Tín dụng giảm chưa đáng lo

Trước tình hình tăng trưởng tín dụng âm trong tháng 1 cộng với các chính sách tín dụng có phần khắt khe của nhiều NH, nhiều ý kiến lo ngại mục tiêu tăng trưởng 12-14% trong năm nay sẽ khó đạt được. Theo đó vốn cung ứng cho doanh nghiệp (DN) cũng sẽ hạn chế.

Trước tình hình tăng trưởng tín dụng âm trong tháng 1 cộng với các chính sách tín dụng có phần khắt khe của nhiều NH, nhiều ý kiến lo ngại mục tiêu tăng trưởng 12-14% trong năm nay sẽ khó đạt được. Theo đó vốn cung ứng cho doanh nghiệp (DN) cũng sẽ hạn chế.

Theo thống kê của NHNN, tính đến 20-1-2014, cả huy động vốn và tín dụng đều giảm so với cùng kỳ năm 2013. Cụ thể, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng (TCTD) trên cả nước ước giảm 0,98% (cùng kỳ năm 2013 giảm 0,53%), tín dụng ra nền kinh tế ước giảm 1,21% (cùng kỳ năm 2013 giảm 1,06%).

Tại địa bàn TPHCM, tính đến hết tháng 1, nguồn vốn huy động giảm 2,73%, trong đó huy động VNĐ giảm 1,62% và huy động ngoại tệ giảm 6,31%; tín dụng ra nền kinh tế giảm 0,41%, trong đó cho vay VNĐ giảm 0,8% nhưng cho vay ngoại tệ tăng 1,65%.

Một điều rất dễ nhận thấy từ quý IV-2013 đến nay, các NH đã thực hiện rất nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mại, thậm chí áp dụng lãi suất cộng thêm cho các khách hàng có lượng tiền gửi lớn để thu hút tiền gửi. Mặt bằng lãi suất huy động của các TCTD ở mức khoảng 1-1,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn, 5-7%/năm đối với kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng và 7,5-8,5%/năm đối với kỳ hạn trên 12 tháng.

Các NH thận trọng là vì lo ngại tiếp tục vướng vào nợ xấu. Tuy nhiên, vẫn còn một chặng đường dài nữa mới kết thúc năm 2014, nên việc có đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14% trong năm nay hay không phụ thuộc vào khả năng hấp thụ vốn của DN. Nếu các DN lớn, kinh doanh tốt lên có kế hoạch tái đầu tư trong năm nay tín dụng sẽ tăng lên. Hơn nữa trong năm 2013, các NHTM trên địa bàn TPHCM đã giải ngân cho các DN thuộc 5 lĩnh vực ưu tiên trên 127.000 tỷ đồng. Nếu tín dụng dành cho các lĩnh vực ưu tiên tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng sẽ khởi sắc và các DN có cơ hội phát triển.

TS. Trần Du Lịch

Thời gian qua, nhiều NH đã hướng khách hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn dài để được hưởng lãi suất cao hơn. Song với những tín hiệu và dự báo cho thấy chứng khoán đang khởi sắc, vàng cũng có dấu hiệu phục hồi, nên đa số khách hàng chọn gửi tiền kỳ hạn ngắn để chờ cơ hội đầu tư. Hiện cũng đã xuất hiện xu hướng chuyển một phần vốn NH vào những kênh đầu tư có khả năng sinh lời cao hơn.

Tuy nhiên, huy động vốn sụt giảm không ảnh hưởng lớn đến thanh khoản của NH, bởi thời gian qua thị trường trong nước còn khó khăn nên DN cũng thu hẹp đầu tư, sản xuất kinh doanh; việc chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết cũng đã được DN thực hiện trước đó mấy tháng, những DN thu hồi được vốn cũng đã tranh thủ thanh toán các khoản nợ cho NH, nên dù tháng đầu năm 2014 là thời điểm cận Tết nhưng nhu cầu vay vốn không cao.

Hơn nữa, phía NH cũng đang thận trọng trong việc chọn lọc khách hàng tốt, có phương án kinh doanh khả thi để cho vay.

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TPHCM, cho biết năm nay sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chương trình hỗ trợ nguồn vốn cho DN để thúc đẩy sản xuất kinh doanh thông qua chương trình kết nối NH - DN. Năm 2014, chương trình tháo gỡ khó khăn cho DN sẽ hướng đến chiều sâu, tập trung nguồn vốn trung và dài hạn với tổng vốn thực hiện từ 25.000-30.000 tỷ đồng, gấp đôi so với năm 2013.

Nguồn vốn sẽ được tập trung cho các DN có nhu cầu đổi mới công nghệ, phát triển công nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Vì vậy, nếu DN phát triển đúng định hướng của nền kinh tế, có phương án kinh doanh phù hợp sẽ có đủ vốn phát triển trong năm 2014.

Các tin khác