Món quê ngày tết

Món dưa thì gia đình nào cũng làm được từ dưa giá, dưa leo, dưa cải chua, dưa hành đến các loại dưa củ như cà-ra-đi, củ cải, su hào… Dưa là món khắc tinh của thịt mỡ, nó chống ngấy rất hiệu quả, để lâu không hư. Ngày tết không thể thiếu các liên doanh vang bóng một thời như món dưa cải thịt đông, món bánh chưng dưa hành, món củ kiệu nem chua… Đó là những món ăn do kinh nghiệm và nghệ thuật của ông bà ta truyền lại. Món muối thì có thịt lợn muối, thăn bò muối. Thăn bò muối là món ăn cao cấp nên dân quê ít dùng.
 

Ngày tết, thích nhất của đám trẻ con nhà quê chúng tôi là được mặc quần áo mới, được ăn ngon, được ông bà cha mẹ anh chị và xóm giềng mừng tuổi bằng những bao lì xì đo đỏ. Áo quần mới có giữ gìn cẩn thận cho mấy thì cũng mặc được đôi ngày, phải thay đi. Còn tiền lì xì cũng chỉ được người ta mừng trong ba ngày xuân. Nhưng xuân đi có chăng là những món muối, món dưa.

Món dưa thì gia đình nào cũng làm được từ dưa giá, dưa leo, dưa cải chua, dưa hành đến các loại dưa củ như cà-ra-đi, củ cải, su hào… Dưa là món khắc tinh của thịt mỡ, nó chống ngấy rất hiệu quả, để lâu không hư. Ngày tết không thể thiếu các liên doanh vang bóng một thời như món dưa cải thịt đông, món bánh chưng dưa hành, món củ kiệu nem chua… Đó là những món ăn do kinh nghiệm và nghệ thuật của ông bà ta truyền lại. Món muối thì có thịt lợn muối, thăn bò muối. Thăn bò muối là món ăn cao cấp nên dân quê ít dùng.

Ngày trước, để đón tết người quê thường chuẩn bị khá lâu. Gia cầm thì nhà nào cũng có, không nhiều thì ít. Từ tháng tám, tháng chín âm lịch người quê đã mua gà vịt con về nuôi để thịt vào dịp tết. Còn lợn phải tùy thuộc vào chuồng trại, thức ăn và công sức nữa nên có nhà nuôi, nhà không. Ở quê, đón tết người ta thường chung nhau hai, ba nhà mổ một con lợn. Phần thịt chia cho mỗi gia đình cũng kha khá, không muối thì không thể ăn hết trong ba ngày xuân được. Đó là món thịt ngâm nước mắm rất ngon và cũng để dành được khá lâu. 

Để làm món này, mẹ tôi chọn thịt ba chỉ hay chân giò. Ngon nhất là thịt chân giò rút xương, ăn giòn mà không ngấy. Chân giò sau khi rút xương thì lau cho khô, dùng dao nhọn xâm thịt bên trong nhét hạt tiêu vào. Hạt tiêu phải được nướng và đập dập cho tỏa mùi thơm. Đun sôi một nồi nước với ít muối rồi thả thịt vào. Trong lúc chờ thịt chín mẹ tôi nấu nước mắm với đường theo tỷ lệ một nọ một kia. Tùy vào khối lượng thịt mà nấu nước mắm, sao cho khi xếp thịt vào hũ nước mắm cao hơn thịt một, hai phân là được.

Canh chừng nồi nước mắm vừa sôi bùng thì mẹ tắt bếp. Thịt chín mẹ vớt ra rá để gió hong khô. Khi tất cả đã nguội mẹ xếp thịt vô hũ kính rồi đổ nước mắm vào. Dùng đĩa sứ đè thịt không cho thịt nổi lên nước mắm sẽ chóng hỏng. Món này ăn với cơm hay nhậu đều ngon, nhậu thì phải ăn kèm với dưa món củ kiệu. Nước nắm ngâm thịt đem nấu lại để dùng vào việc nêm nếm, hỗn hợp này trộn các món gỏi cũng cực kỳ ngon.

Tết đi một đôi ngày là nhớ tết. Nhớ món ngon của tết mà dư vị như còn đâu đó. Lúc này, món thịt ngâm nước mắm của mẹ mới đắc dụng làm sao. Nó giúp giữ hương xuân cho gia đình, cho bát  cơm thêm đậm đà và cải dưa không bị nhạt nhẽo. Đó là sự tháo vát của các bà mẹ quê, ăn bữa trưa lo bữa tối, không để khi thì thừa mứa, khi thì đói meo. Lo cho chồng, cho con hơn là lo cho mình, đức độ của người phụ nữ Việt Nam thật là cao cả. Chỉ cần thấy người thân ăn ngon là lòng họ vui sướng ngập tràn.

Tết bây giờ khác tết xưa nhiều. Người thành phố luôn có sẵn các thức ăn công nghiệp được bày bán khắp nơi nên việc gìn giữ thức ăn trong và sau tết là không cần thiết. Nếu họ lười đi chợ hằng ngày thì đã có tủ lạnh.  Người quê tuy không có cuộc sống như cư dân thành thị, nhưng chợ quê bây giờ ngày nào cũng nhóm họp, cũng mua bán. Tết thì chỉ nghỉ ngày mồng một, mồng hai nên người quê cần thứ gì đều có thể mua được, không chợ gần thì chợ xa.

Các tin khác