Nhiều yếu tố đẩy giá vàng tăng

Giá vàng thế giới cuối tuần qua đã tăng mạnh, lên gần mức cao nhất kể từ đầu năm, sau khi Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) tuyên bố khởi động một chương trình nới lỏng định lượng mới (QE3) để kích thích tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. Nhưng có lẽ, giá vàng tăng không chỉ mỗi nguyên nhân do FED gây ra.

Giá vàng thế giới cuối tuần qua đã tăng mạnh, lên gần mức cao nhất kể từ đầu năm, sau khi Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) tuyên bố khởi động một chương trình nới lỏng định lượng mới (QE3) để kích thích tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. Nhưng có lẽ, giá vàng tăng không chỉ mỗi nguyên nhân do FED gây ra.

“Lá phiếu” của FED

Hãng tin Reuters nhận định, vàng đã nhận được một “lá phiếu niềm tin” sau khi FED tuyên bố sẽ mua vào 40 tỷ USD trái phiếu mỗi tháng cho tới khi triển vọng của thị trường việc làm Hoa Kỳ có sự cải thiện đáng kể, miễn là lạm phát còn nằm trong tầm kiểm soát.

Dù việc FED tung QE3 sau cuộc họp chính sách định kỳ kéo dài 2 ngày vừa kết thúc không nằm ngoài dự đoán của đa phần các nhà quan sát, động thái này vẫn đẩy giá vàng, một loạt hàng hóa cơ bản, và chứng khoán đồng loạt tăng mạnh.

Nhu cầu vàng vật chất từ phía các quỹ tín thác toàn cầu vẫn duy trì đà tăng. Cụ thể, lượng vàng dự trữ của ETF tiếp tục ghi nhận mức cao kỷ lục mới, đạt tới 79.748 triệu oz và chỉ trong vòng tháng 8, quỹ này đã mua thêm gần 2 triệu oz vàng. Từ đó giá vàng cũng tìm kiếm được lực hỗ trợ đáng kể nhờ lực mua của các nhà đầu tư ETF. Đặc biệt, trong phiên giao dịch cuối tuần qua, thị trường đã đón nhận dòng mua kỷ lục, đạt tới 6 tấn vàng từ phía tổ chức này.

Ông ALEX THORNDIKE,
chuyên gia phân tích của MKS Capital

Giới chuyên gia cho rằng, động thái chưa từng có tiền lệ này của FED là một sự chuyển biến trọng tâm trong chính sách tạo việc làm. Động thái này được cho là sẽ rất có lợi cho giá vàng, một tài sản chống lạm phát truyền thống.

“FED đang nhấn mạnh vào sứ mệnh tạo tăng trưởng, và điều này đồng nghĩa với việc họ không quan tâm nhiều tới lạm phát. Giá vàng có thể sẽ tăng rất mạnh trong những năm sắp tới” - ông Alex Merk, Giám đốc đầu tư của quỹ Merk Funds, nhận xét trên Reuters.

Trong các phiên giao dịch cuối tuần trước tại thị trường New York, có lúc giá vàng giao ngay tăng 35,8USD/oz, tương đương mức tăng xấp xỉ 2,1%, đóng cửa ở mức 1.768,2USD/oz.

Mức giá vàng cao nhất kể từ đầu năm đến nay là 1.790USD/oz thiết lập vào ngày 29-2. Trên sàn COMEX, giá vàng giao tháng 12 tăng 38,4USD/oz, chốt ở mức 1.772,1USD/oz ngày 13-9. Nhiều nhà đầu tư bán khống vàng trên sàn này đã phải vội vã mua vào để cắt lỗ.

Theo số liệu của Reuters, từ đầu năm đến nay, giá vàng tăng 13%. Riêng từ đầu tháng 8 trở lại đây, giá vàng đã tăng hơn 10% khi các ngân hàng trung ương trên toàn cầu tỏ quyết tâm sẽ áp dụng thêm chính sách để hỗ trợ cho nền kinh tế.

Theo nhiều chuyên gia, sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cam kết tung ra chương trình thu mua công nợ và chính phủ Trung Quốc chính thức tiến hành các biện pháp kích thích, chỉ trong vòng 2 tuần, trạng thái mua ròng  vàng đã tăng thêm 40%.

Cùng với đó, mức giá trung bình 200 ngày của vàng (hiện đang ở ngưỡng 1.642USD/oz) vẫn được bảo toàn và thực tế cho thấy không có nhiều khả năng các ngưỡng giá dài hạn này sẽ bị phá vỡ. Việc FED khởi động QE3 sẽ khiến nhà đầu tư tập trung cho các hợp đồng dài hạn. Khi đó, việc giá vàng chạm mức đỉnh 1.800USD/oz trong giai đoạn cuối năm là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Nhu cầu vàng phình to

Theo ông Phillip Streible, nhà môi giới hàng hóa cấp cao thuộc Công ty R.J.O’Brien, trong tháng 8, có thể nhận rõ nhất việc vàng đột phá khỏi kênh giá vàng là do USD suy yếu.

Nguyên nhân do tâm lý bán USD đề phòng FED bơm đồng tiền này ra cùng gói QE3. Khủng hoảng nợ châu Âu cũng làm nhà đầu tư neo trú vào kim loại vàng, đã tạo làn sóng tích trữ vàng trú ẩn an toàn lan ra trên thị trường.

Một nguyên nhân nữa lý giải cho đà tăng giá mạnh của vàng đó là tâm lý hoảng loạn, sợ hãi của các nhà đầu tư trước tình cảnh khủng hoảng tài chính. Hội đồng Vàng thế giới (WGC) mới đây đã thông báo doanh số thu mua vàng thỏi và tiền vàng đã tăng 15%.

Điều này cho thấy nhu cầu đầu tư vốn vào kim loại vàng phình to khi khủng hoảng nợ châu Âu và sự đổ vỡ hệ thống ngân hàng ở đây. WGC nhấn mạnh việc Nga tham gia thị trường vàng sẽ là yếu tố quan trọng tác động vào xu hướng giá vàng. Nga đang ở vị trí thứ 4 trên thị trường vàng thế giới và điều này cho thấy số lượng mua vàng đang tăng lên ở tầm cỡ quốc gia.

Trong ngắn hạn còn chứng kiến đà mua vào của SPDR, quỹ đầu tư tín thác vàng hàng đầu thế giới. Lượng vàng nắm giữ của các quỹ tín thác vàng tăng 4,4% trong năm nay, lên kỷ lục 2.460,46 tấn vào ngày 29-8. Lượng bạc nắm giữ của các quỹ cũng tăng tháng thứ 4 liên tiếp.

Lượng nắm giữ bạch kim bởi các quỹ tăng 12% trong năm.  Thêm vào đó là tâm lý bầy đàn thường thấy của các nhà đầu tư trên thị trường vàng. Khi tất cả báo chí, nhà phân tích, nhà kinh doanh nhìn nhận vàng tăng giá thì ngay cả khi tin tức chưa được tung ra, giá vàng đã được đẩy lên cao. Vì vậy, trong ngắn hạn, giá vàng vẫn sẽ dao động mạnh trước khi đạt đến mức cần phải điều chỉnh.

Nhận xét trong giai đoạn 60 năm của biến động kinh tế, các chuyên gia đã xác định năm 2014 mới là nút đáy của khủng hoảng kinh tế. Đó là nhận định được rút ra từ các bối cảnh giảm phát và cần được kích thích kinh tế của toàn bộ nền kinh tế thế giới.

60 năm qua, các nhà quan sát đã rút ra được những biến động nguy hiểm không tính trước được giữa lạm phát và giảm phát và điều này đã khiến kim loại quý tăng cao. Vàng sẽ còn được cho là điểm sáng trong vòng 2 năm nữa. Đó cũng là nguyên nhân đẩy các nhà đầu tư mua vào kim loại vàng.

Các tin khác