Công nghệ QFS blockchain cũng chỉ là giả thuyết?
Thuyết âm mưu này được thúc đẩy bởi James O’Keefe, một nhà hoạt động chính trị cánh hữu bảo thủ, người đã tweet về những nhân viên bưu điện ở Michigan và Pennsylvania, nói rằng có những lá phiếu gian lận. Bang Michigan và Pennsylvania đã được xướng tên cho ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden, nhưng O'Keefe tuyên bố rằng bưu điện đã đóng dấu bưu điện gian lận vào các lá phiếu được chọn sau Ngày bầu cử - ngày 3-11. Các video của O'Keefe đã thu hút nhiều người ủng hộ ông Trump, cho rằng việc dẫn đầu của Joe Biden ở 2 bang này là nhờ gian lận.
Nhưng có một thuyết âm mưu lớn hơn, đó là thuyết âm mưu liên quan đến công nghệ blockchain. Thuyết này được khai sinh gần đây, khi chuyên gia tình báo Mỹ Steve Pieczenik nói rằng cuộc bầu cử năm 2020 là một "chiến dịch tinh vi" để bẫy đảng Dân chủ và Chiến dịch Biden về tội gian lận và lừa đảo. Xuất hiện độc quyền trên The War Room thông qua một liên kết video bị cấm, Pieczenik nói rằng toàn bộ hoạt động là để bắt quả tang đảng Dân chủ "đánh cắp cuộc bầu cử".
Cụ thể, Pieczenik tuyên bố rằng các lá phiếu được sử dụng trong cuộc bầu cử đã được in bởi Bộ An ninh Nội địa và mọi lá phiếu hợp pháp đều được đánh dấu bằng mã hóa blockchain QFS. QFS là viết tắt của Hệ thống Tài chính Lượng tử được chính quyền Trump sử dụng để phân biệt giữa các lá phiếu hợp pháp và các lá phiếu "gian lận". Ông Pieczenik nói: “Chúng tôi đã dùng công nghệ hình mờ trong mọi lá phiếu với mã hoá QFS blockchain. Nói một cách khác, chúng tôi biết rõ từng lá phiếu đó ở đâu, đã đi đâu, và ai nắm giữ nó. Chúng tôi sẽ dùng nó theo bất kỳ cách nào mà chúng tôi cần dùng tới, liên quan tới việc kiểm đếm và nhận biết lá phiếu nào là giả, lá phiếu nào là thật… Chúng tôi biết chính xác những gì bị vứt bỏ đi, chúng tôi biết chính xác những gì được đặt ở đâu, chúng tôi biết chính xác ai nắm giữ nó, chúng tôi biết chính xác nó đi về đâu”.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là những tuyên bố này chưa được xác minh bởi bất kỳ nguồn chính thức nào.
Phi lý về mặt pháp lý
Charles Hoskinson, Giám đốc điều hành của IOHK và là người sáng lập blockchain Cardano, gần đây đã giải thích thuyết âm mưu về công nghệ blockchain QFS trong 2 video. Ông cho rằng lý thuyết âm mưu này là phi lý về mặt pháp lý, vì nếu có điều đó, để hợp pháp thì nó phải có sự tham gia của cộng đồng tình báo và FBI. Hoskinson đặt câu hỏi tại sao lực lượng vệ binh quốc gia lại tham gia, vì cơ quan chức năng này thường giải quyết vấn đề an ninh biên giới với các quốc gia khác, hơn là trong phạm vi nước Mỹ.
Người sáng lập Cardano nói thêm rằng, có thể nhiều vấn đề với các lá phiếu hiện tại và nếu mọi người không trung thực, gian lận địa phương có thể xảy ra. Hoskinson giải thích: “Gian lận địa phương có thể hoạt động theo cả hai hướng. Một số người gian lận cho Đảng Cộng hòa, một số người gian lận cho Đảng Dân chủ. Nó có xu hướng cân bằng về mặt thống kê. Nó có xu hướng rất nhỏ”. Hoskinson tin rằng do không muốn chấp nhận kết quả bầu cử như hiện nay, mọi người thà tin vào một lá phiếu được đánh dấu bằng hình mờ blockchain, thay vì chỉ đơn giản là thực tế là ông Biden đã thắng.
Bưu điện Mỹ có bằng sáng chế blockchain
Bưu điện Mỹ có bằng sáng chế blockchain
Nhưng có một thực tế gây sốc: Văn phòng Nhãn hiệu và Bằng sáng chế Mỹ đã tiết lộ đơn đăng ký bằng sáng chế chính thức của Bưu điện Mỹ, được gọi là “Hệ thống bỏ phiếu an toàn”, sử dụng công nghệ blockchain để bảo mật hóa quy trình bỏ phiếu và chuyển các lá phiếu đến nơi hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Ông Trump cũng biết về điều này và từng phàn nàn về bằng sáng chế của Bưu điện Mỹ, rằng với hệ thống bỏ phiếu dựa trên công nghệ blockchain, sẽ không có cách nào để xác nhận và xác minh xem liệu cử tri ghi trên lá phiếu có thực sự là người bỏ phiếu hay không. Ngoài ra, ông nói rằng sau khi lá phiếu được gửi đi, sẽ không có cách nào để biết lá phiếu đó có bị giả mạo hay không.
Mặc dù hệ thống bỏ phiếu blockchain nghe có vẻ khó hiểu, nhưng Bưu điện Mỹ đã được cấp bằng sáng chế cho hệ thống này vì một số lý do: Blockchain có thể cung cấp bảo mật cho danh tính của cử tri, trái ngược với mối lo ngại của ông Trump. Với hầu hết các giao dịch tiền điện tử, khóa riêng tư của người dùng được sử dụng để đảm bảo rằng giao dịch không gian lận và thực sự là do người dùng thực hiện.
Có nên dùng blockchain trong bầu cử?
Công nghệ blockchain có thể đảm bảo hơn nữa việc nhận dạng cử tri và thậm chí theo dõi các lá phiếu gửi qua thư, và có thể được lưu trữ trên mạng của nó. Hơn nữa, blockchain thậm chí có thể loại bỏ nhu cầu bỏ phiếu qua thư để có hiệu quả hơn cho việc kiểm phiếu. Tuy nhiên, công nghệ blockchain có thể vẫn còn khá non trẻ vào thời điểm hiện tại, vì hoạt động bỏ phiếu điện tử qua blockchain của Nga đã bị tấn công, gây trở ngại cho các vấn đề bảo mật trong mạng.
Có nên dùng blockchain trong bầu cử?
Công nghệ blockchain có thể đảm bảo hơn nữa việc nhận dạng cử tri và thậm chí theo dõi các lá phiếu gửi qua thư, và có thể được lưu trữ trên mạng của nó. Hơn nữa, blockchain thậm chí có thể loại bỏ nhu cầu bỏ phiếu qua thư để có hiệu quả hơn cho việc kiểm phiếu. Tuy nhiên, công nghệ blockchain có thể vẫn còn khá non trẻ vào thời điểm hiện tại, vì hoạt động bỏ phiếu điện tử qua blockchain của Nga đã bị tấn công, gây trở ngại cho các vấn đề bảo mật trong mạng.
Cuộc bầu cử Tổng thống 2020 đã có một loạt tranh chấp về kết quả. Mà theo trang Business Blockchain HQ, đều có khả năng được giải quyết bằng công nghệ blockchain, với tính minh bạch vốn có và các chức năng bất biến của công nghệ này. Dù sao, cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 đã thúc đẩy việc giáo dục và áp dụng công nghệ blockchain, có thể hoạt động như một công cụ để loại bỏ sự mất tin tưởng đối với hệ thống bầu cử hiện tại.