Vị tướng anh hùng về xứ Lạng

Mùa đông xứ Lạng năm nào cũng lạnh, thế nhưng tình người luôn ấm áp, mặn nồng. Năm nay, ở vùng đất này có một cây bồ đề ra 7 nhánh do Thượng tướng Anh hùng Nguyễn Huy Hiệu tự tay trồng.

Mùa đông xứ Lạng năm nào cũng lạnh, thế nhưng tình người luôn ấm áp, mặn nồng. Năm nay, ở vùng đất này có một cây bồ đề ra 7 nhánh do Thượng tướng Anh hùng Nguyễn Huy Hiệu tự tay trồng.

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu về thăm cây bồ đề ông trồng năm xưa trong khuôn viên chùa Quang Sơn, cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn. Ảnh: VŨ MẠNH CƯỜNG

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu về thăm cây bồ đề ông trồng năm xưa trong khuôn viên
chùa Quang Sơn, cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn. Ảnh: VŨ MẠNH CƯỜNG
 

Cuối năm 2010 Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu đã cùng các cán bộ lãnh đạo địa phương dừng chân bên cửa khẩu Tân Thanh, biên giới hai nước Việt - Trung. Tại nơi đây, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã quyết định đầu tư xây dựng chùa Quang Sơn nằm trên thung lũng sát bên cạnh cửa khẩu Tân Thanh để các phật tử vùng biên có nơi thắp hương cúng Phật.

Đứng tại nơi đang khởi công xây chùa Quang Sơn, tướng Hiệu nhớ về những năm tháng chiến tranh khốc liệt, ông đã cùng đồng đội dũng cảm chiến đấu, vượt qua bao gian nguy, đau thương mất mát. Đã có rất nhiều chàng trai đang phới phới tuổi thanh xuân ngã xuống cho đất nước.

Lúc bấy giờ tướng Hiệu đã tự tay trồng một cây bồ đề trong khuôn viên chùa Quang Sơn, đây là cây bồ đề ông đã chắt chiu mang về từ đất Phật năm 2007. Tướng Hiệu tâm sự, sở dĩ ông chọn cây bồ đề để trồng bởi vì ông từng có những kỷ niệm rất sâu sắc, thiêng liêng về loài cây này.

Thượng tướng, Viện sĩ - Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, sinh ra và lớn lên ở miền quê Hải Hậu (Nam Định), sức vóc rắn rỏi, nhanh nhẹn, tính cách đậm chất của người vùng ven biển. Với những cống hiến cho nghệ thuật quân sự và những công trình nghiên cứu khoa học có giá trị, ông đã được Viện Hàn lâm Khoa học quân sự Liên bang Nga bầu là Viện sĩ chính thức.

Hơn nữa, cây bồ đề là loại cổ thụ, có thể sống suốt từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, như vẻ đẹp bền bỉ của đất nước, con người Việt Nam. Đây còn là loại cây thiêng liêng, thường được trồng ở những nơi thờ tự, biểu tượng cho trí tuệ và sự giác ngộ của Đức Phật.

Với những ý nghĩa cao đẹp đó, tướng Hiệu cầu mong cho vong linh những người đã ngã xuống trong chiến tranh sẽ được siêu thoát và những người dân nơi vùng biên cương đạt được hạnh phúc trong cuộc sống hiện tại.

Ông cũng hy vọng rằng, cây bồ đề sẽ cao lớn tỏa những tán lá rộng “để các dân tộc, đồng bào cùng ngắm nhìn, sưởi ấm tình đoàn kết, chan chứa yêu thương và cùng chung xây một thế giới hòa bình”.

Năm nay tướng Hiệu lại về thăm Lạng Sơn. Ông đi cùng vợ, cùng nhau nhâm nhi ly rượu Mẫu Sơn trong quang cảnh lãng mạn như tình yêu thuở nào. Trên đường, qua ải Chi Lăng, tướng Hiệu nhắc lại kỷ niệm thời trai trẻ.

Mùa hè năm 1975, trên chuyến tàu tốc hành liên vận từ Liên Xô qua Trung Quốc về Việt Nam, anh lưu học sinh - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Huy Hiệu về nước nghỉ hè, tình cờ gặp cô sinh viên Lại Thị Xuân, người cùng quê Hải Hậu, cũng đang học ở Liên Xô về thăm nhà.

Cuộc gặp ấy là nhân duyên để sau này hai người nên vợ nên chồng. Đến Lạng Sơn lần này, ông không quên trở lại thăm nơi đã trồng cây bồ đề năm trước. Thật kỳ diệu, cây bồ đề đã lớn thật nhanh, đã ra 7 nhánh - con số 7 thường gắn với nhiều sự kiện trong cuộc đời của tướng Hiệu.

Các chiến sĩ biên phòng kể rằng đã phải mất 7 ngày kiếm tìm trên núi Ngũ Hành Sơn mới có được thanh đá nguyên khối và đẹp như vậy. Cũng phải mất 7 ngày mới vận chuyển ra đến cửa khẩu Tân Thanh và đặt vào cạnh cây bồ đề. Đưa người bạn đới đi thăm các danh lam thắng cảnh phố Kỳ Lừa, cầu Kỳ Cùng..., ông như sống lại thời trai trẻ.

Sau 36 năm kể từ chuyến tàu liên vận kỷ niệm ấy, người anh hùng tóc đã pha sương, con cái trưởng thành, đã có cháu nội, cháu ngoại. Nhưng, con đường của ông vẫn đang còn phía trước, tiếp tục thực hiện ước nguyện xây dựng tình đoàn kết, chan chứa yêu thương trong cộng đồng.

Các tin khác