Thủy tinh & Kim cương

Đến thăm cơ sở từ thiện hỗ trợ điều trị bệnh xương thủy tinh cho bệnh nhi gia đình nghèo, ai cũng xúc động khi tận mắt thấy các cháu từ 1 đến 15 tuổi dễ thương và thông minh nhưng bất hạnh vì mắc căn bệnh quái ác, xương bị gãy từng khúc, lặt lìa. Với tấm lòng nhân hậu, anh Tôn Thất Hưng, Giám  đốc Công ty Cá sấu Hoa cà, đã sáng lập cơ sở từ thiện này để chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị bệnh, miễn phí toàn bộ.

Đến thăm cơ sở từ thiện hỗ trợ điều trị bệnh xương thủy tinh cho bệnh nhi gia đình nghèo, ai cũng xúc động khi tận mắt thấy các cháu từ 1 đến 15 tuổi dễ thương và thông minh nhưng bất hạnh vì mắc căn bệnh quái ác, xương bị gãy từng khúc, lặt lìa. Với tấm lòng nhân hậu, anh Tôn Thất Hưng, Giám  đốc Công ty Cá sấu Hoa cà, đã sáng lập cơ sở từ thiện này để chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị bệnh, miễn phí toàn bộ.

Giữ giống cá sấu Hoa cà

Anh Tôn Thất Hưng bên cháu bé bệnh xương thủy tinh đang được Công ty Cá sấu Hoa cà chăm sóc. Ảnh: THU HỒNG 

 Anh Tôn Thất Hưng bên cháu bé bệnh xương thủy tinh đang được Công ty Cá sấu Hoa cà
chăm sóc. Ảnh: THU HỒNG

Kinh phí cho cơ sở từ thiện này hoạt động được anh Tôn Thất Hưng san sẻ từ lợi nhuận kinh doanh xuất khẩu da thô và các sản phẩm cao cấp, chế biến từ da cá sấu Hoa cà.

Từ một nhân viên bình thường nhưng với nghị lực và bản lĩnh anh Hưng đã vươn lên trở thành một doanh nhân thành đạt, tổ chức hoạt động kinh tế có hiệu quả và biết sống có trách nhiệm với cộng đồng.

Năm 1997 anh Hưng tốt nghiệp trung cấp chăn nuôi và được phân công về Thảo Cầm Viên TPHCM, phụ trách chăm sóc voi. Lúc bấy giờ do Thảo Cầm Viên quản lý lỏng lẻo nên toàn bộ cá sấu Hoa cà nuôi, bảo tồn tại đây chết hết. Cá sấu Hoa cà là loài bò sát quý hiếm, con đực trưởng thành dài 6-7m với trọng lượng trung bình 1.000-1.200kg; con cái nhỏ hơn, không dài quá 3m.

Cá sấu Hoa cà phân bố ở ven biển phía Bắc Australia, Sri Lanka, Đông Ấn Độ, vùng đầm lầy dọc theo cửa sông ở Việt Nam và một số nước Đông Nam Á, nhưng ngày càng hiếm trong thiên nhiên. Anh Hưng tiếc nuối khi nghĩ lẽ nào lại để mất giống cá sấu Hoa cà Việt Nam. Do vậy anh đã chịu khó vào kho, mở từng chiếc hộp với hy vọng may ra còn sót lại trứng cá sấu Hoa cà để lẫn lộn vào các trứng khác.

Suốt một tuần kiên trì tìm kiếm, mồ hôi nhễ nhại, bụi bám đầy người, cuối cùng anh cũng tìm thấy trong kho còn sót lại 2 trứng cá sấu Hoa cà. Anh liền đem 2 trứng ấp điện và sau đó nở ra 2 cá sấu con. Cứ thế, anh lại tiếp tục bền bỉ nhân giống, nhờ vậy đến nay giống cá sấu Hoa cà Việt Nam đã được bảo tồn, phát triển mạnh.

Đến khi nghỉ làm tại Thảo Cầm Viên, anh Hưng được bạn bè giúp vốn thành lập Công ty Cá sấu Hoa cà. Anh đi khắp các huyện ngoại thành TPHCM tìm nơi có đất đầm lầy để đầu tư nuôi cá sấu. Anh Hưng được anh Nguyễn Ngọc Thành, Phó Chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) Xuân Lộc (phường Thạnh Lộc, quận 12) nhiệt tình ủng hộ.

Công ty Cá sấu Hoa cà có con giống và kỹ thuật nuôi, còn HTXNN Xuân Lộc có nhân công nông nhàn, vốn, đất đầm lầy, khu vực sinh thái thích hợp cho cá sấu sinh sống. Năm 2003 Công ty Cá sấu Hoa cà đã liên doanh, liên kết với HTXNN Xuân Lộc thành lập Làng nghề cá sấu Sài Gòn tại phường Thạnh Lộc.

Công ty Cá sấu Hoa cà giao cá sấu và thức ăn cho các hộ nuôi. Khi cá sấu lớn, công ty nhận lại cá và trả tiền công nuôi cho các hộ nuôi từ 50-100 triệu đồng tùy theo số lượng nuôi.

Ngành kinh tế giá trị cao

Làng nghề cá sấu Sài Gòn đã giúp tạo việc làm cho nhiều nhân công nông nhàn của phường Thạnh Lộc và quận 12. Anh Hưng quan tâm tuyển dụng những người nghèo, không nơi nương tựa, tạo điều kiện cho họ vượt khó, ổn định đời sống.

Trong thời gian học việc, mỗi sáng người học việc được dạy nghề, hướng dẫn may các sản phẩm từ da cá sấu để xuất khẩu. Buổi chiều họ được học văn hóa, Anh văn và tin học. Chi phí học đều do công ty đài thọ.

Các cháu bệnh xương thủy tinh tập chơi bóng. 

Các cháu bệnh xương thủy tinh tập chơi bóng. 

Toàn bộ nguyên liệu thịt, da, xương cá sấu đều được anh Hưng nghiên cứu tận dụng để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thịt cá sấu dùng chế biến các món ăn đặc sản. Da cá sấu được thuộc, làm ra những sản phẩm cao cấp như: dây nịt, cặp da, túi xách…

Viện Nghiên cứu khoa học Trung ương, Viện Y dược học dân tộc TPHCM và Trường Đại học Nông Lâm đã về Làng nghề cá sấu Sài Gòn trao đổi, hợp tác nghiên cứu khoa học và sản xuất sản phẩm từ nguyên liệu cá sấu.

Anh Hưng dành nhiều thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thị trường trong nước và các nước Hoa Kỳ, Nga, Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản… để xuất khẩu da thô cá sấu Hoa cà và các sản phẩm da cao cấp từ cá sấu. 

Sau vài năm đầu hoạt động và phát triển thuận lợi, đến năm 2008-2009 khủng khoảng kinh tế toàn cầu, sức mua hàng tiêu dùng cao cấp giảm mạnh, Công ty Cá sấu Hoa cà mất thị trường tiêu thụ. Tình thế rất gian nan: sản phẩm tồn kho, nhiều thợ có tay nghề định nghỉ việc, công ty nợ ngân hàng 6 tỷ đồng chưa trả được. Khó khăn dồn dập, thử thách nặng nề, nhưng anh Hưng không nản lòng.

Để nhân viên và thợ ổn định cuộc sống, an tâm làm việc, anh Hưng bán nhà của cha mẹ để lại, lấy tiền trả lương, tăng lương, đồng thời trả thêm phụ cấp đắt đỏ và cả tiền thuê nhà ở cho nhân viên. Bình quân lương thợ từ 3,8-6 triệu đồng/tháng. Thợ mới vào học nghề được hưởng lương 2,3 triệu đồng/tháng; 6 tháng sau thành thợ được hưởng lương từ 3-4 triệu đồng/tháng.

Cùng với việc lo đời sống người lao động, anh Hưng tập trung nghiên cứu giảm giá thành và cải tiến mẫu mới, đẹp, hấp dẫn khách hàng. Nhờ vậy, dần dần công ty khôi phục thị trường Nhật Bản, Italia, Trung Quốc. Mỗi năm Công ty Cá sấu Hoa Cà đều đặn xuất khẩu 1.500 tấm da cá sấu thô sang Nhật Bản, thu được 1 triệu USD.

Ngoài ra, các sản phẩm da cao cấp chế biến từ da cá sấu cũng thu được 1 triệu USD. Công ty thực sự vượt qua khủng hoảng, có lợi nhuận trả hết nợ ngân hàng và đầu tư tái sản xuất mở rộng.

Chương trình Kim cương tươi đẹp

Một buổi trưa tháng 5-2010, Giám đốc Tôn Thất Hưng xem báo và rất đỗi xúc động trước câu chuyện một em bé lên 3 tuổi mắc bệnh xương thủy tinh không thể đi đứng và cầm ly chén được, lại bị té, gãy từng đoạn xương.

Xót lòng khi biết nỗi bất hạnh của cháu bé, anh Hưng ray rứt và nghĩ: “Mình sẽ làm gì để có thể giúp được cho các bé thơ ngặt nghèo thoát khỏi nỗi bất hạnh". Anh hoàn toàn không hiểu gì về căn bệnh này, nhưng quyết tâm sẽ lo được cho các cháu. Anh đã nhờ các bác sĩ giúp mình thực hiện được điều tâm nguyện này.

Thủy tinh & Kim cương ảnh 3Tôi tâm niệm hết lòng chăm lo là cách thiết thực giúp cho các bệnh nhi con của các gia đình nghèo mắc bệnh xương thủy tinh. Tháng đầu, khi quyết toán, thấy chi phí hoạt động cơ sở từ thiện hỗ trợ điều trị bệnh xương thủy tinh đến gần 1 tỷ đồng, tôi cũng lo, nhỡ khi việc kinh doanh gặp lúc khó khăn sẽ không đủ sức trang trải lâu dài. May mắn là sau đó công ty liên tục ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu sang các nước. Thấy sức khỏe các cháu tốt hơn sau thời gian được chăm sóc điều trị, tôi thực sự hạnh phúc vì việc làm của mình có ý nghĩa.
Thủy tinh & Kim cương ảnh 4

Ông TÔN THẤT HƯNG,
Giám  đốc Công ty Cá sấu Hoa cà

Thế là dù trời đang mưa to, sấm sét ầm ầm, anh Hưng đi tìm gặp bác sĩ Trần Hữu Vinh, Trưởng Phòng Quản lý y dược học cổ truyền Sở Y tế TPHCM và Giáo sư - Tiến sĩ Ngô Quang Long, nguyên Trưởng Khoa xương khớp bệnh viện Chợ Rẫy, để tìm hiểu cặn kẽ về bệnh xương thủy tinh (Osteogenesisimperfecta-OI).

Sau khi được các chuyên gia ân cần cung cấp thông tin về căn bệnh xương thủy tinh và tư vấn về giải pháp hỗ trợ thiết thực nhất, anh Hưng càng quyết tâm thực hiện việc chăm sóc nuôi dưỡng, điều trị bệnh xương thủy tinh cho bệnh nhi gia đình nghèo.

Sau các bước bàn thảo, chuẩn bị, ngày 29-1-2011, Công ty Cá sấu Hoa cà đã ký hợp đồng hợp tác với Viện Y dược học dân tộc TPHCM về việc hỗ trợ nghiên cứu nâng cao chất lượng sống cho trẻ em bị chứng xương bất toàn nhằm giúp các em có thể hội nhập cuộc sống đời thường; tổ chức và tham dự các hội nghị về các bệnh lý cơ xương khớp nhằm báo cáo kết quả nghiên cứu đã đạt được.

Công ty Cá sấu Hoa cà chịu trách nhiệm nuôi dưỡng bệnh nhi, lo phần tập luyện thể lực và tâm lý theo hướng dẫn của bác sĩ và tài trợ kinh phí cho các bệnh viện Minh Anh, Chấn thương chỉnh hình TPHCM và Viện Y dược học dân tộc TPHCM để khám bệnh, phẫu thuật và chỉnh hình cho các bệnh nhi.

Giám đốc Tôn Thất Hưng ưu ái và đặt nhiều kỳ vọng khi chọn tên cho chương trình điều trị bệnh xương thủy tinh do mình khởi xướng là “Chương trình Kim cương tươi đẹp”.

Công ty Cá sấu Hoa cà thuê một khu nhà có bể bơi, đầu tư san lấp mặt bằng và cải tạo thành một khu nhà khang trang, mát mẻ, có phòng ăn, phòng ngủ, phòng tập vật lý trị liệu. Anh Hưng đích thân xuống Bến Tre đón bệnh nhi đầu tiên là cháu Lê Thị Xuân Quyên, tiếp đến là 4 cháu ở TPHCM, dần dần nhiều người ở các tỉnh biết cơ sở này đã đưa con vào chữa bệnh.

Tổng cộng cơ sở tiếp nhận 30 cháu. Mọi trường hợp đều được nuôi dưỡng và điều trị miễn phí. Anh Hưng chấp nhận chi phí tốn kém để duy trì hoạt động cơ sở từ thiện này, tiền thuốc mỗi ngày 4 triệu đồng, chi phí cho một ca phẫu thuật từ 10-12 triệu đồng, tổng chi trả lương cho nhân viên phục vụ 60 triệu đồng/tháng. Để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, gạo và thức ăn cho các cháu đều được mua ở siêu thị.

Niềm vui đã đến với anh Hưng khi thấy việc làm của mình thực sự mang lại hiệu quả. Cháu Trần Thị Xuân Quyên sau 4 tuần điều trị đã liền xương. Các cháu Nguyễn Thị Kiến Giang ở Huế, Phạm Võ Phú Nguyên ở Nghệ An, Nguyễn Tiến Huy ở Hà Nội, Nguyễn Văn Hiếu ở Hà Tây trước đây phải nằm một chỗ, nay đã đi lại được.

Cháu Nguyễn Văn Trung mổ chỉnh hình tại bệnh viện Minh Anh và cháu Mỹ Uyên mổ chỉnh hình tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình TPHCM đã thành công.

Các tin khác