Tạo sự kết nối giữa các vùng

Việc thiếu kết nối giữa các cụm đô thị hoặc không có thiết kế đô thị đã làm cản trở và phá hỏng sự phát triển không gian đô thị TPHCM thời gian qua. Đó là nhận xét của các chuyên gia và giới doanh nghiệp khi nhận xét về phát triển đô thị.

Việc thiếu kết nối giữa các cụm đô thị hoặc không có thiết kế đô thị đã làm cản trở và phá hỏng sự phát triển không gian đô thị TPHCM thời gian qua. Đó là nhận xét của các chuyên gia và giới doanh nghiệp khi nhận xét về phát triển đô thị.

Phát triển đi trước quy hoạch

Ông Nguyễn Trường Lưu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Kiến trúc sư TPHCM, cho rằng khi xét đến sự chuẩn mực của một đô thị người ta đánh giá trên sự kết nối giữa vùng này với vùng kia, khu vực này với khu vực kia. Nói cách khác đó là sự kết nối không gian đô thị, sự hài hòa trong một tổng thể không gian đô thị chứ không thể xem xét từng công trình một. Muốn được như vậy phải có thiết kế đô thị.

Tuy nhiên trong một thời gian dài công việc này chưa được quan tâm đúng mức. Thí dụ đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - được xem như “bộ mặt” của TP khi khách quốc tế đến Việt Nam qua cửa khẩu Tân Sơn Nhất - sau khi nâng cấp mở rộng đã có nhiều khiếm khuyết. Rút kinh nghiệm việc này, mới đây TP đã chỉ đạo Sở Quy hoạch - Kiến trúc xem xét thiết kế đô thị cho 3 tuyến đường mới: mở rộng xa lộ Hà Nội, đại lộ Võ Văn Kiệt và đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - vành đai và một số tuyến đường tại một số quận huyện, khu vực trung tâm.

Trong một thời gian dài chúng ta chưa quan tâm đúng mức nên bộ mặt không gian đô thị bị phá nát. Cùng một khu vực nhưng chủ đầu tư nào giỏi “chạy” được xây cao. Có những dự án đưa ra phản biện, Hội đồng thống nhất chỉ được xây chừng ấy tầng mới đảm bảo không gian kiến trúc. Nhưng không rõ bằng cách nào chủ đầu tư vẫn “xin” cấp trên cho phép xây cao hơn số tầng mà Hội đồng đã thống nhất.

Ông Nguyễn Minh Hòa, thành viên Hội đồng Quy hoạch TPHCM

Sự phát triển của đô thị TPHCM luôn đi trước quy hoạch, hoặc phát triển không theo quy hoạch là những hạn chế rất lớn hiện nay. Tại cửa ngõ Tây Bắc TP là một thí dụ. Trước yêu cầu bức thiết để phát triển vùng Tây Bắc và giải quyết áp lực giao thông từ nội thành đi các huyện Củ Chi, Hóc Môn, qua Campuchia… TP đã đầu tư nâng cấp mở rộng tuyến đường Cộng Hòa - Trường Chinh.

Tuy nhiên tuyến đường mới đưa vào sử dụng hơn 10 năm đã trở nên quá tải, lạc hậu. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM, phân tích: “Trước kia hầu hết nhà cửa trên tuyến đường này còn thưa thớt, giá rẻ, do đó rất thuận lợi cho công tác đền bù, giải tỏa.

Đáng ra khi tiến hành giải tỏa nâng cấp con đường lên 120m, chúng ta mở rộng thêm mỗi bên vào vài trăm mét nữa, vừa tạo quỹ đất để khai thác vừa chủ động quỹ đất để mở rộng tiếp con đường khi cần thiết. Nay nhìn con đường nhà cửa kiên cố san sát hai bên đường, con đường đã trở nên quá tải, việc mở rộng thật không đơn giản”.

Nâng cao vai trò quản lý

Nhiều chuyên gia nhận xét do mạnh ai nấy làm khi phát triển dự án đã dẫn đến tình trạng thiếu kết nối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển chung. Khu vực quận 2, quận 9 là nơi khá thuận lợi để xây dựng một không gian đô thị chuẩn mực theo ý đồ do phần lớn dự án được phát triển trên đất trống nhưng đến nay khu vực này rất lộn xộn, thiếu sự kết nối, không đứng trên một tổng thể để có thể phê duyệt từng dự án.

Một góc khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ảnh: LÃ ANH
Một góc khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ảnh: LÃ ANH

Báo cáo về “Công tác quy hoạch, đền bù và tái bố trí dân cư trên địa bàn TPHCM giai đoạn 1990-1998” của UBND TPHCM, có nêu: “Việc quản lý sử dụng đất đai, tổ chức và thu hút đầu tư, thực hiện quy hoạch và quản lý xây dựng phát triển đô thị theo quy hoạch còn nhiều yếu kém. Đa số các dự án đầu tư có quy mô nhỏ lẻ, thiếu kết nối về hạ tầng. Chất lượng quy hoạch và xây dựng công trình, chất lượng môi trường và mỹ quan đô thị còn thấp. Rất nhiều dự án mang tính tự phát, đầu cơ đất đai xảy ra khá phổ biến. Tình trạng xây dựng không phép, sai phép, san lấp kênh rạch trái phép… với nhiều bất cập phát sinh trong quá trình đô thị hóa”.

Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TPHCM đến năm 2025 đã đưa ra quan điểm, mục tiêu: “Phát triển hài hòa, đồng bộ giữa xây dựng mới và cải tạo, chỉnh trang đô thị, giữa phát triển không gian đô thị và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, bảo vệ môi trường. Phát triển TP hiện đại, có bản sắc, phát huy thế mạnh đặc thù sông nước, đồng thời tạo sức hấp dẫn của đô thị, nâng cao chất lượng sống của người dân. Từng bước đưa TPHCM trở thành một trung tâm công nghiệp, dịch vụ, khoa học của khu vực Đông Nam Á”. Theo nhiều chuyên gia, để thực hiện được mục tiêu trên, trong quá trình thực hiện các quy định về quy hoạch kiến trúc, xây dựng mọi người cần tuân thủ nghiêm ngặt. Nếu không mục tiêu vẫn chỉ là mục tiêu.

Các tin khác