Với sự tham gia của nhiều nghệ nhân cùng hàng trăm cây cảnh đến từ mọi miền trong cả nước, triển lãm được chia làm 4 khu vực: Khu trưng bày những tác phẩm cây cảnh nghệ thuật tiêu biểu Việt Nam gồm 1.000 tác phẩm. Khu trưng bày hoa lan, hoa cảnh, đá cảnh, chim cảnh, dụng cụ làm vườn. Khu hội chợ sinh vật cảnh ba miền với trên 10.000 sản phẩm. Khu văn hóa, lễ hội, nghệ thuật giải trí phục vụ du khách tham quan.
Đặc biệt, triển lãm lần này không chỉ có sự tham gia những người chơi cây miền Bắc, mà những nghệ nhân ở các tỉnh miền Nam cũng đưa tác phẩm của mình ra Bắc so tài. Đây là dịp gặp gỡ, giao lưu của các nghệ nhân sinh vật cảnh Thủ đô với các nghệ nhân ở các vùng miền. Những tác phẩm có dáng đẹp, độc đáo, được nghệ nhân đầu tư lâu năm có giá không hề rẻ, có những tác phẩm mang giá trị rất lớn được rao bán lên đến hàng chục tỷ đồng. Đơn cử như tác phẩm cây thị Lâm Bồng Thạch, theo giới chơi cây cảnh cây này đã qua tay nhiều chủ và được đánh giá là cây hội tụ đủ Cổ - Kỳ - Mỹ- Nhã, và có lúc được rao bán triệu đô (hơn 20 tỷ đồng).
Tác phẩm cây duối “Lão mai đại Thọ” của nhà vườn Hòa Taxi được rao giá lên đến 10 tỷ đồng. Hay như tác phẩm “Gươm báu truyền kỳ” của đại gia chơi cây cảnh đất Phú Thọ, tác phẩm Tùng Nhật (còn gọi là cây kim cương) của nhà vườn Giám Cao... cũng có giá vài tỷ đồng, do là cây cảnh độc lại hiếm. Cây được tạo thế hoàn thiện như một bức tranh, thân màu da đồng cổ kính, các vết cắt đã liền sẹo, mịn mượt đến mức toàn mỹ.
Độc đáo hơn khi lấy cảm hứng từ bức tranh về Phố cổ Hà Nội của danh họa Bùi Xuân Phái, ông Nguyễn Văn Ngọ ở Thạch Thất (Hà Nội) đã dành gần 20 năm để uốn nắn, chế tác chậu cây sanh mang hình dáng của bức họa này. Chính vì thế cây sanh này được ông đặt tên "Phố cổ Hà Nội".












theo hình ảnh cây đa- giếng nước-sân đình, có tuổi đời 100 năm.

cây đa- giếng nước-sân đình, có tuổi đời 100 năm.
