Tuy nhiên, do những áp lực đối với tỷ giá USD/VNĐ xuất hiện ngày càng nhiều, đã làm gia tăng lo ngại về sức ép đối với cơ quan quản lý trong những tháng cuối năm.
Giá USD nhảy múa
Sáng 6-7, NHNN niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 22.638 đồng, không đổi so với phiên trước đó. Với biên độ ±3%, tỷ giá trần các NH được áp dụng 23.317 đồng/USD, tỷ giá sàn 21.959 đồng/USD. Sở Giao dịch NHNN cũng duy trì giá mua vào ở mức 22.700 đồng/USD và bán ra 23.050 đồng/USD. Tuy nhiên, thay vì giữ ổn định hoặc giảm như mấy ngày trước, một số NH đã điều chỉnh tăng giá USD từ 10-20 đồng.
Cụ thể Vietcombank tăng 10 đồng lên 23.005-23.075 đồng/USD; VietinBank điều chỉnh tăng 8 đồng lên 22.998-23.078 đồng/USD; BIDV tăng 5 đồng, niêm yết ở mức 23.005-23.075 đồng/USD. Tại các NHTMCP, DongABank niêm yết tỷ giá ở 23.010-23.080 đồng/USD, tăng 10 đồng ở 2 chiều mua bán. Đáng chú ý, Techcombank và Eximbank điều chỉnh tăng đến 20 đồng, cùng tăng lên mức 22.980-23.090 đồng/USD.
Trong ngày cuối tuần (7-7), các NHTM có vốn nhà nước điều chỉnh nhẹ tỷ giá từ 4-5 đồng, trong khi giá mua bán USD tại các NHTMCP vẫn đứng yên. Đáng chú ý, tỷ giá tại các NHTM vẫn giữ ở mức cao, dù theo NHNN chi nhánh TPHCM, tính đến hết ngày 4-7, các NH trên địa bàn đã mua vào USD tăng 18% so với những ngày tỷ giá VNĐ/USD tăng nóng.
Trong khi đó, trên thị trường tự do, giá USD vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Ngày 4-7, USD được mua vào ở mức 23.080 đồng/USD trong khi bán ra 23.110 đồng/USD, nhưng đến ngày 6-7 được giao dịch với mức giá 23.130-23.170 đồng/USD.
Theo một chuyên gia kinh tế, dù NHNN can thiệp giúp chặn đà tăng mạnh của tỷ giá, nhưng sức nóng của tỷ giá vẫn chưa dừng lại. Một trong những yếu tố khiến tỷ giá tăng mạnh trong nửa cuối tháng 6 do lãi suất USD trên thị trường liên NH tăng theo xu hướng tăng của lãi suất thế giới, trong khi lãi suất liên NH của VNĐ vẫn ở mức thấp, khiến điểm chênh lệch lãi suất VNĐ-USD tăng mức âm.
Đồng thời, một số yếu tố trong và ngoài nước tác động tới tâm lý thị trường, như thị trường chứng khoán trong nước giảm điểm mạnh, USD tăng giá trên thị trường thế giới. Đây vẫn là những thách thức đối với tỷ giá trong những tháng tới.
Thêm vào đó đang có những áp lực mới đang hiện hữu. Cụ thể, bên cạnh lộ trình và tác động của việc tăng lãi suất đồng USD của Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ, các nhà đầu tư toàn cầu đang xem USD là hầm trú ẩn trước chiến tranh thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ và Trung Quốc, vì đồng USD chống chịu được sự hỗn loạn thương mại tốt hơn vàng.
Như vậy, khả năng đồng USD tăng giá trong thời gian tới rất lớn. Trong khi đó, đồng Nhân dân tệ liên tục phá giá, cùng với đó là những động thái của NH Trung ương châu Âu và Nhật Bản cũng là các yếu tố sẽ tác động mạnh đến tỷ giá cuối năm. Trong nước, nhu cầu ngoại tệ nửa cuối năm luôn tăng mạnh, sẽ là những áp lực không nhỏ đối với tỷ giá USD/VNĐ.
Sức ép với nhà điều hành
Liên quan đến vấn đề tỷ giá, Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đưa ra nhận định, tính đến giữa tháng 6-2018, tổng phương tiện thanh toán (M2) và huy động tiền gửi tăng 8% và 7,8%, cao hơn mức 5,7% và 5,9% trong cùng kỳ 2017. Sự tăng trưởng mạnh của M2 nhằm hấp thụ lượng vốn đầu tư gián tiếp lớn đổ vào nền kinh tế trong thời gian qua.
Sức ép với nhà điều hành
Liên quan đến vấn đề tỷ giá, Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đưa ra nhận định, tính đến giữa tháng 6-2018, tổng phương tiện thanh toán (M2) và huy động tiền gửi tăng 8% và 7,8%, cao hơn mức 5,7% và 5,9% trong cùng kỳ 2017. Sự tăng trưởng mạnh của M2 nhằm hấp thụ lượng vốn đầu tư gián tiếp lớn đổ vào nền kinh tế trong thời gian qua.
Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 6,4% so với mức 7,5% cùng kỳ năm trước. Khoảng chênh lệch giữa tăng trưởng M2 và tín dụng cho thấy tình trạng dư thừa thanh khoản, qua đó giữ lãi suất cho vay qua đêm trên thị trường liên NH rất thấp. Sự chênh lệch giữa lãi suất cho vay qua đêm bằng VNĐ và USD trên thị trường liên NH đang tạo sức ép lên tỷ giá USD/VND.
Mức chênh lệch âm giữa 2 lãi suất kể trên đang thúc đẩy các NH nắm giữ ngoại tệ. Điều này có thể tạo ra tình trạng đầu cơ và áp lực lên tỷ giá.
Rõ ràng, hoạt động điều hành chính sách tiền tệ đã cải thiện rất nhiều trong 10 năm qua. Tuy nhiên, vẫn còn đó những bước điều hành giật cục trước sự thay đổi nhanh của thị trường tài chính.
Trong suốt 2 tháng qua, không quá khó để nhận ra việc NHNN đang hút dòng mạnh trên thị trường mở thông qua nghiệp vụ phát hành tín phiếu. Song theo ghi nhận của VDSC, rất nhiều phiên đấu thầu thất bại trong nửa đầu tháng 6, qua đó góp phần giải thích hiện tượng lãi suất tín phiếu được điều chỉnh tăng và sự xuất hiện của các tín phiếu kỳ hạn 91 ngày.
Thống đốc NHNN Nguyễn Minh Hưng công bố dự trữ ngoại hối đạt 63,5 tỷ USD, nhằm trấn an dư luận trước lo ngại về sự mất giá của VNĐ. Tuy nhiên, theo quan điểm của VDSC, VNĐ đang bị định giá cao khoảng 4-6%, và việc đồng Nhân dân tệ liên tục mất giá trong thời gian qua, đang tạo sức ép thực sự lên các nhà điều hành chính sách Việt Nam. |