Những tai nạn hàng không bí ẩn (K2): Truyền thuyết Tam giác Quỷ

Tam giác Quỷ có tên chính thức là Tam giác Bermuda. Đó là một vùng biển nằm về phía Tây Đại Tây Dương, nổi tiếng với nhiều vụ tàu thủy, máy bay hoặc thủy thủ đoàn bị biến mất một cách bí ẩn. Đã có rất nhiều nghiên cứu về vùng biển bí ẩn này, nhưng dường như chưa ai đưa ra được cách giải thích thuyết phục.

Tam giác Quỷ có tên chính thức là Tam giác Bermuda. Đó là một vùng biển nằm về phía Tây Đại Tây Dương, nổi tiếng với nhiều vụ tàu thủy, máy bay hoặc thủy thủ đoàn bị biến mất một cách bí ẩn. Đã có rất nhiều nghiên cứu về vùng biển bí ẩn này, nhưng dường như chưa ai đưa ra được cách giải thích thuyết phục.

Những tai nạn hàng không bí ẩn (K1): Amelia Earhart

Không để lại dấu tích

Một trong những sự kiện được ghi chép tốt nhất và được nhắc đến nhiều nhất trong lịch sử của Tam giác Bermuda là “chuyến bay 19”. Đó là một toán 5 chiếc máy bay ném ngư lôi TBM Avenger của Hải quân Hoa Kỳ, bị biến mất trong quá trình bay huấn luyện ngày 5-12-1945 từ căn cứ Không lực Hải quân Ft Lauderdale, Florida.

Căn cứ theo những câu chuyện về Tam giác Bermuda, chỉ huy chuyến bay đã báo cáo về những ảnh hưởng thị giác bất thường khi bị mất tích, như đề cập đến "nước trắng", đại dương "nhìn không giống mọi khi" và la bàn xoay không kiểm soát trước khi biến mất. Thêm nữa, tác giả Berlitz trong sách của ông khẳng định vì chiếc máy bay ném bom TBM Avenger được chế tạo để nổi được lâu trên mặt nước, lẽ ra người ta có thể tìm thấy họ vào ngày hôm sau, vì biển lặng và trời quang.

Tuy nhiên, không chỉ không bao giờ tìm thấy họ, một thủy phi cơ của Hải quân truy tìm và giải cứu bay sau đó cũng mất tích không thể giải thích. Thêm vào tình tiết đó là báo cáo của Hải quân về tai nạn được mô tả là "nguyên nhân hay lý do không rõ".

Vụ mất tích máy bay khác được biết đến nhiều ở Bermuda là vụ Star Tiger. Đó là một chiếc máy bay hành khách Avro Tudor IV của hãng British South American Airways (BSAA), bị mất tích một cách bí ẩn ở Tam giác Quỷ vào ngày 30-1-1948. 1 năm sau đó (1949), một chiếc máy bay khác của BSAA là Avro Tudor Star Ariel cũng bị mất tích tại khu vực bí hiểm này.

Một vụ khác cũng khá nổi tiếng là vào ngày 28-12-1948, chiếc máy bay DC-3 với 36 người đang trên đường bay từ Puerto Rico đến Miami đã bị mất tích. Trong lần đàm thoại vô tuyến điện cuối cùng, người ta cho rằng phi công Bob Linquist đã nói là máy bay còn cách Miami 50 dặm về phía Nam và đã có thể nhìn thấy đèn của thành phố. Ngay sau đó phi công đã biến mất cùng với máy bay và hành khách mà không để lại dấu tích. Tất cả các vụ mất tích đều chưa thể giải thích, góp phần làm nên truyền thuyết về Tam giác Quỷ.

Đi tìm lời giải

Liên quan đến Tam giác Bermuda, bất thường về từ trường của trái đất thường hay được nói đến. Theo đó, la bàn hoàn toàn không còn khả năng hoạt động hoặc quay tròn khiến không thể định hướng được. Hiện tượng này được cho là đã xảy ra ngay cả trên tàu thủy lẫn trên máy bay. Tuy nhiên, dự án “nam châm” của Hải quân Hoa Kỳ nghiên cứu về từ trường của trái đất trong hơn 20 năm đã bác bỏ điều đó.

Một đội bay tương tự đội bay của chuyến bay 19.

Một đội bay tương tự đội bay của chuyến bay 19.

Những người sống sót sau các tai nạn còn tường thuật lại là đã có sương mù màu xanh lá cây nhạt sáng chói xuất hiện làm tầm nhìn chỉ còn vài m. Liên quan đến hiện tượng này việc nước sôi nổi bọt cũng được nói đến. Trong thời gian này các dụng cụ kỹ thuật hoàn toàn không dùng được và động cơ cũng ngưng hoạt động một phần.

Ra khỏi sương mù tất cả hoạt động bình thường trở lại. Một giải thích khác là bọt khí methane. Một số khoa học gia về địa chất từ Nhật Bản, Đức và Hoa Kỳ đã tìm thấy trữ lượng khí methane rất lớn trong vùng Tam giác Bermuda. Sau khi chuyến bay 19 biến mất, nhiều nhân chứng cho biết đã thấy một vụ nổ trên bầu trời. Một số người cho rằng có thể là khí methane bốc lên đã bốc cháy tại các động cơ của máy bay, dẫn đến một bùng nổ lớn mà các máy bay đã trở thành nạn nhân của nó.

Thế nhưng cho đến nay vẫn chưa có một dấu vết nào là manh mối cho việc khí methane bốc lên từ biển có thể dẫn đến bùng nổ trên độ cao của máy bay. Việc chiếc thủy phi cơ cũng bị mất tích trong hoạt động tìm kiếm chuyến bay 19 có thể được giải thích bằng sự kiện có thật đã được biết thời bấy giờ là loại máy bay này có khả năng bùng nổ nhiên liệu một cách bất ngờ vì lỗi thiết kế.

Được nhiều người tin tưởng hơn là thuyết về thời tiết cực đoan. Vùng Bermuda thường có bão và gió xoáy đổ ập đến với sức mạnh không thể tin được và có thể chỉ xảy ra trong vòng chưa tới 5 phút, Hải quân Hoa Kỳ gọi đó là hiện tượng Microburst.

Ngoài ra, có thuyết về sóng hạ âm. Về cấu trúc địa lý và khí hậu, Tam giác Quỷ là một vùng gần giống như tấm gương phản chiếu rộng lớn. Các cơn bão xuất phát từ Đại Tây Dương tạo nên luồng sóng hạ âm cực mạnh, bị phản hồi từ khu vực phản xạ này và hội tụ vào khu vực Tam giác Quỷ. Kích thước rộng lớn của các cấu trúc hội tụ cho phép đưa ra giả thuyết tại đó có những khu vực phản xạ mà sóng hạ âm có thể đạt tới cường độ rất lớn và là nguyên nhân gây nên các hiện tượng quái dị. Sóng hạ âm cường độ lớn gây nên cảm giác sợ hãi và ý muốn bứt phá ra khỏi không gian khép kín.

Chính phản xạ này đã khiến cho các kíp máy bay và hành khách bị hốt hoảng và vội vã nhảy ra bên ngoài. Khi cộng hưởng với nhịp sinh học của con người, sóng hạ âm có cường độ cao có thể gây chết người ngay tức khắc. Sóng hạ âm có thể là nguyên nhân dao động cộng hưởng của cột buồm trên thuyền và làm cho chúng gãy vụn. Hiện tượng tương tự cũng xảy ra khi sóng hạ âm cộng hưởng với độ rung của các yếu tố cấu trúc của máy bay.

Các tin khác