Trao đổi với ĐTTC xung quanh vấn đề này, TS. TRẦN DU LỊCH, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Chính phủ, cho biết:
Có tiền muốn giải ngân cũng không dễ
Trong giai đoạn ứng phó đại dịch Covid-19 cũng như giai đoạn bình thường mới hiện nay, và cả giai đoạn tiếp theo khi đại dịch được ngăn chặn hoàn toàn, chủ trương của Chính phủ là sử dụng công cụ đầu tư công, hay rộng hơn là chi tiêu công nhằm kích thích tổng cầu của nền kinh tế là phù hợp.
Tuy nhiên, nợ công và các khoản chi tiêu của Chính phủ có giới hạn, vì nhiều trường hợp đã được Quốc hội quyết định. Thí dụ, dư nợ so với GDP, các danh mục dự án được phân bố, bố trí đầu tư công trung hạn... Vì vậy dùng công cụ ngân sách hay chi tiêu công để kích thích kinh tế cũng có giới hạn và dư địa không phải quá lớn.
Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ, nới lỏng tín dụng, tăng khối lượng tiền vẫn chịu giới hạn là làm sao không gây lạm phát. Chính vì vậy, cho tới nay những gói Chính phủ thực thi mới có gói hỗ trợ an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng. Số tiền này đã đưa ra chi tiêu và cũng chỉ là kích thích nhất thời.
Còn lại phần đầu tư công, muốn đẩy mạnh phải theo lộ trình, thủ tục, dự án và các quy định liên quan đến Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách, Luật Đấu thầu và nhiều luật khác. Do đó, đây là công cụ rất hiệu quả nhưng không phải thực thi dễ dàng như các loại chi tiêu kiểu như đưa ra gói 62.000 tỷ đồng được.
Với tính toán của Chính phủ, năm 2020 có khoảng 700.000 tỷ đồng nằm trong các khoản bố trí, khoản đầu tư cho các dự án cần phải giải ngân. Nhưng chúng ta biết rằng, căn bệnh trầm kha là tiền có nhưng không giải ngân được, hoặc những tháng đầu năm không thể giải ngân, tiền dồn lại đến cuối năm. Tình trạng này diễn ra rất nhiều năm.
Điều này có nguyên nhân rất căn cơ nhưng chưa xử lý hoàn toàn được. Đó là sự trói buộc của các thể chế đầu tư công, năng lực quản lý các dự án đầu tư, đặc biệt trong vấn đề phân cấp phân quyền, kể cả việc kiểm tra giám sát chống tiêu cực trong lĩnh vực này. Dù Chính phủ thúc đẩy và đã có sự tiến bộ nhưng không phải dự án đầu tư công nào cũng trôi chảy, cũng có thể giải ngân được.
Do vậy, chúng ta cũng không thể chấp nhận giải ngân bằng mọi giá, nếu như không bảo đảm về tính pháp lý cũng như chất lượng công trình, những yêu cầu về kỹ thuật… Những điểm nghẽn trong vấn đề hấp thụ vốn đầu tư công này lại chưa thể giải quyết căn cơ, vì còn liên quan đến việc sửa đổi các quy định có liên quan.
Chọn những dự án đã triển khai, hiệu quả
Chọn những dự án đã triển khai, hiệu quả
PHÓNG VIÊN: - Theo ông, lựa chọn dự án như thế nào mới đạt được yêu cầu giải ngân dòng vốn đầu tư công, tạo tác động lan tỏa nhanh nhất đến nền kinh tế, hỗ trợ tăng trưởng năm nay?
TS. TRẦN DU LỊCH: - Giải ngân vốn đầu tư công phải chọn những dự án đã triển khai, vì các dự án này đã đủ thủ tục quy trình cũng như đã được phân bố nguồn vốn, nhất là các dự án nằm trong nguồn vốn trung hạn 2016-2020 Quốc hội đã phân bố hoặc đã đề nghị Thường vụ Quốc hội điều chỉnh.
Tuy nhiên, xét về thực tế từ kinh nghiệm của giai đoạn 2011-2016, việc Quốc hội cho Chính phủ phát hành 370.000 tỷ đồng trái phiếu để thực hiện các công trình như Quốc lộ 1A mở rộng, đường Hồ Chí Minh… đã tác động rất lớn trong giai đoạn này để kích thích kinh tế.
Do đó, những công trình liên quan đến đầu tư công cần làm nhanh các dự án về hạ tầng giao thông, từ đó tác động đến các ngành xây dựng, ngành vật liệu, sử dụng công nhân… làm lan tỏa đồng tiền đầu tư công đó mạnh hơn. Còn các dự án dùng tiền để mua máy móc thiết bị nhập khẩu, không phải là bức xúc này, cần sử dụng cho lan tỏa nền kinh tế.
Đặc biệt, để có tác động lan tỏa và đạt hiệu quả hỗ trợ tăng trưởng, cần ưu tiên các dự án sử dụng nguồn lực trong nước là chính.
- Trong Tờ trình số 282/TTr-CP gửi Quốc hội mới đây, Chính phủ kiến nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án và đề xuất chuyển đổi 3 dự án thành phần (Mai Sơn - Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo- Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây) từ đầu tư theo phương thức PPP tại Nghị quyết 52 sang đầu tư sử dụng 100% vốn đầu tư công để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công. Ý kiến của ông về đề xuất này?
- Tôi ủng hộ đề xuất này. Tính toán trước mắt, nếu dùng phương thức PPP, sức hấp dẫn cũng như hiệu quả không cao. Dùng vốn đầu tư công là phương thức nhanh nhất. Tất cả dự án này nằm trong danh mục đã được Quốc hội phê duyệt về số vốn, hình thức đầu tư. Trước đây, 3 dự án này nằm trong danh mục đầu tư hình thức PPP, muốn thành đầu tư công phải trình lại Quốc hội điều chỉnh.
Chỉ cần Quốc hội quyết định tách ra thành đầu tư công, dự án đó sẽ được thực hiện theo hình thức đầu tư công, thủ tục không có gì thay đổi, cũng không cần đi tìm đối tác đấu thầu làm mất thời gian như quy trình đấu thầu PPP. Theo tôi, khi dùng đầu tư công vào những công trình như vậy, trong tương lai nếu cần thu phí, chúng ta có thể đấu giá lại quyền khai thác cho tư nhân.
Cần một nghị định có liên quan trước khi chờ sửa các luật
Cần một nghị định có liên quan trước khi chờ sửa các luật
- Lĩnh vực đầu tư công vẫn còn nhiều điểm nghẽn, vậy đâu là giải pháp căn cơ để giải quyết những nút thắt này, thưa ông?
Nguồn vốn đầu tư công là một trong những chỗ “béo bở” dễ xuất hiện tiêu cực, trong thời gian vừa qua đã có nhiều vụ án, vụ việc liên quan đến chuyện này nên cần rút kinh nghiệm. |
Đầu tư công liên quan đến hàng chục đạo luật, dưới các đạo luật có nhiều nghị định, dưới nghị định có nhiều thông tư, trong đó có tình trạng quy định này chồng chéo quy định kia. Đó là vấn đề cần phải sửa. Tôi được biết, Chính phủ đang xây dựng chương trình sửa đổi đồng bộ các quy định.
Theo tôi, trước mắt để tháo gỡ vấn đề này không thể chờ sửa đổi tất cả luật có liên quan. Chính phủ nên ban hành một nghị định liên quan đến quy trình tích hợp các quy định, để các dự án đầu tư khi được phân cấp cứ làm đúng quy trình đó. Tức phải có một văn bản tích hợp những văn bản pháp quy có liên quan thành những quy trình, bao gồm các bước và từng bước phải có thời hạn.
Và dĩ nhiên, đầu tư công cũng phải đấu thầu, đấu giá và những vấn đề khác có liên quan. Đây là vấn đề rất dễ xảy ra tiêu cực nên phải chú ý. Nguồn vốn đầu tư công là một trong những chỗ “béo bở” dễ xuất hiện tiêu cực, trong thời gian vừa qua đã có nhiều vụ án, vụ việc liên quan đến chuyện này nên cần rút kinh nghiệm.
Bên cạnh đó, Chính phủ nên mạnh dạn phân cấp phân quyền. Theo đó, những dự án của địa phương đã có quy trình rồi làm đúng như vậy và địa phương chịu trách nhiệm, tức địa chỉ rõ ràng sẽ xử lý được nếu phát sinh vấn đề. Kể cả lĩnh vực giao thông cũng nên phân quyền bớt một số dự án.
Thí dụ dự án đi qua 3 tỉnh có thể giao 1 tỉnh chịu trách nhiệm phối hợp với các tỉnh còn lại, không nhất thiết bộ phải làm. Phân quyền mạnh cho cơ sở cho địa phương, còn Trung ương tập trung kiểm tra giám sát sẽ tốt hơn tự làm. Đó cũng là cách để các dự án có thể làm nhanh được.
- Xin cảm ơn ông.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc:
Sẽ cắt giảm, điều chuyển vốn nếu giải ngân đạt dưới 60%
Kết quả giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm 2020 cao hơn cùng kỳ năm 2019, nhưng vẫn còn rất thấp so với yêu cầu (đạt khoảng 19% so với kế hoạch giao), làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế, việc làm, thu nhập của người lao động, tác động đến môi trường đầu tư kinh doanh và việc huy động các nguồn vốn đầu tư xã hội.
Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020, góp phần quan trọng vào việc phục hồi và phát triển nền kinh tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Thủ tướng Chính phủ đề nghị các Bí thư tỉnh ủy, Thành ủy và yêu cầu các Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Xác định việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm năm 2020.
Thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, tháo gỡ kịp thời các rào cản, khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu đạt mục tiêu giải ngân hết số vốn đầu tư công được giao kế hoạch năm 2020 (kể cả vốn các năm trước được chuyển nguồn sang).
Thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, tháo gỡ kịp thời các rào cản, khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu đạt mục tiêu giải ngân hết số vốn đầu tư công được giao kế hoạch năm 2020 (kể cả vốn các năm trước được chuyển nguồn sang).
Lập kế hoạch giải ngân cụ thể, chi tiết cho từng dự án, nhất là các dự án lớn, trọng điểm, có tác động lan tỏa trong phạm vi địa phương, liên vùng và quốc gia.
Có chế tài xử lý nghiêm khắc các chủ đầu tư, chủ dự án, tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao, thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, xử lý các dự án chậm tiến độ. Thay thế kịp thời những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, suy thoái về đạo đức công vụ, gây nhũng nhiễu, tiêu cực trong quản lý, giải ngân vốn đầu tư công.
Có chế tài xử lý nghiêm khắc các chủ đầu tư, chủ dự án, tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao, thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, xử lý các dự án chậm tiến độ. Thay thế kịp thời những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, suy thoái về đạo đức công vụ, gây nhũng nhiễu, tiêu cực trong quản lý, giải ngân vốn đầu tư công.
Kết quả giải ngân dự án đầu tư công là một trong những căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ năm 2020 của tổ chức, cá nhân được phân công theo dõi. Đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ khi để xảy ra chậm trễ, không đạt mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 ở địa phương mình.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định cắt giảm, điều chuyển kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2020 của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đến ngày 30-9-2020 có tỷ lệ giải ngân dưới 60% kế hoạch vốn năm 2020, để điều chỉnh cho các dự án quan trọng, cấp bách cần đẩy nhanh tiến độ, có khả năng giải ngân nhanh, kể cả việc điều chuyển vốn cho các bộ, cơ quan, địa phương khác.