Rào cản với NĐTNN
Theo kế hoạch, SCIC sẽ chào bán 254,9 triệu cổ phần VCG (chiếm 57,71% vốn điều lệ), với hình thức bán đấu giá công khai cả lô toàn bộ cổ phần. Phiên đấu giá dự kiến được tổ chức tại HNX ngay trong quý IV-2018. Theo thông báo, đối tượng được tham gia đấu giá gồm: NĐT trong và ngoài nước, các tổ chức tài chính trung gian nhận ủy thác đầu tư.
Trong trường hợp các tổ chức tài chính trung gian nhận ủy thác đầu tư của cả NĐT trong nước và NĐTNN, phải có trách nhiệm tách biệt rõ số lượng NĐT, số cổ phần đăng ký mua của từng NĐT trong nước và NĐTNN, đảm bảo giới hạn về tỷ lệ nắm giữ đối với khối ngoại theo quy định là 49%.
Theo kế hoạch tái cơ cấu doanh nghiệp giai đoạn 2017-2020, VCG sẽ thoái vốn/tái cơ cấu hơn 40 công ty con và công ty liên kết. Sau tái cơ cấu, VCG sẽ là công ty mẹ chỉ sở hữu 2 công ty con mới thành lập là Vinaconex CM (hoạt động trong lĩnh vực xây dựng) và Vinaconex Invest (quản lý hoạt động đầu tư). |
Có thể nói, đây là số tiền rất lớn và dĩ nhiên số NĐT có khả năng tài chính đủ mạnh để có thể sở hữu toàn bộ số cổ phần được SCIC mang ra chào bán lần này không nhiều. Đặc biệt, trong bối cảnh room cho khối ngoại tại VCG chỉ ở mức 49%, việc chào bán hơn 57% vốn điều lệ chính là rào cản đối với NĐTNN có ý định tiếp cận toàn bộ 254,9 triệu cổ phần.
Trước đó, cuối năm 2017, SCIC cũng đã chào bán 96,24 triệu cổ phần (tương đương 21,79% vốn điều lệ) tại VCG, nhưng chỉ có 3 NĐT đăng ký mua 5,56% lượng cổ phần với mức giá chào bán thành công bằng với mức giá khởi điểm 25.600 đồng/cổ phần. Sau phiên đấu giá gây thất vọng trên, mã CP VCG trên TTCK đã giảm sàn trước áp lực bán tháo từ các NĐT.
Thậm chí, phiên thoái vốn bất thành này còn tác động tiêu cực đến diễn biến ở hàng loạt mã CP thuộc diện thoái vốn nhà nước ở thời điểm đó như: Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SAB), BMP (CTCP Nhựa Bình Minh), BHN (Tổng công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Hà Nội (BHN), NTP (CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền phong), FPT (CTCP Tập đoàn FPT).
Chưa đủ hấp dẫn
Có ý kiến cho rằng, thất bại trong đợt chào bán cuối năm 2017 là do thiếu vắng sự góp mặt của các NĐT tổ chức. Vì vậy, việc SCIC rao bán toàn bộ 57,71% vốn tại VCG sẽ tạo nên sức hấp dẫn cho đợt đấu giá cổ phần sắp tới, bởi tỷ lệ chào bán lớn sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức có thể dễ dàng thâu tóm doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng.
Chưa đủ hấp dẫn
Có ý kiến cho rằng, thất bại trong đợt chào bán cuối năm 2017 là do thiếu vắng sự góp mặt của các NĐT tổ chức. Vì vậy, việc SCIC rao bán toàn bộ 57,71% vốn tại VCG sẽ tạo nên sức hấp dẫn cho đợt đấu giá cổ phần sắp tới, bởi tỷ lệ chào bán lớn sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức có thể dễ dàng thâu tóm doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng.
Lý do có nhận định này xuất phát từ đợt chào bán thành công 53,59% cổ phần của Bộ Công Thương tại SAB trong năm 2017. Cụ thể, ngày 18-12-2017, Bộ Công Thương đã chào bán thành công 344 triệu CP SAB cho NĐT đến từ Thái Lan với giá bình quân 320.000 đồng/CP. Sau thương vụ này, Bộ Công Thương thu về 110.000 tỷ đồng (tương đương 4,8 tỷ USD).
Tuy nhiên, thành công của Sabeco sẽ khó có thể lặp lại với VCG, bởi tình hình nội tại của VCG không được thuận lợi. Theo báo cáo tài chính quý II-2018, doanh thu thuần của VCG tăng 20% (đạt 2.588 tỷ đồng), nhưng lợi nhuận sau thuế giảm mạnh 47% (đạt 114,7 tỷ đồng).
Nguyên nhân chính dẫn tới sự sụt giảm về lợi nhuận là do chi phí giá vốn gia tăng đột biến, nên dù doanh thu tăng nhưng lợi nhuận gộp lại giảm sâu 26% so với cùng kỳ (đạt 261 tỷ đồng).
Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế của VCG đạt 185 tỷ đồng, giảm gần một nửa so với lợi nhuận đạt được cùng kỳ năm 2017 là 363,2 tỷ đồng. Như vậy, VCG mới thực hiện được gần 38% kế hoạch lợi nhuận cả năm 2018. Điều đáng nói là kế hoạch kinh doanh năm 2018 được VCG đặt ra hết sức thận trọng. Tại ĐHCĐ thường niên 2018, HĐQT của VCG có tờ trình về kế hoạch kinh doanh trong năm nay với 4.491,7 tỷ đồng doanh thu (tăng 0,2%), trong khi lợi nhuận sau thuế giảm đến 54% (tương đương 491 tỷ đồng).