Hiệp định Đối tác Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức được phê chuẩn vào ngày 30-12-2018 và có hiệu lực đối với Việt Nam kể từ ngày 14-1-2019. Đây được coi là bước ngoặt quan trọng tạo ra xung lực mới để thúc đẩy hợp tác thương mại – đầu tư giữa Việt Nam và các nước đối tác thành viên nói chung và các nước châu Mỹ nói riêng.
Sau 2 năm CPTPP đi vào thực thi, kim ngạch xuất khẩu sang hai quốc gia đã phê chuẩn CPTPP là Canada và Mexico đã tăng trưởng mạnh mẽ, lần lượt đạt kim ngạch 4,4 tỷ USD, tăng 45% và 3,17 tỷ USD (tăng 41% so với cùng kỳ năm 2018). Các nước còn lại dù chưa phê chuẩn hiệp định nhưng cũng chứng kiến tốc độ tăng trưởng rất nhanh như Chile (tăng 30%), Peru (tăng 21%) so với 2018.
Những con số này khẳng định CPTPP đã và đang trở thành động lực mở rộng đường cho hàng Việt sang thị trường các nước châu Mỹ, vốn còn rất mới mẻ và tiềm năng.
Nhiều ý kiến của các chuyên gia đóng góp cho hội thảo cùng nhận định, để giúp các doanh nghiệp Việt Nam kết nối với các doanh nghiệp, nhà nhập khẩu nước ngoài, từ đó xây dựng chiến lược tiếp cận thị trường châu Mỹ
Tại hội thảo, các chuyên gia đã đưa ra những phân tích, nhận định, giải pháp để giúp các doanh nghiệp Việt Nam kết nối với các doanh nghiệp, nhà nhập khẩu nước ngoài. Cụ thể, bên cạnh việc khai thác thị trường CPTPP, các doanh nghiệp có thể nghiên cứu khả năng tận dụng những ưu đãi, các mối liên kết kinh tế và cơ sở hạ tầng sẵn có của các nước thành viên CPTPP để qua đó đưa hàng Việt Nam thâm nhập và mở rộng sang các thị trường khác thuộc khu vực châu Mỹ.
Khu vực này có nhiều khối liên kết kinh tế thông qua các hiệp định thương mại tư do với mối ràng buộc chặt chẽ với nhau, thí dụ như Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (USMCA, gồm Mỹ, Canada, Mexico với gần 500 triệu dân, tổng GDP đạt 2.100 tỷ USD). Cộng đồng Andean (gồm Peru, Colombia, Ecuador, Bolivia với 111 triệu dân, tổng GDP đạt 700 tỷ USD).
Nếu tận dụng tốt các cơ chế liên kết kinh tế và ưu đãi thương mại này, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể tìm thấy những cơ hội kinh doanh thuận lợi, đa dạng hoá mặt hàng và thị trường xuất khẩu trong bối cảnh dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu như hiện nay. Nhiều ý kiến của các chuyên gia đóng góp cho hội thảo cùng nhận định, để giúp các doanh nghiệp Việt Nam kết nối với các doanh nghiệp, nhà nhập khẩu nước ngoài, từ đó xây dựng chiến lược tiếp cận thị trường, chiến lược kinh doanh bài bản hơn, tận dụng những ưu đãi đang có với các nước thành viên CPTPP. Trong đó, trọng tâm là các doanh nghiệp xuất khẩu cần đa dạng hoá mặt hàng và thị trường xuất khẩu tại khu vực châu Mỹ, đặc biệt trong xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu và ưu tiên phục hồi, duy trì phát triển kinh tế trong và sau đại dịch của các quốc gia hiện nay.