Kiên trì mục tiêu chống đô la hóa

(ĐTTCO) - Chỉ trong vòng nửa năm, NHNN đã áp dụng nhiều giải pháp để chống đô la hóa nền kinh tế, như hạ lãi suất các khoản tiền gửi USD về 0%/năm, áp dụng cơ chế tỷ giá trung tâm niêm yết hàng ngày, siết lại đối tượng cho vay ngoại tệ. Trao đổi với ĐTTC về chính sách chống đô la hóa nền kinh tế của NHNN triển khai trong thời gian qua, TS. TRẦN DU LỊCH nhận định:

(ĐTTCO) - Chỉ trong vòng nửa năm, NHNN đã áp dụng nhiều giải pháp để chống đô la hóa nền kinh tế, như hạ lãi suất các khoản tiền gửi USD về 0%/năm, áp dụng cơ chế tỷ giá trung tâm niêm yết hàng ngày, siết lại đối tượng cho vay ngoại tệ. Trao đổi với ĐTTC về chính sách chống đô la hóa nền kinh tế của NHNN triển khai trong thời gian qua, TS. TRẦN DU LỊCH nhận định:

Tôi cho rằng chính sách chống đô la hóa nền kinh tế của NHNN đã đi đúng lộ trình, quan điểm của tôi là Việt Nam chỉ dùng một đồng tiền thanh toán. NHNN đã thành công trong việc xử lý thị trường vàng và USD, do đó phải kiên định đi theo lộ trình đề ra, không đi theo áp lực dư luận thì mới giữ vững giá trị đồng tiền Việt Nam được. Singapore cũng đã từng có thời điểm rơi vào khủng hoảng và họ áp dụng chính sách gửi tiền Singapore lãi suất 0%, còn gửi bằng ngoại tệ phải trả phí để chống đô la hóa nền kinh tế. Ở Việt Nam, tâm lý người dân thích trữ USD, đó là áp lực lớn. Nhưng nếu tạo lòng tin ở VNĐ, nhu cầu giữ USD sẽ giảm theo.

 PHÓNG VIÊN: - Vậy ông bình luận thế nào về việc các NHTM đem USD ra NH nước ngoài gửi?

NHNN không cam kết tỷ giá, hạ lãi suất USD về 0%, siết cho vay USD để ngăn chặn tình trạng lợi dụng chênh lệch lãi suất giữa tiền đồng và USD kiếm lời, là những giải pháp nhằm giải tỏa tâm lý phụ thuộc USD. Đương nhiên, khi triển khai một chính sách sẽ không có lợi cho tất cả, mà sẽ có một bộ phận bị thiệt thòi. Nhưng lộ trình chống đô la hóa NHNN đang triển khai là đúng và phải cương quyết thực hiện. Gốc vấn đề hiện nay là phải kéo lãi suất VNĐ xuống chứ không phải tiếp tục cho vay USD để doanh nghiệp bán USD hưởng chênh lệch lãi suất.

TS. TRẦN DU LỊCH: - Mới đây, khi có thông tin liên quan đến việc 7,3 tỷ USD gửi nước ngoài trong quý III-2015, nhiều người cho rằng đây là dấu hiệu bất thường, dẫn đến suy đoán do hạ lãi suất USD về 0% nên các NHTM mang tiền gửi NH nước ngoài, gây ra hiện tượng chảy máu ngoại tệ. Điều này không đúng, vì thời điểm nào NHTM cũng phải gửi ngoại tệ ở NH nước ngoài để dự phòng rủi ro tỷ giá tăng giảm và mở L/C cho doanh nghiệp. Con số 7,3 tỷ USD cũng không lớn, chỉ bằng 2 tuần nhập khẩu. Đó là khoản tiền thuộc về tài khoản vãng lai, được NH trong nước sử dụng để thanh toán với NH nước ngoài. Hiện nay, chính sách tỷ giá hối đoái đang đi đúng hướng và thực hiện linh hoạt, tiến tới cần phải linh hoạt hơn nữa theo đúng lộ trình để từng bước đồng tiền Việt Nam có thể chuyển đổi trong hội nhập.

- Sau khi áp dụng Thông tư 24 siết đối tượng cho vay ngoại tệ, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có công văn gửi NHNN kiến nghị xem xét, sửa đổi thông tư này để doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản có thêm cơ hội vay vốn ngắn hạn bằng ngoại tệ. Theo quan điểm của ông, có nên tiếp tục cho  doanh nghiệp vay USD để thanh toán nội địa hỗ trợ xuất khẩu như kiến nghị?

- Các doanh nghiệp kiến nghị như vậy bởi hiện nay lãi suất vay USD thấp, lãi suất VNĐ cao. Lâu nay, NHNN cam kết ổn định tỷ giá bằng cách neo tỷ giá, đặt ra mục tiêu tỷ giá chỉ tăng 2-3%/năm, đã tạo thói quen cho thị trường, trong khi lãi suất cho vay VNĐ ở mức 7-8%/năm nên doanh nghiệp cảm thấy thiệt thòi mới đòi hỏi như vậy. Nhưng hiện tại chính sách ngoại hối của NHNN không cam kết tỷ giá, để thị trường tự vận hành. Trong bối cảnh này, doanh nghiệp phải chấp nhận rủi ro trong kinh doanh, cụ thể là rủi ro về giá cả khi thị trường thế giới đột nhiên giảm giá và rủi ro tỷ giá biến động. Theo đó, doanh nghiệp phải tính toán làm sao để giải quyết 2 rủi ro này, NHNN không làm thay được. Doanh nghiệp Việt Nam luôn nói Nhà nước can thiệp sâu nhưng cũng luôn có tư tưởng Nhà nước bao cấp cho cái nọ, cái kia. Tư tưởng này không chấp nhận được.

- Vậy giải pháp nào để kéo giảm lãi suất VNĐ tương ứng với lãi suất ngoại tệ, thưa ông?

- Để kéo giảm lãi suất, tôi đề nghị nâng bảo hiểm tiền gửi lên và cho phá sản NHTM để chống chuyện NH chạy đua lãi suất. Vì tâm lý muốn giữ an toàn hệ thống NH nên đến nay chưa có NH nào phá sản. Nếu mạnh dạn thực hiện, NH nào phải phá sản cho phá sản và trả bảo hiểm tiền gửi. Lúc đó NH sẽ không dám chạy đua lãi suất cao như hiện nay. Khi NH phá sản một bộ phận người gửi tiền sẽ thiệt hại, do vậy cho NH phá sản phải kèm theo điều kiện nâng bảo hiểm tiền gửi, thay vì 50 triệu đồng như hiện nay có thể nâng lên 200 triệu đồng. Hiện nay tâm lý chung vẫn còn lo sợ bất ổn xảy ra nên chưa thực hiện phá sản NH được, vì vậy đến nay NHNN vẫn là con tin của NHTM.

- Theo ông bước tiếp theo trong lộ trình chống đô la hóa nền kinh tế NHNN cần phải làm gì?

Ảnh minh họa: LONG THANH

Ảnh minh họa: LONG THANH

- Trong 5 năm tới, tỷ giá phải hướng tới thị trường và phải chủ động hơn nữa. Bởi lẽ, sự biến động thị trường tiền tệ thế giới và các chính sách lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ, sự phá giá của một số đồng tiền… sẽ ảnh hưởng đến VNĐ. Vừa rồi NHNN can thiệp tỷ giá thông qua tỷ giá trung tâm đã xảy ra các đợt NHTM đẩy tỷ giá lên, nhưng nếu để tỷ giá diễn biến theo thị trường sẽ khác. Chẳng hạn như hiện nay chúng ta định giá xăng nên không có sự cạnh tranh, nếu thả giá xăng, trạm xăng nào bán đắt hơn sẽ không ai mua. Ở Hoa Kỳ, 2 trạm xăng sát nhau nhưng giá bán khác nhau, không áp dụng cùng một giá định sẵn. Đối với tỷ giá, nếu cũng áp dụng như vậy, NH nào niêm yết tỷ giá cao sẽ không cạnh tranh được. Song hiện nay NHNN chưa thể bỏ tỷ giá trung tâm. Bởi điều kiện để bỏ tỷ giá trung tâm là dự trữ ngoại hối của NHNN phải đủ lớn để can thiệp thị trường, đồng thời cung cầu ngoại tệ phải bảo đảm, cùng nhiều điều kiện khác. Hiện nay điều hành tỷ giá vẫn còn nhập nhằng, nói thị trường cũng chưa ra thị trường, nói không thị trường cũng không hẳn, bởi vẫn tồn tại tâm lý làm tận gốc sợ bất ổn.

- Theo ông tái cơ cấu NHTM sẽ thuận lợi hơn khi điều hành chính sách tỷ giá theo cơ chế thị trường?

- Qua quá trình tái cơ cấu hệ thống NHTM, NHNN cũng có điều kiện để điều hành chính sách tỷ giá cũng như lãi suất vận hành theo cơ chế thị trường. Việc NHNN áp dụng cơ chế điều hành tỷ giá mới với tỷ giá trung tâm được công bố hàng ngày được xác định trên cơ sở các tham chiếu như diễn biến tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên NH, biến động tỷ giá trên thị trường quốc tế của 8 đồng ngoại tệ có tỷ trọng thương mại lớn với Việt Nam, cân đối vĩ mô và mục tiêu chính sách tiền tệ đã đưa tỷ giá đi dần đến cách điều hành linh hoạt theo thị trường. Cách thức này cũng phù hợp vì có tính thị trường hơn, thay vì như trước đây thị trường trông chờ NHNN điều chỉnh tỷ giá dẫn đến tâm lý đầu cơ găm giữ USD hay xuất hiện tỷ giá kỳ vọng. Tới đây, NHNN vẫn cần điều hành theo hướng không để lãi suất tăng lên và phải xử lý tỷ giá linh hoạt để có lợi cho xuất khẩu. NHNN thực hiện mục tiêu của Chính phủ là ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, do đó, chính sách tỷ giá, lãi suất không tách khỏi các mục tiêu chung.

- Xin cảm ơn ông.

Các tin khác