Phát triển công nghiệp phụ trợ: Lĩnh vực đầy tiềm năng

Theo các chuyên gia, trong ngành công nghiệp ô tô, một chiếc xe hoàn chỉnh được cấu thành bởi hơn 5.000 chi tiết. Nếu chọn hướng đi mới là phát triển công nghiệp phụ trợ, ngành sản xuất ô tô Việt Nam có rất nhiều lợi thế để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, thay vì có được chiếc ô tô nội địa hóa hoàn toàn.

Theo các chuyên gia, trong ngành công nghiệp ô tô, một chiếc xe hoàn chỉnh được cấu thành bởi hơn 5.000 chi tiết. Nếu chọn hướng đi mới là phát triển công nghiệp phụ trợ, ngành sản xuất ô tô Việt Nam có rất nhiều lợi thế để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, thay vì có được chiếc ô tô nội địa hóa hoàn toàn.

Tại một cuộc hội thảo mới đây về phát triển công nghiệp phụ trợ, ông Sugiyama Hideji, nguyên Thứ trưởng Bộ Kinh tế - Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, khẳng định: “Chỉ là sản xuất ốc vít cho ô tô - chuyện nhỏ! Thế nhưng đó lại là một lĩnh vực đầy tiềm năng và không thể thiếu để sản xuất ra  chiếc ô tô. Với hàng trăm con ốc vít cho 1 chiếc ô tô, ai có thể phủ nhận rằng đây là một ngành ít mang lại lợi nhuận và kém cơ hội để đầu tư phát triển? Vì thế gọi là công nghiệp phụ trợ nhưng những ngành này không “phụ“ chút nào, ngược lại nó có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển công nghiệp”.

Chú trọng vào sản xuất một linh kiện nào đó trong chiếc ô tô xem như đã thành công trong việc nội địa hóa. Ảnh: A. THƯ

Chú trọng vào sản xuất một linh kiện nào đó trong chiếc ô tô
xem như đã thành công trong việc nội địa hóa. Ảnh: A. THƯ

Theo các chuyên gia, giá trị gia tăng của một chiếc ô tô thường nằm ở các thiết bị phụ trợ (chiếm từ 50-70%), trong khi các nhà sản xuất, lắp ráp xe chỉ chiếm 30-50% giá trị và xu hướng này sẽ còn thay đổi (với lợi thế nghiêng về các hãng phụ trợ) trong giai đoạn 2015-2020. Do đó, để nội địa hóa ngành này, không chỉ đơn thuần tác động vào nhà sản xuất ô tô, mà còn nằm ở các nhà sản xuất và cung ứng nguyên, vật liệu cấu thành (các sản phẩm phụ trợ).

Hiện nay, tại thị trường Việt Nam, nhu cầu về đối tác cung ứng linh kiện sản xuất ô tô khá lớn. Hàng năm các liên doanh sản xuất ô tô trong nước cho xuất xưởng trên 100.000 xe, đa phần linh kiện, phụ kiện đều phải nhập khẩu. Nhiều doanh nghiệp đang xúc tiến tìm kiếm các đối tác ở trong nước để cắt giảm chi phí. Chẳng hạn, Toyota Việt Nam đang tìm kiếm các doanh nghiệp nội địa cung cấp linh kiện, phụ kiện tại chỗ để chuẩn bị cho lộ trình năm 2018, khi mở cửa hoàn toàn thị trường ô tô theo cam kết Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Công ty Nidec Tosok (Nhật Bản) đang hoạt động tại TPHCM với sản phẩm chính là hộp số tự động trong ô tô (hiện chủ yếu phục vụ xuất khẩu). Tuy nhiên, để tạo ra hộp số hoàn chỉnh, ngoài một số linh kiện tự sản xuất, Nidec Tosok đang tìm các doanh nghiệp cung cấp 200 linh kiện cấu thành sản phẩm này.

Tuy tiềm năng cho ngành công nghiệp phụ trợ không nhỏ, nhưng trên thực tế các tên tuổi trong ngành này đều chưa quan tâm đến thị trường Việt Nam. Theo ông Võ Quang Huệ, Giám đốc Công ty Robert Bosh Việt Nam (sản xuất dây chuyền lực cho hộp số tự động trong ô tô), vấn đề quan trọng với các nhà cung cấp linh kiện (hay bộ phận cho một sản phẩm) là đầu ra. Để cạnh tranh về giá cả, các hãng phải có được những đơn đặt hàng từ vài trăm nghìn sản phẩm trở lên, thay vì chỉ vài chục nghìn. Theo các chuyên gia, để tạo được thị trường đủ rộng cho ngành công nghiệp phụ trợ phát triển, cần xác định được một số linh kiện phụ tùng ô tô Việt Nam có lợi thế về nguyên liệu, công nghệ, nhân công... để tập trung nghiên cứu sản xuất nhằm đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, để vừa đáp ứng nhu cầu trong nước vừa có thể xuất khẩu, chứ không phải “cái gì cũng làm”. Ngoài ra, cần có những chính sách đồng nhất, phù hợp để thu hút được các nhà cung cấp linh kiện chính gốc để tiếp thu chuyển giao công nghệ từ khâu thiết kế sản phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật đến bí quyết công nghệ chế tạo.

Các tin khác