, mỗi tháng anh Khuông xuất xưởng hơn 10.000 chai nước uống ép từ bồ công anh, gừng, cải củ, trinh nữ hoàng cung, riềng núi, mướp đắng (300ml/chai) và rượu riềng núi (100ml/chai) mà vẫn không đủ đáp ứng đơn đặt hàng.

20 công nhân của anh làm việc khẩn trương nhưng không thể vội được. Chị Nguyễn Thùy Liên, một công nhân, cho biết: “Chúng tôi không dùng chất bảo quản nên thu hoạch từ vườn là mang vào xưởng luôn. Phải dùng tay tỉ mẩn rửa từng củ, từng lá, mất thời gian nhưng yên tâm và vui”.

Hôm tới thăm anh Khuông, đang chuyện trò thì có đôi vợ chồng đến mua thùng rượu riềng núi. Sản phẩm có tác dụng tráng dương, bổ thận, tăng cường sinh lực này anh Khuông vừa tung ra thị trường đầu tháng 3. Người chồng cho biết đã uống hết 10 chai, thấy hiệu quả nên quay lại mua thêm một thùng. Anh vui vẻ khoe: “Mỗi ngày chỉ cần uống 20ml, tốt hơn viagra mà lại bổ”.

Chia tay tôi, anh Khuông bảo đang nghiên cứu ép nước cây dền tía. Cây này được các nhà khoa học Hoa Kỳ đưa vào sách đỏ, có tác dụng thải các chất phóng xạ bị nhiễm ở cơ thể ra ngoài.

Các tin khác