Phát triển nông nghiệp chất lượng cao

Đồng Tháp là địa phương có thế mạnh về nông nghiệp, với nhiều mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao. Trong xu thế phát triển và hội nhập, Đồng Tháp đang phát huy lợi thế trên làm nền tảng cho công nghiệp, thương mại - dịch vụ - du lịch… tăng tốc; đồng thời đẩy mạnh thu hút đầu tư tạo bứt phá phát triển toàn diện. Trao đổi với ĐTTC trước thềm năm mới, ông LÊ MINH HOAN, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, cho biết:

Đồng Tháp là địa phương có thế mạnh về nông nghiệp, với nhiều mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao. Trong xu thế phát triển và hội nhập, Đồng Tháp đang phát huy lợi thế trên làm nền tảng cho công nghiệp, thương mại - dịch vụ - du lịch… tăng tốc; đồng thời đẩy mạnh thu hút đầu tư tạo bứt phá phát triển toàn diện. Trao đổi với ĐTTC trước thềm năm mới, ông LÊ MINH HOAN, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, cho biết:

Năm 2011, kinh tế địa phương còn nhiều khó khăn, cộng với lũ lớn hoành hành trên diện rộng, dịch bệnh tác động gây bất lợi cho sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên, với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, doanh nghiệp và người dân, sự hỗ trợ tích cực của trung ương đã giúp kinh tế của tỉnh tiếp tục phát triển. Sản xuất nông nghiệp phát huy tốt thế mạnh, lần đầu tiên sản lượng lúa Đồng Tháp vượt mức 3 triệu tấn, đạt 3,1 triệu tấn, cao nhất từ trước đến nay; nuôi trồng thủy sản đạt 358.000 tấn, tăng 8%.

Chế biến xuất khẩu cá tra, một thế mạnh của Đồng Tháp.
Chế biến xuất khẩu cá tra, một thế mạnh của Đồng Tháp.

Các huyện Tân Hồng, Tam Nông, Tháp Mười... đã xây dựng được cánh đồng sản xuất hiện đại theo quy trình khép kín, từ khâu sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, xuất khẩu... Các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ - du lịch... phát triển ấn tượng. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng gần 26%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng trên 30%, kim ngạch xuất khẩu tăng 41%...

2011 cũng là năm Đồng Tháp tiếp nhiều đoàn doanh nghiệp trong và ngoài nước đến tìm hiểu đầu tư; các đại sứ, tổng lãnh sự, cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam... đến thăm, làm việc.

Lần đầu tiên Đồng Tháp khai trương cảng container ở thị xã Sa Đéc với sự đầu tư quy mô của Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn, mở ra hướng phát triển kinh tế rất triển vọng. Có thể nói, nhờ sự phát triển đồng bộ trên nhiều lĩnh vực đã góp phần đưa mức tăng trưởng kinh tế đạt 13,55%, vượt kế hoạch đề ra.

PHÓNG VIÊN: - Thưa ông, sản xuất nông nghiệp năm 2011 của Đồng Tháp luôn gặp rủi ro về thiên tai, dịch bệnh, giá cả... Vậy tỉnh xác định hướng đi thế nào để phát huy thế mạnh nông nghiệp, đảm bảo đời sống người dân?

Ông LÊ MINH HOAN: - Chúng tôi luôn trăn trở vấn đề này để tìm ra hướng đi phù hợp. Nhờ đầu tư đồng bộ nên sản xuất nông nghiệp thời gian qua đã đạt những kết quả đáng phấn khởi, năng suất lúa vụ đông - xuân đạt bình quân 7,1-7,2 tấn/ha, có nơi đạt trên 7,5 tấn/ha, thuộc loại khá cao ở ĐBSCL.

Cơ giới hóa trên đồng ruộng phát triển mạnh, xây dựng hàng trăm trạm bơm điện nhằm tiết giảm chi phí sản xuất. Công tác bảo quản sau thu hoạch được đầu tư hoàn thiện với nhiều kho chứa lúa, hệ thống xay xát phát triển rộng khắp các huyện, thị.

Phát triển nông nghiệp chất lượng cao ảnh 2Đồng Tháp được cộng đồng các doanh nghiệp đánh giá là một trong những địa phương có năng lực cạnh tranh cao và tiến bộ trong nhiều năm liền (đứng thứ 3/63 tỉnh, thành). Điều này cho thấy những nỗ lực của tỉnh trên nhiều mặt, trong đó có sự cải cách hiệu quả của bộ máy chính quyền các cấp và các sở ngành liên quan. Những năm qua, Đồng Tháp tập trung cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi chào đón doanh nghiệp trong và ngoài nước đến làm ăn.
Phát triển nông nghiệp chất lượng cao ảnh 3

Sau nhiều năm lũ nhỏ, năm 2011 xảy ra lũ lớn và Đồng Tháp là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Tỉnh đã dồn sức chống lũ, bảo vệ gần 99.000ha lúa vụ 3 nên tỷ lệ thiệt hại chỉ dưới 2%.

Dù sản xuất lúa vụ 3 khá thành công “trúng mùa, trúng giá”, nhưng trận lũ lớn vừa qua đã làm bộc lộ nhiều vấn đề cần phải gấp rút giải quyết để đảm bảo sản xuất nông nghiệp bền vững.

Đồng Tháp đang tính toán sắp xếp lại hệ thống đê bao, nơi nào cần mở rộng, nơi nào cần thu hẹp hoặc xóa bỏ... cho phù hợp từng vùng, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu.

Chỗ thuận lợi trồng lúa vụ 3 sẽ gắn với xây đê bao vững chắc, phát triển đường giao thông. Địa phương nào không thuận sẽ chuyển nuôi thủy sản mùa lũ như tôm càng xanh, cá...

Về lâu dài, sản xuất nông nghiệp đi vào chiều sâu, xoay quanh 2 trục chính là “gắn kết quan hệ 4 nhà và phát triển chuỗi giá trị”, lấy tiêu chí chất lượng làm chuẩn. Từng sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng cho nhiều thị trường xuất khẩu khác nhau.

Tôi cho rằng chính nhờ chủ động tốt từ sản xuất đến tiêu thụ nên nông dân có lợi nhuận khá cao, đời sống không ngừng cải thiện. Đây cũng là cách phát triển nông nghiệp bền vững, ổn định đời sống người dân, tạo nền tảng vững chắc để công nghiệp - dịch vụ - du lịch... Đồng Tháp tăng tốc.

- Hiện nay sản xuất cá tra của Đồng Tháp vẫn còn khó khăn. Tỉnh có kế sách gì để tháo gỡ?

- Sản xuất, chế biến và xuất khẩu cá tra là thế mạnh của Đồng Tháp. Năm 2011, dù còn nhiều khó khăn nhưng sản lượng cá tra đạt trên 330.000 tấn, tăng so kế hoạch 300.000 tấn; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 400 triệu USD, vượt hơn 80 triệu USD so kế hoạch đề ra.

Thành công về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu là nhờ các doanh nghiệp chủ động đầu tư mở rộng vùng nuôi cá nguyên liệu, đẩy mạnh xuất khẩu cá tra vào thị trường Hoa Kỳ với giá cao.

Đồng Tháp đang hạn chế tình trạng nuôi cá dạng nhỏ lẻ, manh mún để tiến tới nuôi tập trung quy mô lớn có đầu tư căn cơ, ứng dụng khoa học nhằm tăng năng suất và chất lượng.

Mục tiêu là phải gắn kết giữa người nuôi với doanh nghiệp chế biến xuất khẩu và nhà cung cấp thức ăn, hài hòa, chia sẻ lợi ích để phát triển nghề cá một cách bền vững.

- Ông có thể phác họa mô hình phát triển nông nghiệp của  Đồng Tháp trong năm 2012?

- Trước nhất phải giữ vững sản lượng lúa từ 3 triệu tấn trở lên, mở rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn. Đa dạng hóa các mô hình nuôi thủy sản chất lượng cao như cá tra, tôm càng xanh, cá lóc, cá thát lát cườm... Sản xuất nông nghiệp năm 2012 tiếp tục gắn kết giữa nông dân và doanh nghiệp.

Tỉnh sẽ kêu gọi thêm nhiều doanh nghiệp các nơi cùng tham gia sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, có đầu tư đầu vào, bao tiêu đầu ra sản phẩm... Đồng Tháp phấn đấu kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 450 triệu USD; tăng trưởng GDP đạt 13,5%, thu nhập bình quân đầu người trên 25,7 triệu đồng.

- Xin cảm ơn ông.

Các tin khác