Thiếu vốn hoạt động
Tính đến đầu năm 2019, tại Việt Nam có 10 công ty CTTC. Tuy đã có hơn 20 năm hình thành và phát triển nhưng quy mô hoạt động CTTC tại Việt Nam vẫn còn nhỏ bé và hạn chế. Ngoài Vietinbank Leasing có vốn 1.000 tỷ đồng và BIDV-Sumi Trust 895 tỷ đồng, số công ty CTTC còn lại đều nằm trong khoảng 150-500 tỷ đồng.
Hoạt động CTTC còn có những khó khăn về quy định tổ chức hoạt động, chính sách thuế, hải quan… Chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước mới áp dụng cho vốn vay NH để đầu tư thiết bị phục vụ kinh doanh, còn nếu thực hiện qua CTTC không được. Điều này không công bằng, làm giảm lợi thế cạnh tranh của CTTC. Ông Cao Văn Huy, Tổng thư ký Hiệp hội CTTC Việt Nam |
Theo ông Cao Văn Uy, Tổng thư ký Hiệp hội CTTC Việt Nam, nguồn vốn này chỉ đủ để các CTTC hoạt động trong vài năm hoặc tài trợ vài dự án, trong khi các công ty không được phép huy động vốn ngắn hạn để bổ sung vào nguồn vốn hoạt động. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rào cản và hạn chế hoạt động CTTC tại Việt Nam, trong đó về chủ quan như mức độ nhận biết sản phẩm của nền kinh tế cũng như của các cơ quan quản lý, DN, cá nhân… còn rất hạn chế.
Theo khảo sát của VCCI tại 1.000 DN, hơn 70% biết rất ít và chưa bao giờ tìm hiểu về tín dụng CTTC, 20% hoàn toàn không biết gì về dịch vụ này. Năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC hạn chế khi cạnh tranh với sản phẩm cho vay trung, dài hạn của các NHTM.
Về khách quan, theo ông Nguyễn Trung Hà, Chủ tịch Hiệp hội CTTC Việt Nam, các công ty CTTC gặp nhiều khó khăn trong huy động vốn, nhất là vốn trung, dài hạn. Hầu hết công ty CTTC đều hoạt động dựa vào nguồn vốn của NHTM mẹ, hoặc vốn vay trên thị trường liên NH. Việc huy động từ các tổ chức kinh tế hầu như không thể thực hiện được. Chính sách chung về cho thuê tài chính hiện vẫn chưa được chú trọng và biết đến rộng rãi, dẫn đến các bộ, ngành khi xây dựng chính sách trong nhiều trường hợp vẫn quên hoặc bỏ sót các quy định đối với hoạt động CTTC.
Ảnh minh họa.
Bà Ngô Thị Xuân Hồng, Phó Vụ trưởng Vụ II, Cơ quan thanh tra giám sát NH (NHNN), cho rằng việc pháp luật chỉ quy định sản phẩm dịch vụ CTTC là động sản, chưa có bất động sản (BĐS) như thực tế diễn ra tại thị trường CTTC của nhiều nước cũng là khó khăn. Xét về góc độ rủi ro, trong hoạt động cho thuê BĐS có thể được giảm thiểu vì nhiều lý do, trong đó có quyền sở hữu tài sản thuộc về bên cho thuê…
“Với đặc thù CTTC là động sản đa dạng, nhiều chủng loại, có tính di động cao, nếu khách hàng thiếu thiện chí hợp tác hoặc cố ý gian dối, lừa đảo để chiếm đoạt tài sản, việc xử lý tài sản cho thuê, thu hồi nợ của bên cho thuê gặp rất nhiều khó khăn” - bà Hồng nói.
Cần những giải pháp thực tế
Việt Nam được đánh giá còn nhiều dư địa và tiềm năng để hoạt động CTTC phát triển. Đến tháng 8-2018 khoảng 670.000 DN đang hoạt động, trong đó 98-99% là DN nhỏ và vừa. Với đặc trưng của loại hình DN này là quy mô nhỏ, ít tài sản thế chấp, lượng vốn tự có hạn hẹp nhưng có mong muốn được tiếp cận, sử dụng các máy móc công nghệ mới, hiện đại, có thể tìm tới sản phẩm CTTC nhằm đáp ứng các nhu cầu của mình.
Cần những giải pháp thực tế
Việt Nam được đánh giá còn nhiều dư địa và tiềm năng để hoạt động CTTC phát triển. Đến tháng 8-2018 khoảng 670.000 DN đang hoạt động, trong đó 98-99% là DN nhỏ và vừa. Với đặc trưng của loại hình DN này là quy mô nhỏ, ít tài sản thế chấp, lượng vốn tự có hạn hẹp nhưng có mong muốn được tiếp cận, sử dụng các máy móc công nghệ mới, hiện đại, có thể tìm tới sản phẩm CTTC nhằm đáp ứng các nhu cầu của mình.
Tại Hội thảo Phát triển an toàn, bền vững hệ thống các tổ chức tín dụng phi NH tại Việt Nam do NHNN tổ chức tại Hà Nội vừa qua, rất nhiều giải pháp được đề xuất. Trước hết, các chuyên gia đều nhấn mạnh phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động CTTC theo hướng phù hợp với bản chất, đặc điểm của loại hình tín dụng này, cũng như đảm bảo sự bình đẳng giữa các loại hình tổ chức tín dụng.
Thí dụ, cho phép công ty CTTC được phép đi vay trung, dài hạn từ các tổ chức tín dụng trong nước; quy định rõ UBND và công an các cấp hỗ trợ công ty CTTC thu hồi tài sản cho thuê…Nhà nước nên có chính sách khuyến khích DN sử dụng hình thức CTTC để biến loại hình này thành kênh tài trợ vốn trung, dài hạn hữu hiệu cho DN.
Các công ty CTTC cần tăng cường hoạt động marketing để tăng sự hiểu biết về sản phẩm CTTC của DN; nghiên cứu cung ứng sản phẩm dịch vụ trọn gói cho khách hàng; hợp tác với các nhà cung cấp máy móc thiết bị, tài sản trong và ngoài nước để xây dựng chuỗi bán hàng khép kín từ bán-mua hàng và bên tài trợ vốn (công ty CTTC) cùng dịch vụ cần đi kèm về tư vấn công nghệ, quản trị, hỗ trợ bảo trì tài sản...
Về dài hạn, bà Ngô Thị Xuân Hồng cho rằng cơ quan quản lý cần cho phép các công ty CTTC được thực hiện hoạt động cho thuê BĐS. Qua đó góp phần giúp thị trường CTTC phát triển tương xứng với tiềm năng, đáp ứng nhu cầu của DN, đặc biệt DN nhỏ và vừa trong kinh doanh.
Bởi thực tế CTTC là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác, trên cơ sở hợp đồng giữa bên cho thuê là các công ty CTTC và bên thuê là khách hàng. Các DN thiếu vốn có thể lựa chọn giải pháp thuê tài chính, thay vì mua phương tiện, máy móc thiết bị hay dây chuyền sản xuất. Thuê tài chính giúp DN tiếp cận được với rất nhiều loại tài sản, từ những thiết bị văn phòng đến các phương tiện và các dây chuyền sản xuất hiện đại.
Mặc dù không trực tiếp chuyển vốn cho khách hàng, nhưng hình thức này có thể giúp giảm lượng tiền cần để khởi sự hoặc mở rộng DN. Việc thuê máy móc, thiết bị không cần nhiều thủ tục giấy tờ phiền hà, yêu cầu về tín dụng cũng dễ chịu hơn. Với DN đang ở giai đoạn khởi đầu, việc thuê tài chính sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc vay NH.
Đối với một số trường hợp, khi thành lập DN, hầu hết những tài sản có giá trị nhất của họ (nhà, đất…) đã được thế chấp tại NH để tìm kiếm nguồn vốn xoay sở cho hoạt động kinh doanh. Do vậy một khi công ty đã đi vào hoạt động chắc chắn sẽ cần thêm rất nhiều vốn để mua sắm trang thiết bị, mà việc tiếp cận vốn NH lúc này khá nan giải. Vì vậy, để giải quyết được những khó khăn giải pháp CTTC được hình thành và đáp ứng được nhu cầu của các DN. CTTC là một hình thức cấp vốn với tỷ lệ tài trợ cao, lên đến 90% giá trị tài sản thuê. DN không cần phải bỏ ra nhiều vốn ban đầu mà vẫn có thể đảm bảo việc có tài sản để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi khách hàng là DN có nhu cầu đầu tư máy móc thiết bị, phương tiện có thể tự mình đi tìm và lựa chọn những phương tiện sao cho phù hợp nhất với kế hoạch sản xuất. Đồng thời có thể tìm đến các công ty CTTC để trình phương án đầu tư tìm kiếm tài trợ. Tuy nhiên, để được CTTC cho thuê, báo cáo tài chính của DN thuê phải chứng minh được công ty đang hoạt động có lãi, vì không yêu cầu tài sản đảm bảo nên chỉ dựa vào tình hình hoạt động thực tế của chính DN mà công ty CTTC ra quyết định cấp tín dụng. |