PHÓNG VIÊN: - Thưa ông, với diễn biến tín dụng hiện nay liệu nền kinh tế nước ta có dấu hiệu khủng hoảng?
Hiện nay, dù lãi suất đang trong xu hướng giảm, nhưng doanh nghiệp vẫn không dám đầu tư và tiêu dùng. Có một thực tế dù NHNN đã đưa trần lãi suất tiền gửi ngắn hạn xuống 7,5%/năm, nhưng huy động bình quân tiền gửi vẫn ở khoảng 8,5-9%/năm và cho vay bình quân 11-14%/năm. Hay nói cách khác, dù NHNN đã tìm mọi cách hạ nhưng lãi suất vẫn còn cao hơn chi phí cơ hội, kỳ vọng của doanh nghiệp, nên nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất thời điểm này rất ít. |
- TS. LÊ XUÂN NGHĨA: - Một nền kinh tế có thể khủng hoảng hội tụ 3 lý do: khủng hoảng ngân hàng, khủng hoảng tiền tệ (tỷ giá hối đoái) và khủng hoảng nợ Chính phủ.
Hệ thống ngân hàng Việt Nam thời gian qua có những khó khăn nhất định nhưng đã thoát khỏi mốc hiểm nghèo vào tháng 8-2011. Tỷ giá hối đoái về căn bản ổn định và không có chuyện cố định tỷ giá để đồng Việt Nam được định giá quá cao, nên khả năng về khủng hoảng tiền tệ là không có. Nợ công của Việt Nam hiện nay 58% GDP, chưa phải là mốc đáng lo ngại.
Tuy nhiên, Quốc hội nhận thấy nguy cơ nợ công sẽ gây ra những khó khăn trong tương lai, đã thông qua những chỉ tiêu nghiêm ngặt để cắt giảm thâm hụt ngân sách và thực tế thâm hụt ngân sách đang dưới 5%. Song nước ta hiện nay đang bị tác động mạnh bởi bất ổn kinh tế vĩ mô và các yếu tố từ bên ngoài.
Xuất khẩu và nhập khẩu cộng lại bằng 1,7 lần GDP nên nền kinh tế rất dễ bị tổn thương khi kinh tế toàn cầu biến động. Có những năm lạm phát lên đến 20%, rồi giảm xuống 6,2%. Giai đọan 2000-2006 GDP nước ta tăng bình quân 7,5% và lạm phát bình quân 6,5%.
Khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nguồn lực tăng lên rất mạnh nhưng do quản lý kinh tế vĩ mô yếu, dẫn đến tốc độ tăng trưởng GDP từ 7,5% xuống còn 6,1% và lạm phát tăng lên 12,6%. Điều này đặt ra vấn đề tại sao chúng ta vào WTO kinh tế lại bất ổn hơn.
Vì thế, Việt Nam dù chưa rơi vào khủng hoảng, nhưng dường như nền kinh tế đang có dấu hiệu bất ổn, tăng trưởng chậm lại.
- Theo ông, các giải pháp hỗ trợ tăng trưởng cho nền kinh tế hiện nay đã đúng hướng? Tại sao lãi suất giảm nhưng tín dụng vẫn tăng trưởng chậm?
- Các chính sách của Chính phủ đến nay vẫn hướng vào các trụ cột chính: kiểm soát lạm phát và ổn định vĩ mô, phục hồi đà tăng trưởng, tái cấu trúc ngân hàng, tập trung xử lý nợ xấu, hỗ trợ thị trường; trong đó có thị trường bất động sản và chứng khoán. Về dài hạn, tiến hành tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước và tái cấu trúc đầu tư công.
- Các chính sách của Chính phủ đến nay vẫn hướng vào các trụ cột chính: kiểm soát lạm phát và ổn định vĩ mô, phục hồi đà tăng trưởng, tái cấu trúc ngân hàng, tập trung xử lý nợ xấu, hỗ trợ thị trường; trong đó có thị trường bất động sản và chứng khoán. Về dài hạn, tiến hành tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước và tái cấu trúc đầu tư công.Nhìn toàn cục, chúng ta đã thấy được bất ổn kinh tế vĩ mô và đã đi đúng hướng là tập trung ổn định nó. Tình trạng nền kinh tế suy giảm hiện nay vừa có tính chu kỳ vừa có tính cấu trúc, nên phải tính đến việc phục hồi đà tăng trưởng và thực hiện tái cấu trúc. Với những tác động bên ngoài cần phải chờ, vì nó nằm ngoài tầm với của Chính phủ.
Về vấn đề lãi suất và tín dụng, cần hiểu rằng có mối quan hệ giữa tỷ giá và lãi suất, giữa lãi suất và cung tiền. Năm 2009, để cứu doanh nghiệp, Chính phủ đã đưa ra gói hỗ trợ lãi suất 4%. Việc này đã đẩy tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng gấp đôi, từ 27% lên 54%, theo đó tỷ giá hối đoái cũng tăng lên, VNĐ bị phá giá và hệ quả là lạm phát tăng lên.
Đến năm 2011 Chính phủ thấy rằng không thể để tình trạng lạm phát lên 18-20%, nên đã siết chính sách tiền tệ, đẩy lãi suất lên, kéo theo tỷ giá hối đoái giảm. Thời điểm này nếu NHNN không mua vào hơn 10 tỷ USD thì 1USD chỉ bằng 16.000-17.000VNĐ.
Tiếp theo, trong năm 2012 NHNN mua vào 12 tỷ USD, đến nay dự trữ ngoại tệ của Việt Nam khoảng 15 tuần nhập khẩu, xấp xỉ 30 tỷ USD. Khi cung tiền tăng đương nhiên lạm phát cao, NHNN lại đẩy lãi suất lên cao và cung tiền giảm, hệ quả là tổng cầu và đầu tư cũng bị giảm.
|
Tư vấn cho khách hàng vay vốn tại Teckcombank. Ảnh: LONG THANH |
- Tại sao lãi suất thực vẫn còn cao và theo ông làm thế nào để lãi suất giảm và giảm đến đâu là phù hợp?
- Hiện nay hệ thống NHTM nước ta có 3 nhóm: nhóm thường xuyên thiếu tiền do yếu kém, nhóm thiếu tiền tạm thời và nhóm thừa tiền. Các NHTM thiếu tiền luôn trong tình trạng khó khăn về thanh khoản, phải đi vay NHTM thừa tiền, nhưng NHTM thừa tiền chỉ cho một số NHTM thiếu tạm thời vay, không cho NHTM yếu kém vay.
Các NHTM yếu kém chỉ còn cách duy nhất là huy động tiền gửi dân cư bằng cách phá trần lãi suất huy động với mức tương đối cao 9-10%/năm. Đấy là lý do mặt bằng lãi suất tiền gửi và cho vay thực bị đẩy lên cao thời gian qua. Điều này cho thấy vai trò của NHNN trong việc ổn định thanh khoản dài hạn cho các NHTM yếu kém chưa được thể hiện rõ ràng.
Đây là điều NHNN phải làm. Nếu muốn lãi suất huy động và cho vay giảm thực sự, ngoài việc đưa lạm phát xuống còn phải nhanh chóng xử lý ngân hàng yếu, hoặc cho phá sản. Còn nếu NHNN muốn cho NHTM yếu tồn tại, phải cho họ vay bằng cách phát hành tín phiếu của các NHTM thừa tiền với lãi suất 6%/năm, cho ngân hàng yếu kém vay khoảng 8%/năm.
Đến cuối tháng 3, NHNN có một khoản dư ròng của tín phiếu khoảng 108.000 tỷ đồng nhưng chưa có cơ chế cho NHTM yếu kém vay. Theo tôi, lạm phát có thể kéo xuống thấp, nhưng việc xử lý NHTM yếu kém gây rối lãi suất vẫn còn rất hời hợt. Nếu lãi suất tiền gửi cao, người dân không đầu tư. Hiện nay, lãi suất tiền gửi 5-6%/năm, cho vay 9-10%/năm là phù hợp. Theo tôi, quý III năm nay NHNN nên điều chỉnh giảm thêm lãi suất tiền gửi.
- Thưa ông, sau khi giảm lãi suất liệu nguy cơ lạm phát có quay lại?
Hiện nay, nhiều nước trên thế giới thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ, giảm lãi suất rất mạnh, kéo dài trong nhiều năm nhưng chưa thấy tổng cầu quay lại. Tổng cầu phục hồi hay không còn từ lòng tin của người tiêu dùng và nhà đầu tư. Nếu họ thất vọng, suy sụp thì ngay cả khi điều chỉnh lãi suất thấp cũng không thể mở rộng tiêu dùng và đầu tư. Cần lưu ý, lãi suất thấp bao gồm cả lãi suất tiền gửi và cho vay. |
- Lãi suất giảm có nghĩa cung tiền tệ sẽ tăng và lạm phát sẽ xuất hiện lại. Nhưng lần này NHNN giảm lãi suất về mức cân bằng kinh tế vĩ mô, tức xóa bỏ tình trạng lúc đưa lãi suất lên quá cao, lúc lại hạ quá thấp, dẫn đến không ổn định nền kinh tế.
Theo dự báo của chúng tôi, quý I năm nay lạm phát 2,39%, lạm phát cả năm thường gấp đôi quý I nên có thể xấp xỉ 5%. Nhưng đang có một số diễn biến phức tạp, như có 4 thành phố trong đó có TPHCM chưa tăng dịch vụ y tế, nên năm nay chắc chắn sẽ tăng.
Bên cạnh đó, Chính phủ có thể tăng giá điện và giá xăng dầu. Các yếu tố này có thể làm chỉ số giá cộng thêm vào 1-1,5%. Như vậy, lạm phát cả năm nay dự báo 6-6,5%. Điều này cho thấy có cơ sở để hạ lãi suất tiền gửi và cho vay, đồng thời khả năng lạm phát quay lại trong năm nay cũng rất thấp, dù nhiều tổ chức quốc tế cảnh báo lạm phát nước ta sẽ quay trở lại.
- Có ý kiến cho rằng giảm lãi suất chưa phải là yếu tố chủ chốt để tăng tín dụng. Theo ông còn yếu tố nào khác?
- Muốn mở tín dụng còn phụ thuộc 3 việc: Thứ nhất, lãi suất phải xuống ngưỡng nào để dân chúng tin rằng lạm phát năm nay sẽ thấp, gửi tiền vào ngân hàng không có lãi, đầu tư chỗ khác cũng rủi ro, nên họ quay trở lại làm ăn. Tức đánh vào tâm lý người dân đang gửi tiền ngân hàng.
- Muốn mở tín dụng còn phụ thuộc 3 việc: Thứ nhất, lãi suất phải xuống ngưỡng nào để dân chúng tin rằng lạm phát năm nay sẽ thấp, gửi tiền vào ngân hàng không có lãi, đầu tư chỗ khác cũng rủi ro, nên họ quay trở lại làm ăn. Tức đánh vào tâm lý người dân đang gửi tiền ngân hàng.Tôi được biết có khách hàng doanh nghiệp gửi ngân hàng 300 tỷ đồng. Phải làm sao để người có tiền chi tiêu mạnh hơn và nhà kinh doanh nghĩ đến chuyện đầu tư trung, dài hạn.
Thứ hai, phải có kích thích mồi của Chính phủ và các nhà đầu tư nước ngoài. Chính phủ đầu tư sẽ làm các lĩnh vực hạ tầng cơ sở tăng, theo đó nhu cầu xi măng, sắt thép, công ăn việc làm tăng… Đầu tư nước ngoài cũng thúc đẩy phục hồi lòng tin các doanh nghiệp trong nước rằng nước ngoài làm được mình cũng sẽ làm được.
Thứ ba, xử lý được nợ xấu và giúp doanh nghiệp tiếp cận lại được vốn ngân hàng. Đấy là 3 yếu tố quan trọng nhất. Bên cạnh đó, hiện nay nhiều doanh nghiệp đang ngập nợ nần trong lĩnh vực không phải ngành nghề chính, như bất động sản chẳng hạn.
Vì vậy, phải làm thế nào để loại bỏ kinh doanh bất động sản ra khỏi hoạt động kinh doanh chính của họ. Theo đó, có thể cho họ nhận thêm vốn để sản xuất kinh doanh, món nợ bất động sản khoanh lại sẽ giúp họ mau chóng phục hồi.
- Xin cảm ơn ông.