Trái phiếu chính phủ giảm giá là dấu hiệu mới nhất cho thấy các nhà đầu tư toàn cầu đang nhìn nhận triển vọng kinh tế toàn cầu lạc quan hơn, cũng như phản ánh mối lo ngại gia tăng về lạm phát. Lợi tức trái phiếu Kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng 0,09 điểm% vào 24-2, đạt 1,337%, sau khi bắt đầu năm ở mức khoảng 0,9%. Các trái phiếu Kho bạc dài hạn phải đối mặt với việc bán ra dữ dội hơn vì chúng dễ bị tổn thương hơn trước những thay đổi về kỳ vọng lạm phát.
Thị trường trái phiếu toàn cầu đang trải qua một năm khởi đầu tồi tệ nhất kể từ năm 2015 khi các nhà đầu tư ngày càng tin tưởng rằng việc chủng ngừa vắc-xin Covid-19 sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo ra áp lực lạm phát nghiêm trọng lần đầu tiên sau nhiều thập niên. Ed Yardeni của công ty nghiên cứu Yardeni Research cho biết: “Cuối cùng chúng ta có thể một lần nữa bước đi trên con đường phục hồi. Tôi đang thấy ngày càng có nhiều dấu hiệu gia tăng áp lực lạm phát như hệ quả các biện pháp kích thích chưa từng có từ các nhà hoạch định chính sách”.
Chỉ số Bloomberg Barclays Multiverse theo dõi khoản nợ trị giá 70 tỷ USD đã mất khoảng 1,9% kể từ cuối năm ngoái. Nếu được duy trì, đây sẽ là hiệu suất hàng quý tồi tệ nhất kể từ giữa năm 2018 và là mức thất bại trong quý đầu tiên mạnh nhất trong 6 năm. Lợi suất gói 10 năm của Đức đã tăng từ âm 0,62% vào giữa tháng 12 lên 0,29% vào 24-2. Lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Úc đã vượt qua mức trước đại dịch và tăng thêm 0,05 điểm phần trăm vào 24-2 để đạt 1,61%, trong khi trái phiếu Nhật Bản tuần này tăng trên 0,1% lần đầu tiên kể từ năm 2018.
Sự đảo chiều của thị trường trái phiếu bắt đầu thu hút sự chú ý vào tháng 1, khi đảng Dân chủ giành quyền kiểm soát Thượng viện Mỹ khiến giới đầu tư kỳ vọng về một gói kích thích mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, việc bán tháo đã tăng nhanh và mở rộng đáng kể trong những tuần gần đây, khi một số nhà phân tích và nhà đầu tư ngày càng lạc quan hơn về triển vọng kinh tế và đặt câu hỏi liệu các ngân hàng trung ương có tiếp tục giữ chính sách tiền tệ phù hợp hay không.
Việc bán tháo thu nhập cố định đã bắt đầu lan rộng trên thị trường chứng khoán toàn cầu, và khiến một số nhà phân tích dự đoán sự lặp lại của các cuộc chiến trong quá khứ giữa thị trường trái phiếu và các hoạt động chi tiêu của chính phủ cùng ngân hàng trung ương.
Yardeni là người đầu tiên đặt ra cụm từ “cảnh giác trái phiếu” vào đầu những năm 1980 để mô tả cách các thị trường thu nhập cố định đôi khi tạo áp lực cho các chính phủ và ngân hàng trung ương phải thắt chặt các chính sách. Nay, ông tin rằng tình trạng này có thể sẽ trở lại. “Những người cảnh giác trái phiếu dường như đang chuẩn bị và sẵn sàng phục kích các nhà hoạch định chính sách trên con đường phục hồi” - ông viết trong một lưu ý cho khách hàng vào 23-2.
Thị trường chứng khoán bắt đầu năm 2021 trên đà lao dốc, nhưng chỉ số FTSE All-World Index hiện đã giảm 2,5% kể từ khi chạm mức cao kỷ lục vào ngày 16-2. Chỉ số Nasdaq 100 nặng về công nghệ hiện đã giảm hơn 6% kể từ mức đỉnh của nó vào tuần trước đó. Gregory Peters, một nhà quản lý quỹ cấp cao tại PGIM Fixed Income, cho biết các động thái này gợi nhớ đến “cơn giận dữ 2.0”, ám chỉ thời điểm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) năm 2013 tuyên bố cắt giảm chương trình mua trái phiếu của mình, đã làm chao đảo thị trường tài chính toàn cầu.
Các ngân hàng trung ương dường như đang bị xáo trộn vì đợt bán tháo mới, và có khả năng sẽ tăng lãi suất cho vay vào một thời điểm nhạy cảm đối với nền kinh tế toàn cầu. Ngân hàng Dự trữ Úc đã khởi động lại việc mua trái phiếu trong tuần này để dập tắt sự gia tăng lợi suất trái phiếu chính phủ của Úc, và Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu Christine Lagarde hôm 22-2 cho biết các nhà hoạch định chính sách đang "theo dõi chặt chẽ" tình hình. Chủ tịch Fed Jay Powell hôm 23-2 đã ca ngợi những dấu hiệu cho thấy triển vọng kinh tế đang được cải thiện, nhưng nhấn mạnh rằng Ngân hàng Trung ương Mỹ sẽ tiếp tục kích cầu trong tương lai gần, và cho rằng lạm phát ở mức thấp vẫn là một mối nguy lớn hơn là một sự tăng tốc lâu dài.