Người họ Ngô cuối cùng ở đất hai vua

1. 97 tuổi, bà được xung quanh suy tôn là người họ Ngô cuối cùng ở đất Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Tây cũ) - quê hương của 2 vị anh hùng dân tộc Phùng Hưng, Ngô Quyền. Bây giờ, cả nước và cả thế giới tôn vinh làng cổ Đường Lâm là di sản độc nhất vô nhị, là kết tinh những giá trị nền văn minh mấy ngàn năm của người Việt ở châu thổ Bắc Việt Nam.

1. 97 tuổi, bà được xung quanh suy tôn là người họ Ngô cuối cùng ở đất Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Tây cũ) - quê hương của 2 vị anh hùng dân tộc Phùng Hưng, Ngô Quyền. Bây giờ, cả nước và cả thế giới tôn vinh làng cổ Đường Lâm là di sản độc nhất vô nhị, là kết tinh những giá trị nền văn minh mấy ngàn năm của người Việt ở châu thổ Bắc Việt Nam.

Các hội thảo quốc gia, quốc tế bàn về làng của bà rất nhiều; người Tây, người Nhật về “nằm vùng” ở khắp các căn nhà cổ trong làng bà để tính kế bảo tồn các giá trị gọi là “văn hóa kiến trúc” với toàn những dự án tiền tỷ. Dĩ nhiên, tất cả điều đó bà cũng chỉ nghe con cháu nói lại thôi, chứ bà bị lòa đã lâu, không còn trông tỏ cái gì nữa.

Bố mẹ đẻ ra đặt tên bà là Ngô Thị Pháo, nghĩa là bà mang họ của ông “vua” Ngô Quyền. Các cụ khuất núi dần, bà cũng đã ngót trăm tuổi rồi, đất này chỉ còn một mình bà mang họ Ngô. Bà là hậu duệ đời thứ 23 của Ngô Quyền, con cái cháu chắt bà và cả làng cả nước người ta đều nói như thế bà biết thế, chứ thật ra chính bà cũng không biết cụ kỵ Ngô Quyền nhà bà đánh giặc nào, làm vua bao giờ và rặng duối ngoài kia có phải trồng để buộc voi chiến thật không.

Làng Cam Lâm của bà nằm trên một triền đồi không rộng, nhà cửa san sát, những con đường vàng rời rợi đất đồi, những dải đường đất càng thăn thớ hơn sau mỗi cơn mưa. Đường kéo chằng chịt theo hình xương cá và mất hút sau những lũy tre trề ra các ngõ xóm.

Người Cam Lâm bao đời sống trong những nếp nhà cổ bằng gỗ quý, lợp ngói âm dương, cổng gỗ có then quay cả người ngoài và người trong nhà đều có thể với tay mở được. Đình thờ cụ Phùng Hưng, lăng thờ cụ Ngô Quyền ở cuối làng.  

Bà Pháo 97 tuổi, được xung quanh suy tôn là người họ Ngô cuối cùng ở đất Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Tây cũ).

Bà Pháo 97 tuổi, được xung quanh suy tôn là người họ Ngô cuối cùng
ở đất Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Tây cũ).

2. Bà Pháo đang sống với người con trai độc nhất tên là Được, dáng ông lực lưỡng, lưng gù gù như lưng gấu. Ngày xưa ông bà hiếm muộn, năm bảy lần sa sảy mới đậu được một cậu con trai, bèn đặt tên là Được, có nghĩa là được quá rồi.

Ông lão nhà bà Pháo sinh thời cũng chỉ cày sâu cuốc bẫm, đến lúc Tây về nó bắt đi phu, rồi thấy khỏe mạnh cần cù toan đem về chính quốc làm lính thợ, ông bỏ trốn nhưng rồi cũng sớm về trời. Bà Pháo ở vậy nuôi con, hễ Tây về làng càn thì cõng con chạy vào các cánh rừng, vào Đồi Gầm mà trốn. Sau này ông Được lập gia đình, sinh 8 người con, ai cũng đen và chỉn chu kiếm sống.

Vùng Cam Lâm úp súp gò đồi, mỗi khi một đứa con lập gia đình, ông Được lại vẫn tự hào “dòng dõi” vua Ngô, khảng khái cắt đất phân cho mỗi đứa con một vạt đồi làm lưng vốn, cậu con trai nào sức dài vai rộng ông cho mỗi thằng cả một quả đồi.

Tôi bị ám ảnh bởi khu cổng cũ đầy những rơm rạ của mẹ con ông Được. Lần nào đi qua tôi cũng vượt tầm mắt của hai hàng thân cây sắn chôn dọc bờ rào lún phún lá xanh mà nhòm vào manh cổng của “người họ Ngô cuối cùng của đất Hai Vua”.

Cổng chính làm bằng nguyên liệu bùn trộn với rơm băm rối, khung cổng làm bằng gỗ cũ mọt, nửa dưới của hai tấm cánh cổng đã mục nát te tua. Có lần ông Được còn lấy mo nang dặm vào các lỗ thủng, vừa dặm vừa lẩm bẩm chửi.

3. Dạo này người ở Hải Phòng và ở nhiều nơi về nhận con cháu họ Ngô, họ dòng dõi nhà vua, nghe nói đông vui lắm. Có đến 15 nhánh họ Ngô ở khắp các nơi, vài chục địa phương thờ cụ Ngô Quyền, nhiều nhất vùng Hải Phòng. Có đợt họ về cung tiến tiền xây đình, đền thờ cụ Ngô Quyền, còn mời cả cụ Pháo ra hội trường phát biểu với bà con.

Bà Pháo được dẫn ra đám đông, không nhìn thấy gì cả, chỉ thấy lời giục giã của những người dắt tay dìu ra. Họ muốn bà nói rằng bà là hậu duệ thứ 23 của “vua Ngô Quyền”, rằng bà vẫn thường nghe thấy lời truyền dạy của nhà vua trong những đêm trăng thật sáng; họ muốn bà kể cho con cháu nghe về dòng dõi Ngô Vương… Nhưng bà đã không làm được điều đó…

Hơn một ngàn năm đã trôi qua, một ngàn năm là bao nhiêu kiếp người rồi, sao người ta lại cứ bắt bà phải biết. Bà không nói chuyện được ở đám đông, nhất là chỗ đám đông không nhìn thấy ai ra ai cả, nhiều khi người ta vẫn cứ cố dìu bà ra trong các cuộc tụ họp hay trong các dịp trang trọng.

Song rồi phần vì sức đã yếu, phần vì không biết giao đãi gì, nên người ta cũng không mời bà ra làm chứng cho vùng địa linh nhân kiệt này nữa. Bà không biết chữ. Suốt cuộc đời bà là những buổi vào núi cắt giáng - thứ cây chỉ làm được duy nhất một việc là đun bếp khói mù. Cứ mỗi lần hai bó giáng to lù xù được xọc vào cái đòn tròn coi như thêm một ngày của đời bà tiêu đi.

4. Dạo này làng cứ lao xao, đứa chắt con thằng Yên (cháu cả bà) lần nào đi chơi về cũng kể cho bà nghe chuyện làng. Những gộc tre thòi ra trên các khúc đường đất thăn thớ bị đánh bong trốc cả, thay vào đó là đường nhựa và đèn cao áp.

Các đoàn làm phim thi nhau đem diễn viên về diễn, người ta thịt cả con chó, làm cả một cái lều rồi một ông đóng giả say rượu thịt chó hậm hực đốt lều cỏ. Gớm sao bậy bạ thế, sao lại diễn cảnh đánh chửi ở làng cổ này cơ chứ, làng cổ nhà bà xưa nay có ai ăn ở theo cái nết ấy đâu. Có lần ở đình Mông Phụ, người ta còn đào bỏ cây cột điện, bóc gạch sân đình lên, đánh ở đâu một cây gạo mấy người ôm về trồng gá vào sân đình để… đóng phim.

Gớm thế mà thánh chả vật chết mấy cái người liều. Làng bà hiện nay đến mấy cái quả đồi ông Được lấy quyền “cháu chắt nhà vua, cắt đất phong hầu” cho các con giờ cũng có giá lắm. Toàn tính ra mấy chỉ vàng một mét đất thôi. Giời ạ. Có nhà bố con đánh nhau vì một góc vườn hoang. Có nhà bỗng dưng mất khoảnh ruộng bạc màu mà được đền bù cả trăm triệu, có đứa rõ xinh sắp đến ngày cưới chồng được tiền đền bù mua cái xe máy.

Đền thờ Ngô Quyền.

Đền thờ Ngô Quyền.

Bà Pháo nghe mà cứ lắc đầu quầy quậy, ngót trăm tuổi, lại mắt mù, tai nặng thế này mà cuộc sống vẫn cứ dội làm bà nhấp nhổm không yên. Mỗi lúc có khách đến muốn thăm người họ Ngô cuối cùng ở đất Hai Vua, bà lại ngồi nghe họ xúc động về cái ấp thiêng và cổ kính của quê mình.

Bà kể, có người bảo bà bị lẫn, trách bà con cháu cho ăn cơm rồi mà khách đến lại cứ thưa thốt kêu ca “từ sáng đến giờ chúng nó chẳng cho bà ăn hột nào”. Bà Pháo quay vào định xem tivi, nhưng mắt đã lòa lắm rồi, thấy bập bùng xanh đỏ hấp háy trên tivi, tuy không biết người ta đang chiếu cái gì.

Cái tai già to lớn lòng thòng nhẽo nhèo của bà thế mà hóa quý tướng “mắt nhìn thấy tai”, là dòng dõi Ngô vương ư? Chả biết được, nhưng rõ ràng càng xem tivi cái tai càng nghe rõ hơn. Nghe được tiếng hát buồn bã trên tivi, thế là bà đoán, đây là Lưu Bình - Dương Lễ, đây là Phạm Công - Cúc Hoa…

Các tin khác