Tạo lập tính cân đối nền kinh tế

Tái cấu trúc nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, trong đó tập trung ưu tiên 3 lĩnh vực: đầu tư công, thị trường tài chính và doanh nghiệp nhà nước đang là chủ trương lớn của kế hoạch 5 năm 2011-2015 và được triển khai thực hiện ngay trong năm 2012. 3 lĩnh vực này có quan hệ mật thiết, nên cần đặt trong tổng thể chung của lộ trình thực hiện.

Tái cấu trúc nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, trong đó tập trung ưu tiên 3 lĩnh vực: đầu tư công, thị trường tài chính và doanh nghiệp nhà nước đang là chủ trương lớn của kế hoạch 5 năm 2011-2015 và được triển khai thực hiện ngay trong năm 2012. 3 lĩnh vực này có quan hệ mật thiết, nên cần đặt trong tổng thể chung của lộ trình thực hiện.

Chính sách tài chính công tích cực và tiêu cực

Trong nhiều năm nữa, nước ta còn phải thực hiện chính sách chủ động bội chi ngân sách bằng con đường vay nợ để đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật - xã hội, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Đó là chính sách tài chính công tích cực trong điều kiện tích lũy của nền kinh tế còn thấp, tiết kiệm nội địa chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển bền vững.

Nhưng chính sách này phải kèm theo các điều kiện rất nghiêm ngặt như: phải có chiến lược nợ chính phủ và nợ quốc gia rõ ràng; những điều kiện bảo đảm hiệu quả trong đầu tư; khả năng trả nợ hàng năm, cả về VNĐ lẫn ngoại tệ; tuân thủ nguyên tắc "phí tổn cơ hội" và tính đồng bộ trong đầu tư; cơ chế phân bổ vốn đầu tư minh bạch; cơ chế giám sát dòng vốn đầu tư chặt chẽ...

Thực tế trong các năm qua, việc bội chi ngân sách nhà nước chưa thật sự tuân thủ các điều kiện nêu trên và nhiều điều kiện khác nữa, nên chính sách “tài chính công tích cực” đã trở thành nhân tố tiêu cực, có nguy cơ gây bất ổn nền tài chính quốc gia.

Do đó, nếu tiếp tục đầu tư ngân sách như cách làm trong những năm qua, hệ quả không chỉ tăng rủi ro hệ thống tài chính, mà còn góp phần gây bất ổn vĩ mô (lạm phát, nhập siêu...). Vì vậy, việc tái cấu trúc đầu tư công cần bắt đầu từ nhận thức về một chính sách tài chính công tích cực.

Ngưỡng nợ công an toàn?

Tạo lập tính cân đối nền kinh tế ảnh 1Đến nay hệ thống NHTM đóng góp đến 93% nguồn tín dụng cho nền kinh tế, hệ thống tài chính - tín dụng phi ngân hàng chỉ đóng góp 3%. Quan sát mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và dư nợ tín dụng của hệ thống NHTM 4 năm qua cho thấy nền kinh tế nước ta tăng trưởng GDP dựa chủ yếu vào vay nợ, kể cả khu vực nhà nước lẫn tư nhân; phần vốn chủ sở hữu rất thấp. Những con số trên lý giải tại sao dư nợ tín dụng vẫn tăng cao, đạt đến 1,3 lần GDP (các nước trong khu vực chỉ bằng 0,5-0,6 GDP), nhưng nền kinh tế vẫn thiếu vốn.
Tạo lập tính cân đối nền kinh tế ảnh 2

Cơ cấu nợ công (theo khái niệm nợ công đã được định nghĩa trong Luật Quản lý nợ công) của nước ta hiện nay chủ yếu là nợ dài hạn, nên trước mắt chưa có áp lực lớn về khả năng trả nợ.

Thí dụ năm 2011 bố trí 85.000 tỷ đồng để trả nợ so với 590.000 tỷ đồng thu ngân sách (tỷ lệ gần 15%), vẫn an toàn. Tuy nhiên, nếu phần thu ngân sách còn lại, sau khi trả nợ và dành để chi thường xuyên ngày càng giảm, việc vay nợ đi dần đến ngưỡng mất an toàn.

Một nền tài chính công mà việc bội chi liên tục để đầu tư trong 10 năm nhưng không tạo được hiệu quả và có khả năng tạo ra giá trị cao hơn (tính tương đối), thể hiện sự  thặng dư cho "tái sản xuất mở rộng" (căn cứ mức chênh lệch giữa nguồn thu và chi thường xuyên + trả nợ đến hạn), nguy cơ mất an toàn thực sự xảy ra.

Nói cụ thể: Nếu năm 2001 bắt đầu bội chi bằng nguồn vay dưới nhiều hình thức để đầu tư, ở thời điểm chưa có thặng dư giữa nguồn thu và chi thường xuyên, thì vào thời điểm 2010, phải có thặng dư ngân sách cho đầu tư, sau khi chi thường xuyên và trả nợ đến hạn.

Với cách tính như vậy cần phân tích và đánh giá tình hình vay nợ trong 10 năm qua và xây dựng chiến lược tài chính công trong 10 năm tới, khi đó mới có cơ sở đánh giá về tính an toàn.

Nếu không có dự báo xa ở tầm quốc gia và doanh nghiệp nhà nước, chỉ đến khi sự mất an toàn xuất hiện mới đưa ra giải pháp chống đỡ sẽ không còn khả năng trụ vững và lâm vào tình trạng “vỡ nợ”.

Mối quan hệ giữa đầu tư công với thị trường tài chính

So với các nước trong khu vực và thế giới, thị trường tài chính Việt Nam còn rất non trẻ (khoảng 20 tuổi). Tuy nhiên, mạng lưới hoạt động của hệ thống NHTM được mở rộng nhanh chóng và mạnh mẽ, với tốc độ rất cao so với tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế khác.

Tính đến năm 2010, với 52 NHTM có đến 2.098 chi nhánh và sở giao dịch, hơn 5.240 phòng giao dịch trên cả nước. Trong số trên khối NHTM nhà nước chiếm 62% toàn hệ thống; khối NHTM cổ phần chiếm 36%, khối ngân hàng 100% vốn nước ngoài và liên doanh chiếm 2%.

Hệ thống giao dịch của NHTM đến nay chủ yếu tập trung ở 3 vùng kinh tế trọng điểm (phía Bắc, phía Nam và miền Trung) thể hiện mối quan hệ tương tác giữa tăng trưởng của các ngành kinh tế với dịch vụ tài chính - tín dụng - ngân hàng trong quá trình công nghiệp hóa.

 Nền kinh tế nước ta tăng trưởng GDP chủ yếu dựa vào hệ thống ngân hàng thương mại. Ảnh: LÃ ANH

Nền kinh tế nước ta tăng trưởng GDP chủ yếu dựa vào
hệ thống ngân hàng thương mại. Ảnh: LÃ ANH 

Thị trường chứng khoán còn non trẻ hơn, mới ra đời năm 2000, có sự phát triển khá nhanh, có lúc phát triển nóng, thu hút hàng trăm định chế tài chính trong và ngoài nước tham gia dưới hình thức các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty đầu tư, công ty quản lý quỹ...

Tuy nhiên, nếu nhìn thị trường tài chính Việt Nam theo cấu tạo của 2 thị trường vốn (trung - dài hạn) và tiền tệ (vốn ngắn hạn) thì đó là sự phát triển thiếu cân đối. Hệ thống NHTM vẫn đóng vai trò chủ yếu trên thị trường tài chính. Các định chế tài chính tín dụng phi ngân hàng còn rất non yếu.

Trong giai đoạn 2001-2005, nền kinh tế Việt Nam phục hồi sau tác động của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, tốc độ tăng GDP bình quân 7,5%/năm. Trong giai đoạn này tổng dư nợ tín dụng của hệ thống NHTM tăng trung bình  23-24%/năm; bội chi ngân sách dưới 5% GDP; tổng đầu tư xã hội/GDP khoảng 38%.

Tình hình diễn ra tương đối bình thường trong năm 2006 (GDP tăng 8,3%; dư nợ tín dụng tăng 24%; bội chi ngân sách 5% GDP).

Nhưng từ 2007, hiện tượng bất thường đã xảy ra: Dư nợ tín dụng của hệ thống NHTM tăng đột biến, thậm chí ngược chiều với tốc độ tăng GDP (năm 2007 GDP tăng 8,6%, dư nợ tín dụng tăng 53,4%; năm 2008 GDP tăng 6,4%, dư nợ tín dụng tăng 27,6%; năm 2009 GDP tăng 5,3%, dư nợ tín dụng tăng 37,3%; năm 2010 GDP tăng 6,78%, dư nợ tín dụng tăng 31,19% và bội chi ngân sách ở mức 6-7% GDP, tổng đầu tư  xã hội đạt mức 42% GDP).

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình hình trên, nhưng rõ ràng có quan hệ với tình trạng bội chi ngân sách ngày càng lớn; đầu tư công thiếu đồng bộ và không tuân thủ nguyên tắc chi phí cơ hội đã góp phần tăng nhanh hệ số ICOR.

Do đó, việc tái cấu trúc đầu tư công, thị trường tài chính và doanh nghiệp nhà nước cần được tiến hành trên một kế hoạch tổng thể, mang tính đồng bộ, cần đề ra được các giải pháp có liên quan giải quyết triệt để các bất cập 3 lĩnh vực này.

Các tin khác