Đặc biệt năng lực công nghệ, quản trị rủi ro được nâng cao theo chuẩn quốc tế, bắt kịp xu hướng kỷ nguyên NH số tại Việt Nam và trong khu vực. Ông Nguyễn Đức Hiếu, Phó Tổng giám đốc SCB, chia sẻ với ĐTTC:
Để trở thành NH trong top dẫn đầu, SCB phải luôn luôn bám sát thị trường, nghiên cứu đào sâu vào phân tích dự báo và chuẩn bị sẵng sàng các kịch bản, phương án đầu tư để tối đa hóa hiệu quả đầu tư trong mọi tình huống. |
Hiện nay, định hướng phát triển của SCB là NH bán lẻ, do vậy việc phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh luôn chú trọng vào phân khúc khách hàng cá nhân, khách hàng SMEs (doanh nghiệp vừa và nhỏ) và được triển khai đồng bộ, nhất quán trong toàn hệ thống.
PHÓNG VIÊN: - Ông có thể nói rõ hơn về ưu điểm của hệ thống Treasury Front Arena của Công ty FIS?
Ông NGUYỄN ĐỨC HIẾU: - Trước khi lựa chọn hệ thống Treasury Front Arena, SCB đã tìm hiểu, phân tích, so sánh, tham khảo và đi thực nghiệm tại các định chế tài chính trong và ngoài nước đã sử dụng các phần mềm tương tự. Và sau một quá trình SCB mới quyết định lựa chọn Treasury Front Arena để triển khai.
PHÓNG VIÊN: - Ông có thể nói rõ hơn về ưu điểm của hệ thống Treasury Front Arena của Công ty FIS?
Ông NGUYỄN ĐỨC HIẾU: - Trước khi lựa chọn hệ thống Treasury Front Arena, SCB đã tìm hiểu, phân tích, so sánh, tham khảo và đi thực nghiệm tại các định chế tài chính trong và ngoài nước đã sử dụng các phần mềm tương tự. Và sau một quá trình SCB mới quyết định lựa chọn Treasury Front Arena để triển khai.
Đây là phần mềm, một giải pháp tài chính nguồn vốn linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, đáp ứng xuyên suốt các yêu cầu kinh doanh và quản lý, quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh tiền tệ từ Front - Middle tới Back office, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của SCB hiện tại và cả trong tương lai. Hơn nữa, FIS là một trong những công ty hàng đầu thế giới về dịch vụ công nghệ tài chính - NH, khách hàng của họ là những tổ chức, định chế tài chính lớn trên thế giới nên SCB tin tưởng vào kinh nghiệm, năng lực triển khai của FIS.
- Vây tại sao đến nay SCB mới triển khai hệ thống này trong khi nhiều NH khác đã thực hiện?
- SCB là một NH đặc thù và hơi khác biệt so với các NH khác trong hệ thống. Đó là phải ưu tiên dành toàn bộ nguồn lực của mình cho hoạt động tái cơ cấu theo lộ trình đã được NHNN, Chính phủ phê duyệt. Đến nay SCB đã thành công trong việc cơ cấu, nâng cao năng lực tài chính, hoạt động quản trị điều hành, cơ cấu tổ chức nhân sự và kiểm soát rủi ro theo hướng an toàn và hiệu quả.
- SCB là một NH đặc thù và hơi khác biệt so với các NH khác trong hệ thống. Đó là phải ưu tiên dành toàn bộ nguồn lực của mình cho hoạt động tái cơ cấu theo lộ trình đã được NHNN, Chính phủ phê duyệt. Đến nay SCB đã thành công trong việc cơ cấu, nâng cao năng lực tài chính, hoạt động quản trị điều hành, cơ cấu tổ chức nhân sự và kiểm soát rủi ro theo hướng an toàn và hiệu quả.
Trong năm vừa qua, SCB đã nâng cấp đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật, triển khai hàng loạt dự án công nghệ quan trọng, nền tảng để hiện đại hóa toàn bộ hoạt động của NH. Cho đến nay hoạt động kinh doanh tiền tệ của SCB đạt được nhiều thành tựu nổi bật với quy mô giao dịch ngày càng lớn, vì vậy để đáp ứng được quy mô như hiện nay, đây là thời điểm then chốt để SCB triển khai hệ thống Treasury.
Kết thúc quý I-2017, hoạt động kinh doanh của SCB đã đạt được những kết quả tích cực: tổng tài sản đạt 381.364 tỷ đồng (tăng 19.682 tỷ đồng), tăng 5,44%; cho vay khách hàng tăng 20.246 tỷ đồng, tăng 9,11%; tiền gửi khách hàng tăng 17.708 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2016. SCB hoàn toàn chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh và tiếp tục là NH có quy mô lớn thứ 5 trong hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam.
- Hệ thống Treasury sẽ giúp ích gì cho SCB trong hoạt động kinh doanh tiền tệ?
- Theo tính toán thời gian triển khai hệ thống dự kiến khoảng 9 tháng và sẽ hoàn thành vào đầu năm 2018. Như tôi đã đề cập ở trên, hệ thống Treasury Front Arena sẽ đáp ứng xuyên suốt các yêu cầu kinh doanh và quản lý, quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của SCB và tích hợp cả được vào các hệ thống quản trị khác của SCB như Core FCC, Data Warehouse, Vision FX, đặc biệt hệ thống sẽ lấy dữ liệu trực tiếp từ hệ thống Reuters theo thời gian thực.
Kết thúc quý I-2017, hoạt động kinh doanh của SCB đã đạt được những kết quả tích cực: tổng tài sản đạt 381.364 tỷ đồng (tăng 19.682 tỷ đồng), tăng 5,44%; cho vay khách hàng tăng 20.246 tỷ đồng, tăng 9,11%; tiền gửi khách hàng tăng 17.708 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2016. SCB hoàn toàn chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh và tiếp tục là NH có quy mô lớn thứ 5 trong hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam.
- Hệ thống Treasury sẽ giúp ích gì cho SCB trong hoạt động kinh doanh tiền tệ?
- Theo tính toán thời gian triển khai hệ thống dự kiến khoảng 9 tháng và sẽ hoàn thành vào đầu năm 2018. Như tôi đã đề cập ở trên, hệ thống Treasury Front Arena sẽ đáp ứng xuyên suốt các yêu cầu kinh doanh và quản lý, quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của SCB và tích hợp cả được vào các hệ thống quản trị khác của SCB như Core FCC, Data Warehouse, Vision FX, đặc biệt hệ thống sẽ lấy dữ liệu trực tiếp từ hệ thống Reuters theo thời gian thực.
Do đó, hiệu quả hoạt động kinh doanh tiền tệ của SCB sẽ được đánh giá một cách liên tục, nhanh chóng, chính xác và đảm bảo việc kiểm soát, quản trị rủi ro theo quy định của SCB và NHNN. Đây là yếu tố cốt lõi để các quyết định kinh doanh, quyết định quản trị của SCB được đưa ra một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.
- Xin cảm ơn ông.
- Xin cảm ơn ông.