(ĐTTCO) - Để ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, tạo nền tảng vững chắc cho kinh tế quốc dân và tạo động lực tái cơ cấu nền kinh tế, cần có hành lang chính sách thông thoáng để doanh nghiệp nông nghiệp có cơ hội phát triển. Đó là nhận định của nhiều chuyên gia khi đề cập đến vấn đề làm sao để nông nghiệp phát triển bền vững.
Đầu tư nông nghiệp còn khiêm tốn
Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT), hiện nay cả nước có hơn 49.600 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, chiếm 8% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động.
Trong số này doanh nghiệp trực tiếp sản xuất sản phẩm nông, lâm, thủy sản chỉ chiếm khoảng 1% với số lượng 7.600 doanh nghiệp, còn lại là các doanh nghiệp trong chuỗi ngành liên quan đến nông nghiệp như chế biến hàng, cung cấp nguyên liệu đầu vào, dịch vụ thương mại...
Vấn đề về đất đai hiện nay đang là điểm nghẽn lớn cho doanh nghiệp khi muốn đầu tư vào nông nghiệp. Cụ thể, chính sách về đất đai hiện nay còn nhiều bất cập. Vì thế, cần thay đổi một số điều khoản trong Luật Đất đai. Thí dụ, các doanh nghiệp thuê đất để sản xuất nông nghiệp có thời gian từ 30 năm trở lên nên được cấp sổ đỏ hoặc có cơ chế chính sách rõ ràng hơn.
TS. TRẦN DU LỊCH
Khoảng 90% doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp là doanh nghiệp tư nhân, còn lại là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Xét theo quy mô lao động, 96% doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp chủ yếu quy mô nhỏ và siêu nhỏ.
Thêm vào đó, nguồn vốn của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 8-10% tổng nguồn vốn của toàn khu vực doanh nghiệp. Trong đó, vốn của các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất chỉ khoảng 1%.
Theo Bộ KH-ĐT, hiện nay doanh nghiệp nông nghiệp đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận đất đai để tổ chức sản xuất, khó tiếp cận tín dụng, thị trường tiêu thụ không bền vững... Bên cạnh đó, các doanh nghiệp muốn đầu tư vào nông nghiệp phải đối mặt với những hạn chế trong việc nhận chuyển nhượng đất trồng lúa của hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp; quy hoạch sử dụng đất chất lượng thấp, thường xuyên thay đổi dẫn đến người sử dụng đất không yên tâm đầu tư vì sợ Nhà nước thu hồi bất cứ khi nào.
Hơn nữa, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất quy định quá chặt chẽ, không phù hợp với cơ chế thị trường, khi muốn thay đổi cơ cấu cây trồng trên đất của mình, người sử dụng đất phải xin phép chính quyền, vừa mất chi phí vừa mất thời gian và thời cơ kinh doanh.
Thực tế, thời gian qua Nhà nước đã dành những diện tích lớn đất tại khu vực đồng bằng để gieo trồng cây lương thực chính của nước ta là lúa gạo. Tuy nhiên, chính sách lúa gạo đã dẫn đến việc Việt Nam vượt xa các chỉ tiêu đề ra về an ninh lương thực, tạo ra nguồn thặng dư khổng lồ cho xuất khẩu, trong khi kim ngạch xuất khẩu lúa gạo chỉ mang lại nguồn thu nhỏ cho nông dân và cho đất nước.
Do đó, để thu hút vốn đầu tư vào nông nghiệp, theo Bộ KH-ĐT cần cắt giảm 40-50% thủ tục hành chính hiện hành, cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển doanh nghiệp nông nghiệp một cách nghiêm túc và thực chất. Đồng thời, các cơ quan liên quan cần rà soát, tránh chồng chéo trong quản lý, kiểm tra, không để tình trạng một mặt hàng phải chịu sự quản lý của quá nhiều đơn vị; chuyển đổi phương thức quản lý theo hướng tăng hậu kiểm, giảm tiền kiểm.
Cơ chế, chính sách đòn bẩy Một số chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp cho rằng nếu muốn nền nông nghiệp Việt Nam thực sự cất cánh và đủ sức cạnh tranh trong thời đại hội nhập, đòi hỏi các doanh nghiệp nông nghiệp trong nước cần phải nỗ lực hơn nữa trong phương thức sản xuất, kinh doanh, tiếp cận công nghệ, chú ý xây dựng thương hiệu.
Ngoài ra, Nhà nước cũng cần quan tâm hơn đến lĩnh vực sản xuất và phát triển nông nghiệp bằng cách gỡ bỏ những rào cản về chính sách, tạo hành lang pháp lý thông thoáng đối với ngành.
Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cho biết một trong những khó khăn lớn nhất doanh nghiệp trong hiệp hội gặp phải là về vốn. Trước kia, vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp phải chịu lãi suất 24%/năm, nay giảm xuống còn 11%/năm, nhưng đó vẫn còn là mức cao.
Trong khi ở Trung Quốc, lãi suất vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp chỉ 5%, nếu doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài lãi suất vốn vay chỉ còn 3%, điều đó tạo thuận lợi cơ bản cho các doanh nghiệp nước này khi đầu tư ra bên ngoài. Trong khi đó, ở Việt Nam, các doanh nghiệp đầu tư cho sản xuất nông nghiệp có đặc thù là thời gian đầu tư khá dài, nhiều rủi ro và thu hồi vốn chậm, nên việc tính lãi suất ngay sau khi vay của ngân hàng hiện nay sẽ tạo áp lực và khó khăn cho doanh nghiệp mới bắt đầu đầu tư.
Từ bất cập trên, các chuyên gia kinh kế, kiến nghị Nhà nước cần có chính sách ân hạn đối với các doanh nghiệp vay vốn đầu tư cho nông nghiệp, có như vậy mới thu hút được nhiều doanh nghiệp quan tâm và đầu tư vào lĩnh vực này.
Ông Nguyễn Văn Tiến, Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp - Nông thôn, Ban Kinh tế Trung ương, cho rằng hiện nay các doanh nghiệp đầu tư cho sản xuất nông nghệp còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận đất đai để tổ chức sản xuất. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, đặc biệt là quy hoạch các vùng nguyên liệu chưa được triển khai hiệu quả, còn thiếu sự ổn định.
Bên cạnh đó, quá trình tích tụ, tập trung đất nông nghiệp diễn ra chậm, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất, đặc biệt là sản xuất hàng hóa quy mô lớn của doanh nghiệp; việc tiếp cận đất đai của nhà đầu tư thông qua việc nhận quyền sử dụng đất, thuê đất trực tiếp trên thị trường để tổ chức sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn do chưa có sự đồng thuận của người sử dụng đất.
“Hiện nay, nông nghiệp của chúng ta tăng trưởng thiếu bền vững. Đối với hộ nông dân, hợp tác xã chưa phát huy được để liên kết các hộ nông dân. Chúng ta cũng thiếu doanh nghiệp có tiềm lực và chưa có sự chủ động. Chính sách về đất đai còn bất cập như hạn điền thường không vượt ngưỡng so với quy định. Do đó cần có chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt phải chú ý đến các cơ chế hỗ trợ” - ông Tiến nhấn mạnh.
(ĐTTCO) - Chiều 4-4, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cùng lãnh đạo các bộ, ngành đã họp với các hiệp hội, doanh nghiệp, các cơ quan ngoại giao để bàn về các giải pháp xử lý vấn đề thuế quan với Hoa Kỳ.
(ĐTTCO) - Không có lý thuyết kinh tế, đạo lý hay mô hình gì về thâm hụt thương mại của Mỹ với thế giới. Đơn giản, Mỹ chỉ xem thế giới như một cái “chợ khổng lồ”, với cán cân thương mại giữa Mỹ và quốc gia khác.
(ĐTTCO) - Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến cho dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2011 ban hành Bộ Quy chế an toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay, tạo điều kiện cho máy bay Trung Quốc sản xuất được nhập khẩu vào Việt Nam.
(ĐTTCO) - Sáng 4-4, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của báo chí đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Mỹ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.
(ĐTTCO) - Chiều 3-4, tại Hà Nội, Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham) đã tổ chức buổi trao đổi với báo chí về quan hệ thương mại song phương sau khi Mỹ tuyên bố áp thuế 46% đối với 90% hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.
(ĐTTCO)-Đây là lần tăng thứ 3 liên tiếp của giá xăng, giá bán xăng E5 RON 92 không cao hơn 20.373 đồng/lít, tăng 341 đồng/lít và giá bán xăng RON 95-III không cao hơn 20.919 đồng/lít.
(ĐTTCO)-Cùng với tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, khoa học kỹ thuật và công nghệ, “nguồn vốn con người” được coi là yếu tố thúc đẩy sự phát triển bền vững của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
(ĐTTCO) - Theo các chuyên gia, Chính phủ cần nhanh chóng đàm phán với Mỹ để giảm thiểu tác động tiêu cực, đồng thời, tận dụng tối đa các hiệp định thương mại khác nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
(ĐTTCO) - Châu Á là thị trường xuất khẩu lớn nhất của các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam với thị phần chiếm 42%, tiếp theo là châu Mỹ và châu Âu.
(ĐTTCO) - Ngày 1-4, tại Phủ Chủ tịch, ngay sau lễ đón chính thức cấp Nhà nước, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiến hành hội kiến với Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe.
(ĐTTCO) - Mô hình khu thương mại tự do (FTZ) gắn với cảng biển đã được nhiều quốc gia triển khai rất thành công, giúp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, nâng cao năng lực logistics, thu hút đầu tư nước ngoài.
(ĐTTCO) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 692 phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1.
(ĐTTCO)-Tiết lộ thông tin cá nhân có thể bị phạt đến 40 triệu đồng. Đây chính là tiêu điểm được phân tích trong bản tin Chuyển động kinh tế - Góc nhìn chuyên gia hôm nay.
(ĐTTCO) - Việc sáp nhập địa giới hành chính lần này không chỉ tinh gọn bộ máy mà còn đặt nền móng hình thành chính quyền số, quản trị số, phát triển đô thị thông minh, vùng kinh tế tích hợp.
(ĐTTCO) - Ngày 29-3, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tới thăm vào ngày khai giảng khóa đào tạo thiết kế bán dẫn chuyên sâu đầu tiên tại Trung tâm nghiên cứu, đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo Đà Nẵng (DSAC).
(ĐTTCO)-Tiết lộ thông tin cá nhân có thể bị phạt đến 40 triệu đồng. Đây chính là tiêu điểm được phân tích trong bản tin Chuyển động kinh tế - Góc nhìn chuyên gia đăng tải 6 giờ 30 ngày 31-3.
(ĐTTCO) - Ngày 17-3, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết về “Phát triển KTTN - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”. Đây thực sự là một vấn đề quan trọng không chỉ cho kinh tế, mà còn có ý nghĩa đối với sự phát triển nền công nghiệp văn hóa.
(ĐTTCO) - Sáng 28-3, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống nước Cộng hòa Liên bang Brazil Luiz Inácio Lula da Silva đang có chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 27 đến 29-3.
(ĐTTCO) - Thông tin này được Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Quang Dũng đưa ra tại Hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Khu vực 8, gồm 3 tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình.
(ĐTTCO) - Sau phiên mất điểm kỷ lục 88 điểm hôm qua, VN Index vẫn tiếp tục có thêm phiên giảm mạnh. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn vui vì bắt đáy thành công.
Bình luận
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu