Lúng túng phân loại DNNN

Kinh nghiệm cải cách DNNN của nhiều nước, nhất là các nước có nền kinh tế chuyển đổi, cho thấy trong bối cảnh số lượng DNNN rất lớn, hoạt động trong nhiều lĩnh vực với quy mô, hiệu quả và mục tiêu hoạt động rất khác nhau. Do vậy việc đầu tiên và cực kỳ quan trọng là phải xây dựng tiêu chí phân loại DN một cách đúng đắn để tái cơ cấu phù hợp với từng loại DN.

Kinh nghiệm cải cách DNNN của nhiều nước, nhất là các nước có nền kinh tế chuyển đổi, cho thấy trong bối cảnh số lượng DNNN rất lớn, hoạt động trong nhiều lĩnh vực với quy mô, hiệu quả và mục tiêu hoạt động rất khác nhau. Do vậy việc đầu tiên và cực kỳ quan trọng là phải xây dựng tiêu chí phân loại DN một cách đúng đắn để tái cơ cấu phù hợp với từng loại DN.

Tầm nhìn ngắn hạn

 

Từ năm 2002 đến nay, với mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của DNNN, thu hẹp các lĩnh vực mà Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn điều lệ, cổ phần chi phối ở DN, Thủ tướng Chính phủ đã 3 lần ban hành Quyết định về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại DNNN để làm cơ sở cho các bộ, ngành, địa phương, TĐ, TCT nhà nước xây dựng và đẩy mạnh việc triển khai thực hiện đổi mới, sắp xếp DNNN của đơn vị mình và đã thu được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, quy định hiện hành về tiêu chí phân loại DNNN cũng như việc tổ chức thực hiện còn một số bất cập, hạn chế, cụ thể:

Tiêu chí, danh mục phân loại DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chưa có tính ổn định, dài hạn dẫn tới danh mục đối tượng thực hiện chuyển đổi, sắp xếp lại thay đổi liên tục, gây khó khăn, lúng túng trong quá trình tổ chức thực hiện. Do việc xây dựng chưa có tính dài hạn, chỉ trong vòng 5 năm (từ 2002 đến nay) tiêu chí phân loại DNNN đã được thay đổi tới 3 lần, dẫn đến tình trạng các bộ, UBND các tỉnh thành và TĐ, TCT phải điều chỉnh hình thức sắp xếp, nhất là ở các TCT chuyển thành công ty mẹ - công ty con, gây tốn kém tài chính, công sức và thời gian, ảnh hưởng tới tiến trình thực hiện đổi mới, sắp xếp DNNN.

Tiêu chí, danh mục phân loại DN chỉ xác định những DN thuộc loại Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ, không xác định rõ phải chuyển thành công ty TNHH MTV, dẫn đến tình trạng nhiều DN thuộc loại này, kể cả DN thành viên của TCT nhà nước hoặc TĐ kinh tế vẫn được sắp xếp, tổ chức lại theo hình thức TCT nhà nước hoặc công ty nhà nước, không kết hợp vừa tổ chức lại vừa chuyển đổi thành công ty TNHH MTV, đã không đẩy nhanh được việc chuyển đổi DN.

Kinh nghiệm của các nước cho thấy có 3 dạng chi phối, chủ yếu bằng vốn như: Chi phối tuyệt đối khi công ty mẹ nắm giữ tỷ lệ vốn trên mức quy định của pháp luật để quyết định mọi vấn đề, không có cổ đông, thành viên hoặc nhóm cổ đông, thành viên khác nắm quyền phủ quyết; chi phối thực tế trong trường hợp công ty mẹ tuy nắm giữ tỷ lệ vốn dưới mức quy định của pháp luật nhưng vẫn chi phối các quyết định quan trọng của công ty; chi phối phủ quyết khi công ty mẹ nắm giữ tỷ lệ vốn ở mức quy định của pháp luật để có thể phủ quyết khi quyết định các vấn đề quan trọng của công ty con.

Các tiêu chí phân loại chưa đủ cụ thể, chưa bao quát được yêu cầu thực tế ở các ngành, vùng, đã gây khó khăn hoặc tùy tiện trong việc xác định danh mục DN thuộc diện giữ 100% vốn nhà nước hay thuộc diện CPH, chuyển đổi sở hữu. Do có sự lẫn lộn về khái niệm Nhà nước trực tiếp sở hữu phần vốn góp, cổ phần ở công ty với khái niệm công ty mẹ trực tiếp sở hữu phần vốn góp, cổ phần tại công ty, đã dẫn đến tình trạng không phân biệt rõ tiêu chí phân loại DN chuyển đổi thành công ty TNHH MTV, CPH mà Nhà nước trực tiếp nắm giữ vốn với tiêu chí phân loại DN chuyển đổi thành công ty TNHH MTV, CPH mà công ty mẹ nắm phần vốn, cổ phần chi phối, đã gây lúng túng trong việc hình thành TĐ kinh tế và nhóm công ty theo hình thức công ty mẹ - công ty con.

Rõ ràng tiêu chí, danh mục

Căn cứ tiêu chí, danh mục phân loại DN theo Quyết định 38/2007/QĐ-TTg, đối với một số tổ hợp công ty mẹ - công ty con, TĐ kinh tế, hầu như không DN thành viên nào của TĐ thuộc diện nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc tỷ lệ vốn góp, cổ phần chi phối ở mức cao. Vì vậy, nếu áp dụng cứng nhắc những quy định này sẽ khó tạo điều kiện hình thành một số TĐ kinh tế mạnh như định hướng của Đảng.

Bên cạnh đó, Nghị định 95/NĐ-CP quy định công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con, trong TĐ kinh tế chuyển đổi thành công ty TNHH MTV phải đáp ứng điều kiện “thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn mà Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn”, “có mức vốn điều lệ không thấp hơn 500 tỷ đồng”, nhưng Quyết định 38/QĐ-TTg lại không quy định tiêu chí này nên nhiều bộ ngành, UBND cấp tỉnh lúng túng trong xác định và tổ chức thực hiện, trong khi thời hạn chuyển đổi theo quy định của Luật DN không còn dài.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp tục sắp xếp, tổ chức lại công ty nhà nước, đặc biệt là TCT, DN quy mô lớn trong thời gian tới, cần xem xét thực hiện các giải pháp sau:

Xem xét việc sửa đổi, bổ sung Quyết định 38/QĐ-TTg theo hướng quy định rõ ngay trong tiêu chí, danh mục phân loại DN về DNNN nắm giữ 100% vốn điều lệ phải kết hợp giữa tổ chức lại và chuyển ngay thành công ty TNHH MTV để đẩy nhanh việc chuyển đổi theo Luật DN, tránh việc tổ chức lại rồi mới chuyển thành công ty nhà nước. Sửa đổi quy định tại Nghị định 200/NĐ-CP về chuyển các nông, lâm trường đáp ứng đủ điều kiện thành công ty nhà nước, sau đó mới chuyển thành công ty TNHH MTV, theo hướng cho phép các nông, lâm trường đáp ứng đủ điều kiện được thực hiện nhằm tiết kiệm thời gian và công sức của DN và cơ quan nhà nước có liên quan, đồng thời đảm bảo thời hạn theo lộ trình quy định tại Luật DN.

Xem xét sửa đổi, bổ sung tiêu chí phân loại DN theo hướng phân biệt rõ loại công ty do Nhà nước trực tiếp sở hữu 100% vốn điều lệ, phần vốn góp, cổ phần chi phối và nguyên tắc phân loại các loại công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ, phần vốn góp, cổ phần chi phối, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành TĐ kinh tế mạnh, nhóm công ty theo hình thức công ty mẹ - công ty con.

Trong khi chưa sửa đổi Quyết định này, cần cho phép các TĐ, TCT không áp dụng một cách cứng nhắc các tiêu chí quy định khi chuyển đổi các công ty con sang hoạt động dưới hình thức công ty TNHH, CTCP theo quy định của Luật DN. Bên cạnh đó, bổ sung quy định tiêu chí ngành, lĩnh vực, địa bàn mà Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ ở công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con, trong TĐ kinh tế và khi chuyển thành công ty TNHH MTV. 

Các tin khác