Phục hồi kinh tế nhanh
Bước vào năm 2022, TPHCM tập trung khắc phục sự gián đoạn chuỗi cung ứng từ lưu thông đến sản xuất, phân phối tiêu dùng. Cùng đó, đảm bảo cung cấp đầy đủ hàng hóa thiết yếu, hạn chế tối đa những đứt gãy chuỗi cung ứng không đáng có. Đồng thời, ưu tiên hỗ trợ nguồn lực cho các ngành kinh tế, động lực tăng trưởng kinh tế từ đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu tăng tốc trở lại.
Theo đó, những tháng đầu năm, kinh tế TP đã ghi nhận nhiều tín hiệu phục hồi khá tích cực. Trên 98% cơ sở sản xuất trên địa bàn đã mở cửa nhà máy, phân xưởng sản xuất, lưu thông hàng hóa thông suốt, không bị đứt gãy. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý I tăng 1,88% so với cùng kỳ.
Đặc biệt, từ mức giảm sâu ở quý III và quý IV-2021 lần lượt âm 24,97% và âm 11,64%, đến nay kinh tế TP đã đạt mức tăng trưởng dương. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp TP qua cửa khẩu cả nước 7 tháng năm 2022 ước đạt 25,38 tỷ USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn 7 tháng năm 2022 ước đạt 38,9 tỷ USD.
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong những tháng đầu năm tuy không như kỳ vọng, nhưng cũng đạt 1,28 tỷ USD.
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong những tháng đầu năm tuy không như kỳ vọng, nhưng cũng đạt 1,28 tỷ USD.
Những tín hiệu này cho thấy TPHCM đang phục hồi nhanh, sớm hơn kỳ vọng, được Ngân hàng Thế giới đánh giá là một trong số các TP có khả năng chống chịu và phục hồi tốt nhất trong khủng hoảng kép “đại dịch và kinh tế-chính trị thế giới”.
TPHCM đã vượt qua "điểm nghẽn Covid", với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đều tăng mạnh trong 7 tháng 2022. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Tốc độ chuyển đổi sang xã hội số Năm 2022, TPHCM thực hiện chuyển đổi số một cách toàn diện, phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền số; thiết kế đồng bộ, xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống tích hợp, kết nối liên thông các cơ sở dữ liệu lớn (big data) - nhất là dữ liệu về dân cư, quy hoạch, y tế, giáo dục, bảo hiểm, doanh nghiệp, đất đai, nhà ở… phục vụ hoạt động, vận hành công tác quản trị TP và đời sống nhân dân.
Hiện TP đã triển khai để kết nối chính thức nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu quốc gia về kho dữ liệu dùng chung của TP. Hơn 900 đơn vị trên địa bàn, bao gồm cơ quan nhà nước, các tổng công ty, đơn vị sự nghiệp… đã liên thông văn bản điện tử thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu.
Các lĩnh vực giao thông, y tế, giáo dục đào tạo, môi trường, quy hoạch đô thị, an ninh trật tự cũng triển khai nhiều ứng dụng phục vụ công tác chuyên môn và cung cấp dịch vụ cho người dân.
Mục tiêu xây dựng nền kinh tế số nhắm đến năm 2025 TPHCM là đô thị thông minh, TP dịch vụ, công nghiệp theo hướng hiện đại, giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế, động lực tăng trưởng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước; đi đầu trong đổi mới sáng tạo, có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.
Đến năm 2030, TPHCM là TP dịch vụ, công nghiệp hiện đại, TP văn hóa, đầu tàu về kinh tế số, xã hội số, chính quyền số, là trung tâm về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ và văn hóa của khu vực Đông Nam Á. Trong đó, phấn đấu kinh tế số đóng góp khoảng 25% đến năm 2025, 40% đến năm 2030 trong GRDP của TP.
Thu hút khách du lịch
So với Phú Quốc, Hội An, Nha Trang, TPHCM chưa phải là điểm sáng nhất trên bản đồ du lịch và thấp hơn nhiều lần so với trước dịch, nhưng cũng cần ghi nhận những nỗ lực kéo khách đến với TPHCM. Tính chung 7 tháng năm 2022 tổng doanh thu của ngành du lịch TP 60.379 tỷ đồng, tăng 57,82% so với cùng kỳ 2021; khách du lịch nội địa đạt 13,3 triệu lượt tăng 71,73% so với cùng kỳ, khách quốc tế ước đạt 765.585 lượt.
Thu hút khách du lịch
So với Phú Quốc, Hội An, Nha Trang, TPHCM chưa phải là điểm sáng nhất trên bản đồ du lịch và thấp hơn nhiều lần so với trước dịch, nhưng cũng cần ghi nhận những nỗ lực kéo khách đến với TPHCM. Tính chung 7 tháng năm 2022 tổng doanh thu của ngành du lịch TP 60.379 tỷ đồng, tăng 57,82% so với cùng kỳ 2021; khách du lịch nội địa đạt 13,3 triệu lượt tăng 71,73% so với cùng kỳ, khách quốc tế ước đạt 765.585 lượt.
Hiện TP đang triển khai các chương trình nhằm hút khách như ngắm TP từ trên cao bằng trực thăng, du thuyền trên sông Sài Gòn, du lịch xanh Cần Giờ, TP về đêm… là những sản phẩm du lịch được nhiều người lựa chọn trải nghiệm.
Đồng thuận trong phong trào hiến đất mở đường
Một điểm sáng không thể không nhắc đến và trở thành mẫu hình cho cả nước học tập, là phong trào người dân hiến đất mở đường và làm công trình công cộng.
Đồng thuận trong phong trào hiến đất mở đường
Một điểm sáng không thể không nhắc đến và trở thành mẫu hình cho cả nước học tập, là phong trào người dân hiến đất mở đường và làm công trình công cộng.
Sau hơn 20 năm triển khai, phong trào đã thu hút hơn 168.000 hộ dân tham gia hiến khoảng hơn 5,3 triệu m2 đất, ước tính số tiền hơn 10.000 tỷ đồng, phục vụ cho 5.230 công trình. Trong đó có 3.874 công trình mở rộng hẻm (khoảng 6.600 tỷ đồng), 1.237 công trình mở rộng đường (hơn 3.300 tỷ đồng) và 119 công trình khác (hơn 48 tỷ đồng).
Đột phá cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Một trong điểm nghẽn của TPHCM là cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn thiếu, yếu và chưa đồng bộ. Vì vậy, UBND TPHCM xác định đề án “Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn TP giai đoạn 2020-2030” là một trong những khâu đột phá phá triển mạnh mẽ nhất. TP xác định tổng mức đầu tư dự kiến 970.654 tỷ đồng; trong đó vốn ngân sách khoảng 399.729 tỷ đồng, nguồn vốn khác khoảng 570.925 tỷ đồng.
Đột phá cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Một trong điểm nghẽn của TPHCM là cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn thiếu, yếu và chưa đồng bộ. Vì vậy, UBND TPHCM xác định đề án “Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn TP giai đoạn 2020-2030” là một trong những khâu đột phá phá triển mạnh mẽ nhất. TP xác định tổng mức đầu tư dự kiến 970.654 tỷ đồng; trong đó vốn ngân sách khoảng 399.729 tỷ đồng, nguồn vốn khác khoảng 570.925 tỷ đồng.
Giai đoạn từ nay đến năm 2025, TP tập trung các dự án cao tốc TPHCM - Mộc Bài (làm mới), TPHCM - Long Thành - Dầu Giây và TPHCM - Trung Lương (mở rộng); tập trung các tuyến Quốc lộ 1, 13, 22, 50; khép kín Vành đai 2, 3...
Giai đoạn này, metro số 1 (Bến Thành-Suối Tiên) sẽ hoàn thành và tuyến số 2 (đoạn Bến Thành - Tham Lương), số 5 (ngã tư Bảy Hiền - cầu Sài Gòn) sẽ được đẩy nhanh. TPHCM cũng sẽ đầu tư hoàn chỉnh các nút giao trọng điểm gồm An Phú, Mỹ Thủy, Gò Dưa, Linh Xuân (TP Thủ Đức), ngã tư Bốn Xã (quận Tân Phú) và ngã sáu Công trường Dân Chủ (quận 3).
Các cây cầu có quy mô lớn vượt sông cũng được ưu tiên như cầu Thủ Thiêm 3, 4, cầu Cát Lái, Cần Giờ. Trong số các dự án, đã có dự án khởi động, có dự án thu xếp xong vốn, có dự án còn trên giấy, nhưng cho thấy sự quyết tâm mạnh mẽ trong việc tạo động lực và đột phá phát triển nhằm đưa TPHCM trở thành trung tâm kinh tế-tài chính của Đông Nam Á.