Thỏa thuận thương mại gồm 15 thành viên đã được ký kết vào giữa tháng 11, và Trung Quốc đang đẩy nhanh các bước chuẩn bị kỹ thuật để thực hiện hiệp ước và đảm bảo các quy trình về cắt giảm thuế quan và chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa thương mại “khá suôn sẻ”.
“Thỏa thuận có hiệu lực càng sớm thì người dân của các nước thành viên càng sớm được hưởng lợi” - Bộ trưởng Thương mại Vương Văn Đào cho biết hôm 8-3 sau khi thỏa thuận được thông qua trong Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (NPC) ở Bắc Kinh.
RCEP là hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới và bao gồm 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean), cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand.
Hiệp ước thương mại sẽ cho phép Trung Quốc tăng cường phạm vi ảnh hưởng của mình ở Đông Nam Á, với khu vực ngày càng trở nên quan trọng trong thương mại toàn cầu trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đang diễn ra.
Thỏa thuận RCEP sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ khi sáu quốc gia thành viên ASEAN và ba quốc gia thành viên ngoài ASEAN phê chuẩn thỏa thuận.
He Ping, giáo sư chính trị quốc tế tại Đại học Phúc Đán, cho biết việc chính phủ Trung Quốc tăng tốc phê chuẩn là một động thái nhằm thúc đẩy các nước khác đẩy nhanh các thủ tục của họ.
Quá trình phê chuẩn của Úc dự kiến sẽ đặc biệt khó khăn vì Canberra vẫn còn vướng vào tranh chấp thương mại kéo dài với Trung Quốc, trong khi các quan chức Singapore cho biết vào tháng 11 rằng thỏa thuận sẽ được phê chuẩn “rất sớm, trong vài tháng tới”.
RCEP ít cởi mở và toàn diện hơn so với Hiệp định Đối tác Tiến bộ và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) gồm 11 thành viên, có sự tham gia của một số quốc gia giống nhau.
Trung Quốc đã quan tâm trở lại đối với hiệp ước - bao gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam - sau khi ký thỏa thuận RCEP vào tháng 11.
Ban đầu được gọi là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, nó đã được đàm phán dưới thời chính quyền Obama và là đối tượng của cuộc tranh luận gay gắt trong nước trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, trước khi ông Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận vào 1-2017.
Sau đó, nó đã được chỉnh sửa và ký bởi 11 thành viên, có hiệu lực vào cuối năm 2018.